Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

NUÔI RẮN HỔ MANG-RỦI RO VÀ NGUY HIỂM

Phụng Thượng là một xã thuần nông, một trong những vựa lúa của huyện, đất ở đây mầu mỡ, dễ canh tác, lúa tốt, hạt mẩy, năng xuất cao, gạo ngon cơm dẻo. Tuy nhiên, Phụng Thượng có dân số đông, diện tích hẹp, ruộng đất cứ ít dần so với tỷ lệ tăng dân số (người đẻ chứ ruộng đất không đẻ), nên lao động dôi dư nhiều, việc làm thiếu. Người dân Phụng Thượng năng động, sáng tạo, luôn vươn lên chiến thắng đói nghèo và tìm cách làm giầu bằng chính đôi tay, khối óc, sức lực của mình. Họ làm nhiều nghề, đi đến nhiều nơi để buôn bán và tổ chức làm nghề phụ, chăn nuôi các loại động vạt hoang dã từ gấu, nai, kỳ đà, trăn, rắn... Đặc biệt là người dân Phụng Thượng chú trọng chăn nuôi rắn hổ mang xuất khẩu, đây là một nghề nguy hiểm, có thể nói là nghề nuôi rắn "tử thần". Bởi vì, rắn hổ mang có hai loại đó là rắn hổ mang bành (hổ mang phì) và hổ mang chúa. Rắn hổ mang bành có nọc rất độc nhưng không thể độc bằng rắn hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa có nọc cực độc, người hoặc động vật bị loại rắn này coi như lĩnh án tử hình, ít có khả năng cứu chữa được. Khi nọc rắn hổ mang chúa đã vào máu thì đành bó tay, kể cả những ông lang giỏi nhất của nghề chữa rắn cắn đến những bệnh viện hiện đại nhất cũng khó mà chữa khỏi.
          Trò chuyện với anh Đỗ Thế Thọ, tôi được biết thêm: ở xã Phụng Thượng của anh hiện nay có 19 cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã là những người đàn bà goá chồng do chồng của họ bị rắn hổ mang chúa cắn. Mặc dù các đức ông chồng của các cô đều là những người nuôi rắn hổ mang cự phách, nhưng họ đã "tử vì nghệ". Đa số họ chết khi bị chính những con rắn hổ mang chúa của mình cắn với nhiều tình huống bất khả kháng khác nhau. Mà đã bị hổ mang chúa cắn coi như cầm chắc cái chết, mặc dù họ đều có kinh nghiệm nuôi rắn và chữa rắn độc cắn. Họ bị rắn cắn trong quá trình chăm sóc rắn, cho rắn ăn, chỉ một chút lơ là, bất cẩn mà tính mạng của họ bị huỷ hoại. Có người vừa mở nắp hầm nuôi rắn ra, liền bị hổ mang chúa mổ đúng vào môi nên không thể garo được, chất độc ngấm vào máu, người tím tái đến chết. Có người vừa mở tủ quần áo ra liền bị rắn hổ mang chúa nằm trong tủ lúc nào không biết mổ vào mặt thế rồi cũng không thể thoát được lưỡi hái của tử thần. Hầu hết, những người bị rắn hổ mang chúa cắn mặc dù biết chết nhưng đành chịu bó tay, chỉ dặn vội vợ con phải cận trọng hơn trong khi chăm sóc rắn và đến lứa thì bán đi đừng nuôi chúng nữa, kẻo hại đến tính mạng. Họ ra đi để lại những người vợ trẻ, những đứa con thơ và món tiền nợ ngân hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
          Tâm sự với tôi, anh Đỗ Thế Thọ kể tiếp: hiện nay tôi không còn nuôi rắn hổ mang chúa nữa mà chuyển sang làm nghề khác vì nuôi rắn nguy hiểm quá, nguy hiểm không những cho mình mà cho cả vợ con và gia đình nữa. Anh biết không, nghề nuôi rắn hổ mang cũng đầy rủi ro; nguy hiểm thì ai cũng biết nhưng rủi ro thì có ở trong nghề mới rõ. Chỉ cