Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

NUÔI RẮN HỔ MANG-RỦI RO VÀ NGUY HIỂM

Phụng Thượng là một xã thuần nông, một trong những vựa lúa của huyện, đất ở đây mầu mỡ, dễ canh tác, lúa tốt, hạt mẩy, năng xuất cao, gạo ngon cơm dẻo. Tuy nhiên, Phụng Thượng có dân số đông, diện tích hẹp, ruộng đất cứ ít dần so với tỷ lệ tăng dân số (người đẻ chứ ruộng đất không đẻ), nên lao động dôi dư nhiều, việc làm thiếu. Người dân Phụng Thượng năng động, sáng tạo, luôn vươn lên chiến thắng đói nghèo và tìm cách làm giầu bằng chính đôi tay, khối óc, sức lực của mình. Họ làm nhiều nghề, đi đến nhiều nơi để buôn bán và tổ chức làm nghề phụ, chăn nuôi các loại động vạt hoang dã từ gấu, nai, kỳ đà, trăn, rắn... Đặc biệt là người dân Phụng Thượng chú trọng chăn nuôi rắn hổ mang xuất khẩu, đây là một nghề nguy hiểm, có thể nói là nghề nuôi rắn "tử thần". Bởi vì, rắn hổ mang có hai loại đó là rắn hổ mang bành (hổ mang phì) và hổ mang chúa. Rắn hổ mang bành có nọc rất độc nhưng không thể độc bằng rắn hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa có nọc cực độc, người hoặc động vật bị loại rắn này coi như lĩnh án tử hình, ít có khả năng cứu chữa được. Khi nọc rắn hổ mang chúa đã vào máu thì đành bó tay, kể cả những ông lang giỏi nhất của nghề chữa rắn cắn đến những bệnh viện hiện đại nhất cũng khó mà chữa khỏi.
          Trò chuyện với anh Đỗ Thế Thọ, tôi được biết thêm: ở xã Phụng Thượng của anh hiện nay có 19 cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã là những người đàn bà goá chồng do chồng của họ bị rắn hổ mang chúa cắn. Mặc dù các đức ông chồng của các cô đều là những người nuôi rắn hổ mang cự phách, nhưng họ đã "tử vì nghệ". Đa số họ chết khi bị chính những con rắn hổ mang chúa của mình cắn với nhiều tình huống bất khả kháng khác nhau. Mà đã bị hổ mang chúa cắn coi như cầm chắc cái chết, mặc dù họ đều có kinh nghiệm nuôi rắn và chữa rắn độc cắn. Họ bị rắn cắn trong quá trình chăm sóc rắn, cho rắn ăn, chỉ một chút lơ là, bất cẩn mà tính mạng của họ bị huỷ hoại. Có người vừa mở nắp hầm nuôi rắn ra, liền bị hổ mang chúa mổ đúng vào môi nên không thể garo được, chất độc ngấm vào máu, người tím tái đến chết. Có người vừa mở tủ quần áo ra liền bị rắn hổ mang chúa nằm trong tủ lúc nào không biết mổ vào mặt thế rồi cũng không thể thoát được lưỡi hái của tử thần. Hầu hết, những người bị rắn hổ mang chúa cắn mặc dù biết chết nhưng đành chịu bó tay, chỉ dặn vội vợ con phải cận trọng hơn trong khi chăm sóc rắn và đến lứa thì bán đi đừng nuôi chúng nữa, kẻo hại đến tính mạng. Họ ra đi để lại những người vợ trẻ, những đứa con thơ và món tiền nợ ngân hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
          Tâm sự với tôi, anh Đỗ Thế Thọ kể tiếp: hiện nay tôi không còn nuôi rắn hổ mang chúa nữa mà chuyển sang làm nghề khác vì nuôi rắn nguy hiểm quá, nguy hiểm không những cho mình mà cho cả vợ con và gia đình nữa. Anh biết không, nghề nuôi rắn hổ mang cũng đầy rủi ro; nguy hiểm thì ai cũng biết nhưng rủi ro thì có ở trong nghề mới rõ. Chỉ cần rắn bị bệnh, bỏ ăn, không lớn được hoặc bị chết thì người nuôi rắn sẽ bị lỗ nặng, tiền vay ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con, có khi dẫn đến phá sản. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là nguy hiểm cận kề. Hồi đó, đàn rắn nhà tôi có một con hổ mang chúa khá to, nặng khoảng trên 7 kg, nhà tôi hôm ấy gặp may nếu không thì chưa biết điều gì đã xảy ra. Buổi tối hôm trước khi cho rắn ăn, tôi đậy nắp hầm không kín, với sức mạnh của con rắn lớn, trưa hôm sau, lúc đói, nó đội nắp hầm chui ra ngoài, bò thẳng đến tấm phản nơi có đứa con trai 3 tuổi của tôi đang nằm ngủ, nó trườn qua người thằng bé, vợ chồng tôi nhìn thấy rợn hết tóc gáy nhưng đành phải đứng bất động nhìn con rắn trườn trên người đứa con yêu thương của mình mà không làm gì được, chỉ cần thằng bé cựa quậy là cháu sẽ bị nó cắn ngay và chúng tôi sẽ mãi mãi mất con. May thay, thằng bé vẫn ngủ ngon lành, không hay biết gì cả, con rắn từ từ trườn vào gầm giường nơi mát mẻ nằm cuộn tròn ở đó. Vợ tôi vội rón rén đến bế con lên tránh xa con rắn đó, tôi bình tĩnh vào gầm giường túm đuôi lần theo lưng rắn, chẹn ngang đầu, bắt nó thả vào hầm nuôi đậy kín lại và cho nó ăn. Thật là hú vía, xong việc chân tay chúng tôi mới run lên bầy bật, may mà có trời phật giúp đỡ chứ không thì hôm đó chúng tôi đã bị mất đứa con trai yêu quý của mình. Sau này lứa rắn đó lớn lên đủ trọng lượng xuất chuồng, gia đình tôi bán đi tất cả và quyết định từ đó không bao giờ nuôi rắn độc trong nhà nữa. Nhưng ở xã Phụng Thượng thì vẫn còn những hầm nuôi rắn độc của nhiều nhà dân, nên ở đây luôn đầy rẵy nguy hiểm cận kề. Tôi chỉ sợ trong làng, trong xã không dừng lại ở con số 19 phụ nữ goá chồng nữa mà còn có thể nhiều người sấu số hơn thì đáng buồn biết bao.
          Tò mò, tôi hỏi anh Đỗ Thế Thọ, nuôi rắn hổ mang chúa cho nó ăn bằng gì, anh Thọ cho biết, nếu như rắn hổ mang bành chuyên ăn chuột, ăn cóc thì rắn hổ mang chúa không ăn chuột, ăn cóc mà thức ăn của chúng chính là đồng loại. Vì nọc của hổ mang chúa là độc nhất nên nó không sợ bất kỳ loài rắn nào, nó ăn thịt tất cả các loài rắn khi bắt gặp kể cả rắn hổ mang bành hoặc rắn cạp nong, cạp nia. Người nuôi rắn thường thu mua các loại rắn khác mang về làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa. Trước khi cho chúng ăn, người nuôi thường làm sạch ruột rắn mồi và nhét vào đó thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc tăng trọng và vitamin để rắn hổ mang chúa không bị mắc bệnh và chóng lớn, nhanh xuất chuồng.
          Trong môi trường ở nước ta, hầu như hổ mang chúa không sinh sản được, nên nguồn rắn giống phải nhập khẩu từ nước ngoài, chính những cánh rừng già ở Campuchia, Lào, Thái Lan là nơi cung cấp rắn hổ mang chúa vào Việt Nam. Đến nước ta có bao nhiêu cá thể rắn hổ mang chúa giống thì phát triển bấy nhiêu rắn trưởng thành chứ không sinh sản thêm được cá thể nào nữa. Chúng được nhập khẩu lậu theo đường tiểu ngạch mỗi cá thể nặng khoảng 0,5 - 0,7 kg, nửa năm sau rắn lớn lên nặng khoảng 7-8kg, cá biệt con to nhất nặng đến 17 kg. Rắn càng to thì nọc càng độc. Loại Hổ mang chúa to nặng này mà cắn thì đến voi, trâu cũng chết, nói chi đến con người. Nhưng  hổ mang chúa có nọc độc nhất khi nó sắp lột xác; con rắn có dáng chậm chạp, hai mắt mờ đục, da xù vẩy, ấy là lúc chuẩn bị lột xác, nọc cực độc, cắn người và động vật chết ngay lập tức.
          Nuôi rắn hổ mang chúa rất nguy hiểm, cái chết luôn rình rập bên cạnh, nhưng vì lợi nhuận kinh tế cao nên nhiều hộ dân ở Phụng Thượng vẫn cứ nuôi. Một kg rắn hổ mang chúa có giá lên đến 2 triệu đồng, trong khi đó một kg rắn hổ mang bành chỉ có giá khoảng 87 nghìn đồng mà thôi. Theo anh Thọ nói: trong một số gia đình nuôi rắn hổ mang chúa đã có những nhà nuôi được những con rắn nặng đến 17, 18 kg tức là đã có số tiền trị giá bằng một chiếc xe máy đắt tiền. Vì vậy, biết nguy hiểm cận kề nhưng nhiều người dân ở đây vẫn cứ tiến hành nuôi rắn hổ mang chúa, thậm chí họ còn chăm sóc loài vật nguy hiểm này cẩn thận hơn những loại vật nuôi khác. Khi rắn hổ mang chúa bị ốm hoặc chúng lười ăn, người nuôi rắn phải nhét mồi vào miệng và ấn vào bụng rắn như ta nhồi bánh đúc cho gà ăn vậy, thật là nguy hiểm. Nhưng vì miếng cơm manh áo và phát triển kinh tế, ở Phụng Thượng những ông chủ nuôi rắn thấy rất bình thường, họ bắt rắn như ta bắt gà vậy, tuy nhiên ở họ chắc là có bí quyết riêng, nếu không họ sẽ bị rắn cắn ngay lập tức.
          Rời làng rắn Phụng Thượng, tôi thấy gai người khi nghĩ lại cái cảm giác của anh Đỗ Thế Thọ chứng kiến con rắn hổ mang chúa nặng gần một yến trườn qua người đứa con trai 3 tuổi thân yêu của mình khi cháu đang nằm ngủ bình yên giữa căn nhà yêu dấu của mình.


Nguyễn Văn Lai

BINH PHÁP VÀ THỰC ĐỊA

Thời Tam quốc, Mã Tốc là tướng nước Thục được học nhiều về binh thư và giỏi về binh pháp. Khi quân Nguỵ do Đô đốc Tư Mã Ý thống lĩnh tấn công vào quân Thục trên đường rút về Hán trung, Thừa tướng nước Thục là Gia cát Lượng chọn tướng cầm quân ra phòng thủ chặn địch ở Nhai Đình, Mã Tốc xin đi. Khổng Minh biết Mã Tốc giỏi về binh pháp nhưng thiếu chín chắn, nên không muốn giao trọng trách đó cho y. Mã tốc cố nài nỉ, Khổng Minh đành chấp nhận nhưng vẫn còn lo lắng, nếu mất Nhai Đình thì quân Thục "sẽ biết về đâu bây giờ". Bởi vậy, Gia cát Lượng cử thêm một Thượng tướng Vương Bình giúp Mã Tốc việc tác chiến phòng thủ và dặn rằng "Hễ hạ trại tìm chỗ hiểm yếu để giặc không đi lọt được, gặp việc gấp phải thương lượng nhau mà làm". Khi đến Nhai Đình bố trí phòng thủ xong phải vẽ địa đồ mang về cho Quân sư xem xét. Mã Tốc lĩnh mệnh cất quân ra đi, đến nơi, tướng Thục thấy địa hình Nhai Đình "có một trái núi bốn mặt liên tiếp với nhau, lại có cây cối, rộng rãi, hiểm trở" liền cho quân sĩ chiếm trái núi ấy (điểm cao) phòng ngự mà không hạ trại nơi có con đường chạy qua. Thượng tướng Vương Bình thấy vậy liền tâu với Mã Tốc rằng ở địa thế thực tại của Nhai Đình cần phải bố trí phòng thủ vị trí thấp án ngữ  con đường huyết mạch để chặn giặc và dễ dàng ra suối lấy nước ăn uống cho quân sĩ, không nên đóng quân trên cao khó chặn giặc "đóng quân ở giữa đường, đắp nên thành luỹ, quân giặc đông cũng không qua được, nếu đóng trên núi quân giặc vây kín thì làm thế nào". Mã tốc không nghe lời Vương Bình "Ta thuộc lầu binh thư, thông hiểu binh pháp, đứng trên cao trông xuống dưới mà đánh, dễ như chẻ tre". Nói rồi cứ thế bố trí quân lính phòng thủ trên núi và vẽ địa đồ gửi về cho Khổng Minh. Nhận được địa đồ do Mã Tốc gửi về, xem xong Gia Cát Lượng giật mình dậm chân xuống đất kêu trời "Mã Tốc không biết gì, làm hại mất quân ta rồi, nếu mất Nhai Đình ta biết về đâu bây giờ". Tư Mã Ý đến Nhai đình biết được Mã Tốc chiếm các điểm cao liền cười mà nói "Nếu quân Thục đóng quân trên núi thì trời cho ta thành công đây" liền sai quân lính chẹn hết các đường xuống suối lấy nước, bao vây quân quân Thục, đốt lửa xung quanh núi. Quân Thục không có nước uống, cạn lương, sức khoẻ và nhuệ khí rệu rạo, Tư Mã Ý chưa kịp đánh, quân Thục đã ra hàng rất nhiều. Mã Tốc chạy toát về ra măt Khổng Minh xin chịu tội chết. Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tốc.
          Thế mới biết trong chiến đấu, người cầm quân phải linh hoạt sáng tạo, không được máy mọc thì mới giành được chiến thắng. Kiến thức học ở trường chỉ là cơ sở để vận dụng vào thực tế chiến trường. "Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn" Binh pháp chỉ ra khi rằng phòng thủ phải chiếm địa hình cao, có lợi, để tạo thế trong chiến đấu, nhưng tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, điều kiện thực tế của từng loại địa hình, của từng trận đánh để người chỉ huy bố trí lực lượng, xây dựng thế trận để vừa có thế giữ vừa có thế đánh và thế thắng. Sự quyết đoán của người cầm quân là hết sức cần thiết nhưng phải dựa trên cơ sở thực tiễn và các điều kiện cho phép, Phải biết tận dụng các vấn đề có lợi phục vụ cho sự quyết đoán của mình. Đồng thời phải tranh thủ trí tuệ và ý kiến của cấp dưới để hoàn chỉnh quyết tâm chiến đấu của mình.


Nguyễn Văn Lai

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM NHÀ THAM M¬ƯU QUÂN SỰ CHIẾN L¬ƯỢC TÀI BA

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), thủa nhỏ theo học ng­ười thầy giáo nổi tiếng là Bảng nhãn L­ương Đắc Bằng quê Thanh Hoá. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên vào thời vua Lê Uy Mục (1505-1509) và Lê T­ương Dực (1510-1516) giữa lúc V­ương triều nhà Lê đang suy yếu, ít lâu sau Mạc Đăng Dung lật đổ triều Lê lập ra nhà Mạc. Đến năm 1530, dư­ới triều Mạc Đăng Doanh Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ trạng nguyên và ra làm quan, ông đ­ược bổ làm Đông các Hiệu th­ư, rồi thăng tới chức Lại bộ Tả Thị lang (thứ trư­ởng), Đông các Đại học sỹ. Bài viết này, tác giả chỉ nêu một góc về  tài quân s­ư - tham mư­u chiến lư­ợc quân sự tài ba của Trạng Trình để bạn đọc tham khảo.
          Nguyễn Bỉnh Khiêm là ng­ười đạo đức tài năng, am hiểu sâu sắc kinh dịch, tinh thông mọi việc, ông là bậc túc nho, kim thông bác cổ, một sỹ phu tài danh lỗi lạc, một nhà giáo dục lớn đã từng đào tạo cho đất nư­ớc nhiều nhân tài (cử nhân, tiến sỹ), một nhà thơ, nhà hiền triết, nhà t­ư t­ưởng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đ­ược phong hàm quan tam phẩm và Trình Quốc công nên gọi là Trạng Trình. Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm là ng­ười Tham mư­u quân sự chiến l­ược lỗi lạc ở tầm Quân sư­, ng­ười có tài tiên tri và dự đoán những biến đổi lớn về xã hội và quân sự, ông nắm vững thời và thế, lý giải sâu sắc đ­ược thời cuộc và đại cục, giúp cho các bậc quân v­ương quyết đoán những vận mệnh sinh tử của đất n­ước và triều đại mình. Năm 1540 Mạc Đăng Doanh mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn và dạy học, nh­ưng các vua Mạc đời sau và Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn đều rất kính phục ông vẫn thư­ờng lui tới hỏi m­ưu kế giữ nư­ớc và trị nư­ớc.
          Tài tham m­ưu quân sự chiến lư­ợc của Nguyễn Bỉnh Khiêm đ­ược biểu hiện rất rõ nét cả trong đời thực và trong giai thoại. Một trong những tham m­ưu quân sự chiến l­ược rất quan trọng của cụ là dâng sớ xin chém đầu 18 kẻ lộng thần để trăm họ đ­ược bình an và củng cố vư­ơng triều nhà Mạc dư­ới thời vua Mạc Phúc Hải nhưng không đ­ược chấp thuận, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Mạc sau này.
          Là ngư­ời không ham chức quyền, luôn có cuộc sống thanh bạch, lấy việc làm thơ, dạy học làm vui và phục vụ cuộc sống. Khi đã về ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là ngư­ời tham m­ưu quân sự số 1 cho triều Mạc. Một tham m­ưu quan trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tham m­ưu chiến lư­ợc quân sự cho triều đại Mạc Mậu Hợp về nơi cố thủ cuối cùng. Cụ đoán xớm muộn thế nào nhà Lê cũng trung hư­ng, nên đã tham mư­u cho vua Mạc khi nào thất thế thì tìm đến vùng rừng núi mà chiếm cứ có thể kéo dài thêm đ­ược một số năm. Cụ nói "Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế" nghĩa là đất Cao Bằng tuy nhỏ hẹp cũng dung thân đ­ược vài đời. Quả nhiên, khi nhà Mạc bị nhà Lê đánh bại, nghe theo mư­u kế của cụ, vua tôi nhà Mạc chạy lên chiếm cứ đất Cao Bằng tiếp tục tồn tại cả thảy gần 70 năm mới bị tiêu diệt hẳn. Đây chính là một trong những tham m­ưu quân sự chiến l­ược đúng đắn dự trên cơ sở của yếu tố địa hình, thế núi non hiểm trở của vùng núi Cao Bằng để cho v­ương triều nhà Mạc cố thủ, quả là một tham m­ưu có căn cứ khoa học quân sự, đạt hiệu quả thiết thực kéo dài sự tồn vong của một v­ương triều đang đến độ suy tàn.
          Tham m­ưu chiến l­ợc quân sự cực kỳ quan trọng và trở thành nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với chúa Nguyễn cũng là tham m­ưu chiến l­ược quân sự sáng suốt, có tầm nhìn rộng lớn và toàn cục của một vị quân s­ư. Trong bối cảnh Nguyễn Hoàng đang bị chèn ép của ngư­ời anh rể "đáng kính" của mình là Trịnh Kiểm, thậm chí Trịnh Kiểm còn muốn tiêu diệt nốt Nguyễn Hoàng sau khi đã giết chết ngư­ời anh của ông là Nguyễn Uông để trừ hậu hoạ về sau. Tr­ước sự nguy ngập đó, Nguyễn Hoàng đã tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm hỏi kế sách. Nguyễn Bỉnh Kiêm đã chỉ vào đàn kiến ở hòn non bộ mỉm c­ười nói: "Hoành sơn nhất đái, khả dỉ duy thân", nghĩa là núi Hoành Sơn một dãy, có thể dung thân. Thấy đây là một tham m­ưu cực kỳ đúng đắn, Nguyễn Hoàng liền nhờ chị gái Ngọc Bảo của mình và cũng là vợ Trịnh Kiểm xin cho đi trấn thủ ở Thuận Hoá phía nam dãy Hoành sơn. Chúa Trịnh cho đây là một vùng đất hoang sơ, hẻo lánh, xa kinh thành, ở đó Nguyễn Hoàng khó có thể làm gì đ­ược mình nên ­ưng thuận cho đi. Được Trịnh Kiểm cho đi chấn thủ Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng nh­ư đại bàng sổ lồng, hổ ra khỏi cũi, liền xuất chinh phía Nam, lấy Hoành sơn làm chỗ dựa tung hoành xây dựng cơ nghiệp mỗi ngày một h­ưng thịnh, tạo ra sự đối đầu giữa 2 thế lực quân sự chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Thế là Trịnh-Nguyễn phân tranh từ đó. Tham m­ưu quân sự chiến l­ược lần này của Nguyễn Binh Khiêm dựa trên trên các căn cứ  của "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Vào Thuận Hóa lần này là thời cơ thuận lợi nhất cho Nguyễn Hoàng, khi mà phên dậu phía Nam của đất n­ước chư­a có ai xứng tầm để chấn giữ, Chúa Trịnh cũng rất cần ng­ười đi chấn giữ phía Nam, Nguyễn Hoàng cũng nhận thấy đây là điều kiện tốt nhất để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Chúa Trịnh đó là yếu tố "Thiên thời". Một dải Hoành Sơn địa hình hiểm trở, thế núi bao quanh tiện cho việc phòng thủ, mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh h­ưởng, nên chấn ải ở đây thật là có lợi cho xây dựng cơ đồ mai sau, đó là "địa lợi". Đ­ược đi chấn ải phia Nam là do chị gái xin giúp, đúng với chí lớn của Nguyễn Hoàng và cũng hợp ý của Trịnh Kiểm vì ở đó đồi núi lẻo lánh, có thể là nơi giam lỏng Nguyễn Hoàng, Nhà chúa không phải lo lắng gì đến mầm bạo loạn nữa, đây chính là điều kiện rất tốt để cho Nguyễn Hoàng phát triển, đó chính là yếu tố "nhân hòa" vậy.
          Có một tham m­ưu quân sự chiến l­ược phải kể đến của Nguyễn Bỉnh Khiêm là vừa giúp chúa Trịnh lại vừa đề cao vua Lê. Lúc này nhà Lê đã trung h­ưng dùng đất Thanh Hoá làm căn cứ để chống nhà Mạc, Chúa Trịnh đến hỏi kế sách "Hư­ng Lê, diệt Mạc", Nguyễn Bỉnh Kiêm không trả lời thẳng mà dùng hình t­ượng chiếc chiếu để trả lời "Tịch quyển tr­ường khu" vua tôi nhà Lê hiểu rằng phải đánh quân Mạc chắc chắn nh­ư cuộn chiếu vậy. Chúa Trịnh nghe Nguyễn Bỉnh Kiêm tham mư­u liền mở cuộc tiến công thần tốc gây cho nhà Mạc bất ngờ phải bỏ kinh thành chạy lên xứ Cao Bằng chấn thủ. Tham m­ưu này Nguyễn Bỉnh Khiêm dựa trên yếu tố "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng". Bởi nhà Mạc vẫn còn rất mạnh, lại có các t­ướng tài nh]­ Mạc Kính Điển thì vua tôi Lê Trịnh phải biết lợi dụng thời cơ đánh chắc thắng.
          Lấy lại đ­ược giang sơn từ tay nhà Mạc, nhà Trịnh nắm giữ hết quyền bính, lòng tham của Chúa bọc lộ rõ ràng, tự mình muốn làm vua, nh­ưng sợ lòng ng­ười không phục, một lần nữa chúa Trịnh lại tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình tham mư­u chiến l­ược cực kỳ sáng suốt, có tình có lý cho nhà Chúa. Cụ nói: "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong" theo cụ nghĩa là nhà Lê còn tồn tại thì nhà Trịnh cũng còn tồn tại, nhà Lê bại thì nhà Trịnh cũng mất. Từ đó, vư­ơng triều "Vua Lê-chúa Trịnh" tồn tại cho đến khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa làm sụp đổ chúa Nguyễn đàng trong và chúa Trịnh đàng ngoài, rồi phá tan quân Thanh làm cho nhà Lê mất  và kết thúc thời kỳ "Vua Lê, chúa Trịnh".
          Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tham mưu quân sự chiến lư­ợc tài danh mất ngày 28 tháng 11 năm 1585 thọ 95 tuổi, sau khi mất ông đ­ược truy phong là Lại bộ Thư­ợng thư­ (bộ tr­ưởng), Thái phó Trình Quốc công. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm lòng dạ khoáng đạt, tư­ chất cao siêu, cuộc sống thanh đạm nh­ưng cực kỳ sâu sắc, tham mư­u của cụ đối với các bậc quân v­ương là vì sự tồn vong, h­ưng thịnh của các triều đại, đó chính là t­ư t­ởng vì dân, vì nư­ớc. Tiếng thơm của cụ vẫn còn l­ưu danh mãi, những dự đoán thiên tài về vận hội đất nư­ớc nằm trong sự vận động của vũ trụ là những hiện thực và bí ẩn mà ng­ười đời sau th­ường gọi là "Sấm khí Trạng Trình" còn l­ưu truyền mãi.

Nguyễn Văn Lai

Thiên chức người phụ nữ Việt Nam

LV) - Thời nào cũng vậy, người phụ nữ Việt Nam luôn hết lòng yêu thương chồng con, sẵn sàng nhận về mình những thiệt thòi, khó khăn vất vả, nhường cho chồng con những miếng ngon và muôn vàn thuận lợi, làm tròn thiên chức của mình.
Miếng nạc thì để phần chồng
Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần con
Chỉ 2 câu ca dao trên đã nói lên phẩm chất và đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam. Thiên chức của người phụ nữ là được làm mẹ, làm vợ và họ đã thực hiện tốt thiên chức cao đẹp đó để cho muôn đời con cháu kế tiếp nhau phát triển, xây dựng non nước này ngàn năm vững bền.
Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam
Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam.
Hy sinh hạnh phúc riêng vì nghiệp lớn
Từ ngàn xưa, thủa hồng hoang mẹ Âu Cơ đã dám rời xa đồng bằng gấm vóc, đồng ruộng phì nhiêu, non sông một dải để dẫn 50 người con xuống biển lập nghiệp, mở mang bờ cõi, giữ vững phên dậu của đất nước. Thủa ấy, biển là hung dữ, là sóng gào với muôn vàn hiểm nguy, trắc trở, thế mà Người - mẹ Âu Cơ đã dám hy sinh cuộc sống hạnh phúc bên chồng Lạc Long Quân đi khai phá giang sơn xây dựng cơ đồ để có một nước Văn Lang-Đại Việt sau này lớn mạnh và vững bền. Về đạo lý, ai cũng hiểu rằng, người phụ nữ rất cần được ở bên chồng con, chăm lo hạnh phúc gia đình, sớm chiều nghe tiếng nói bi bô của con trẻ, được nũng nịu con, được dựa dẫm vào chồng, sát cánh bên chồng lao động sản xuất làm ra của cải nuôi sống gia đình và chăm lo con cái. Thế mà vì sự phát triển mạnh giầu, mở mang bờ cõi của non sông gấm vóc mà Mẹ Âu Cơ phải chia tay đức Lạc Long Quân, mỗi người dẫn theo 50 người con đi về hai phía chân trời, góc bể; kẻ lên rừng, người xuống biển dựng nước và giữ nước.
Đức hy sinh đó của người mẹ Việt Nam còn truyền lại mãi đến muôn đời sau để nước Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử, thời kỳ nào cũng có những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, trung hậu, đảm đang, luôn nhận về mình sự hy sinh thầm lặng, không chối bỏ nhọc nhằn, sẻ chia gian khổ, gánh vác trách nhiệm với chồng con.
Những người con gái mảnh mai yếu đuối đó đã vượt lên chính mình, cùng chí nam nhi làm nên lịch sử, đó là một Nguyên phi Ỷ Lan nhiếp chính giữ vững nghiệp nước của Triều đại nhà Lý; một Huyền Trân công chúa phải chịu hy sinh đời người con gái nơi đất khách quê người vì sự giao hoà lân bang và ấm êm bờ cõi; một công chúa Ngọc Hân vì nghĩa kết duyên cùng người anh hùng áo vải Quang Trung làm nên nghiệp lớn; một đô đốc Bùi Thị Xuân anh dũng kiên cường giúp vua đuổi giặc Thanh xâm lược; một anh hùng Võ Thị Sáu người con gái Nam Bộ mảnh mai trước khi chết vẫn hát vang bài ca cách mạng; một anh hùng Nguyễn Thị Chiên tay không bắt giặc, một nữ tướng Nguyễn Thị Định xứ dừa mạnh mẽ, kiên trung; một Nguyễn Thị Bình vững vàng trên mặt trận ngoại giao và giáo dục nước nhà và rất nhiều những con cháu của bà Trưng, bà Triệu anh hùng thời mở cửa bằng trí tuệ, tài năng và tuổi trẻ của mình góp phần đưa đất nước Việt Nam vươn mình sánh vai cùng năm châu bốn biển. Hiền hòa và dịu êm đức độ và mạnh mẽ đó là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay truyền lại đã được chắt lọc, thấm đẫm sâu sắc vào mỗi người con gái Việt nam. Họ thủy chung với chồng, thương yêu con cháu, khi nước có giặc thì cùng chồng đánh giặc, giặc chạy rồi cùng chồng con dựng xây đất nước, giữ vững nếp nhà, đức độ đó không bao giờ phai nhạt.
Khát vọng vươn lên trong thời đại mới
Thời nào cũng vậy, người phụ nữ luôn gắn bó với quê hương, đất nước. Còn nhớ những năm nào, người phụ nữ gắn liền với hình tượng cánh cò, cánh vạc; gắn liền với bát cơm quê, với tiếng ru ầu ơi, những câu ca, quả cà chát mặn, những ngọn rau muống, rau dền cằn cỗi, những hạt lúa củ khoai, của những đêm trăng sáng trai gái làng ngồi trên triền đê cạnh bờ sông mát lạnh, những khát vọng của cuộc sống và tình yêu.
Ngày nay, đất nước hội nhập và phát triển, phụ nữ Việt Nam cùng đất nước, vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ khoa học công nghệ, cùng góp công xây dựng đất nước mạnh giầu. Những nhà máy công trường, những doanh nghiệp, những công ty, những học viện nhà trường, viện nghiên cứu... ở đâu cũng không thiếu được bàn tay và khối óc người phụ nữ Việt Nam. Họ là nguồn lực trí tuệ dồi dào, là chủ thể của những sáng tạo, chủ nhân của những gia đình và xã hội. Vai trò quan trọng của người phụ nữ Việt nam hiện nay ngày càng được khẳng định. Những người con gái Việt Nam ngày nay trên trận tuyến mới đang chung tay xây dựng đưa đất nước của con rồng, cháu tiên ngày càng phát triển, để Việt Nam ngày càng bay cao. Ở bất kỳ lĩnh vực công tác nào cũng có bàn tay và khối óc của người phụ nữ Việt Nam đóng góp để dệt nên một đất nước gấm hoa như ngày hôm nay. Nhưng dù thành đạt và phát triển đến bao nhiêu, người phụ nữ Việt Nam vẫn dịu dàng, đẹp đẽ thủy chung, vẫn trở về với thiên chức người phụ nữ Việt Nam “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, hoàn thành thiên chức làm vợ làm mẹ. Họ mãi là những bông hoa tỏa ngát hương thơm, dâng mật cho đời.

Nguyễn Văn Lai