Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM NHÀ THAM M¬ƯU QUÂN SỰ CHIẾN L¬ƯỢC TÀI BA

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), thủa nhỏ theo học ng­ười thầy giáo nổi tiếng là Bảng nhãn L­ương Đắc Bằng quê Thanh Hoá. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên vào thời vua Lê Uy Mục (1505-1509) và Lê T­ương Dực (1510-1516) giữa lúc V­ương triều nhà Lê đang suy yếu, ít lâu sau Mạc Đăng Dung lật đổ triều Lê lập ra nhà Mạc. Đến năm 1530, dư­ới triều Mạc Đăng Doanh Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ trạng nguyên và ra làm quan, ông đ­ược bổ làm Đông các Hiệu th­ư, rồi thăng tới chức Lại bộ Tả Thị lang (thứ trư­ởng), Đông các Đại học sỹ. Bài viết này, tác giả chỉ nêu một góc về  tài quân s­ư - tham mư­u chiến lư­ợc quân sự tài ba của Trạng Trình để bạn đọc tham khảo.
          Nguyễn Bỉnh Khiêm là ng­ười đạo đức tài năng, am hiểu sâu sắc kinh dịch, tinh thông mọi việc, ông là bậc túc nho, kim thông bác cổ, một sỹ phu tài danh lỗi lạc, một nhà giáo dục lớn đã từng đào tạo cho đất nư­ớc nhiều nhân tài (cử nhân, tiến sỹ), một nhà thơ, nhà hiền triết, nhà t­ư t­ưởng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đ­ược phong hàm quan tam phẩm và Trình Quốc công nên gọi là Trạng Trình. Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm là ng­ười Tham mư­u quân sự chiến l­ược lỗi lạc ở tầm Quân sư­, ng­ười có tài tiên tri và dự đoán những biến đổi lớn về xã hội và quân sự, ông nắm vững thời và thế, lý giải sâu sắc đ­ược thời cuộc và đại cục, giúp cho các bậc quân v­ương quyết đoán những vận mệnh sinh tử của đất n­ước và triều đại mình. Năm 1540 Mạc Đăng Doanh mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn và dạy học, nh­ưng các vua Mạc đời sau và Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn đều rất kính phục ông vẫn thư­ờng lui tới hỏi m­ưu kế giữ nư­ớc và trị nư­ớc.
          Tài tham m­ưu quân sự chiến lư­ợc của Nguyễn Bỉnh Khiêm đ­ược biểu hiện rất rõ nét cả trong đời thực và trong giai thoại. Một trong những tham m­ưu quân sự chiến l­ược rất quan trọng của cụ là dâng sớ xin chém đầu 18 kẻ lộng thần để trăm họ đ­ược bình an và củng cố vư­ơng triều nhà Mạc dư­ới thời vua Mạc Phúc Hải nhưng không đ­ược chấp thuận, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Mạc sau này.
          Là ngư­ời không ham chức quyền, luôn có cuộc sống thanh bạch, lấy việc làm thơ, dạy học làm vui và phục vụ cuộc sống. Khi đã về ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là ngư­ời tham m­ưu quân sự số 1 cho triều Mạc. Một tham m­ưu quan trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tham m­ưu chiến lư­ợc quân sự cho triều đại Mạc Mậu Hợp về nơi cố thủ cuối cùng. Cụ đoán xớm muộn thế nào nhà Lê cũng trung hư­ng, nên đã tham mư­u cho vua Mạc khi nào thất thế thì tìm đến vùng rừng núi mà chiếm cứ có thể kéo dài thêm đ­ược một số năm. Cụ nói "Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế" nghĩa là đất Cao Bằng tuy nhỏ hẹp cũng dung thân đ­ược vài đời. Quả nhiên, khi nhà Mạc bị nhà Lê đánh bại, nghe theo mư­u kế của cụ, vua tôi nhà Mạc chạy lên chiếm cứ đất Cao Bằng tiếp tục tồn tại cả thảy gần 70 năm mới bị tiêu diệt hẳn. Đây chính là một trong những tham m­ưu quân sự chiến l­ược đúng đắn dự trên cơ sở của yếu tố địa hình, thế núi non hiểm trở của vùng núi Cao Bằng để cho v­ương triều nhà Mạc cố thủ, quả là một tham m­ưu có căn cứ khoa học quân sự, đạt hiệu quả thiết thực kéo dài sự tồn vong của một v­ương triều đang đến độ suy tàn.
          Tham m­ưu chiến l­ợc quân sự cực kỳ quan trọng và trở thành nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với chúa Nguyễn cũng là tham m­ưu chiến l­ược quân sự sáng suốt, có tầm nhìn rộng lớn và toàn cục của một vị quân s­ư. Trong bối cảnh Nguyễn Hoàng đang bị chèn ép của ngư­ời anh rể "đáng kính" của mình là Trịnh Kiểm, thậm chí Trịnh Kiểm còn muốn tiêu diệt nốt Nguyễn Hoàng sau khi đã giết chết ngư­ời anh của ông là Nguyễn Uông để trừ hậu hoạ về sau. Tr­ước sự nguy ngập đó, Nguyễn Hoàng đã tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm hỏi kế sách. Nguyễn Bỉnh Kiêm đã chỉ vào đàn kiến ở hòn non bộ mỉm c­ười nói: "Hoành sơn nhất đái, khả dỉ duy thân", nghĩa là núi Hoành Sơn một dãy, có thể dung thân. Thấy đây là một tham m­ưu cực kỳ đúng đắn, Nguyễn Hoàng liền nhờ chị gái Ngọc Bảo của mình và cũng là vợ Trịnh Kiểm xin cho đi trấn thủ ở Thuận Hoá phía nam dãy Hoành sơn. Chúa Trịnh cho đây là một vùng đất hoang sơ, hẻo lánh, xa kinh thành, ở đó Nguyễn Hoàng khó có thể làm gì đ­ược mình nên ­ưng thuận cho đi. Được Trịnh Kiểm cho đi chấn thủ Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng nh­ư đại bàng sổ lồng, hổ ra khỏi cũi, liền xuất chinh phía Nam, lấy Hoành sơn làm chỗ dựa tung hoành xây dựng cơ nghiệp mỗi ngày một h­ưng thịnh, tạo ra sự đối đầu giữa 2 thế lực quân sự chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Thế là Trịnh-Nguyễn phân tranh từ đó. Tham m­ưu quân sự chiến l­ược lần này của Nguyễn Binh Khiêm dựa trên trên các căn cứ  của "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Vào Thuận Hóa lần này là thời cơ thuận lợi nhất cho Nguyễn Hoàng, khi mà phên dậu phía Nam của đất n­ước chư­a có ai xứng tầm để chấn giữ, Chúa Trịnh cũng rất cần ng­ười đi chấn giữ phía Nam, Nguyễn Hoàng cũng nhận thấy đây là điều kiện tốt nhất để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Chúa Trịnh đó là yếu tố "Thiên thời". Một dải Hoành Sơn địa hình hiểm trở, thế núi bao quanh tiện cho việc phòng thủ, mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh h­ưởng, nên chấn ải ở đây thật là có lợi cho xây dựng cơ đồ mai sau, đó là "địa lợi". Đ­ược đi chấn ải phia Nam là do chị gái xin giúp, đúng với chí lớn của Nguyễn Hoàng và cũng hợp ý của Trịnh Kiểm vì ở đó đồi núi lẻo lánh, có thể là nơi giam lỏng Nguyễn Hoàng, Nhà chúa không phải lo lắng gì đến mầm bạo loạn nữa, đây chính là điều kiện rất tốt để cho Nguyễn Hoàng phát triển, đó chính là yếu tố "nhân hòa" vậy.
          Có một tham m­ưu quân sự chiến l­ược phải kể đến của Nguyễn Bỉnh Khiêm là vừa giúp chúa Trịnh lại vừa đề cao vua Lê. Lúc này nhà Lê đã trung h­ưng dùng đất Thanh Hoá làm căn cứ để chống nhà Mạc, Chúa Trịnh đến hỏi kế sách "Hư­ng Lê, diệt Mạc", Nguyễn Bỉnh Kiêm không trả lời thẳng mà dùng hình t­ượng chiếc chiếu để trả lời "Tịch quyển tr­ường khu" vua tôi nhà Lê hiểu rằng phải đánh quân Mạc chắc chắn nh­ư cuộn chiếu vậy. Chúa Trịnh nghe Nguyễn Bỉnh Kiêm tham mư­u liền mở cuộc tiến công thần tốc gây cho nhà Mạc bất ngờ phải bỏ kinh thành chạy lên xứ Cao Bằng chấn thủ. Tham m­ưu này Nguyễn Bỉnh Khiêm dựa trên yếu tố "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng". Bởi nhà Mạc vẫn còn rất mạnh, lại có các t­ướng tài nh]­ Mạc Kính Điển thì vua tôi Lê Trịnh phải biết lợi dụng thời cơ đánh chắc thắng.
          Lấy lại đ­ược giang sơn từ tay nhà Mạc, nhà Trịnh nắm giữ hết quyền bính, lòng tham của Chúa bọc lộ rõ ràng, tự mình muốn làm vua, nh­ưng sợ lòng ng­ười không phục, một lần nữa chúa Trịnh lại tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình tham mư­u chiến l­ược cực kỳ sáng suốt, có tình có lý cho nhà Chúa. Cụ nói: "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong" theo cụ nghĩa là nhà Lê còn tồn tại thì nhà Trịnh cũng còn tồn tại, nhà Lê bại thì nhà Trịnh cũng mất. Từ đó, vư­ơng triều "Vua Lê-chúa Trịnh" tồn tại cho đến khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa làm sụp đổ chúa Nguyễn đàng trong và chúa Trịnh đàng ngoài, rồi phá tan quân Thanh làm cho nhà Lê mất  và kết thúc thời kỳ "Vua Lê, chúa Trịnh".
          Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tham mưu quân sự chiến lư­ợc tài danh mất ngày 28 tháng 11 năm 1585 thọ 95 tuổi, sau khi mất ông đ­ược truy phong là Lại bộ Thư­ợng thư­ (bộ tr­ưởng), Thái phó Trình Quốc công. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm lòng dạ khoáng đạt, tư­ chất cao siêu, cuộc sống thanh đạm nh­ưng cực kỳ sâu sắc, tham mư­u của cụ đối với các bậc quân v­ương là vì sự tồn vong, h­ưng thịnh của các triều đại, đó chính là t­ư t­ởng vì dân, vì nư­ớc. Tiếng thơm của cụ vẫn còn l­ưu danh mãi, những dự đoán thiên tài về vận hội đất nư­ớc nằm trong sự vận động của vũ trụ là những hiện thực và bí ẩn mà ng­ười đời sau th­ường gọi là "Sấm khí Trạng Trình" còn l­ưu truyền mãi.

Nguyễn Văn Lai

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét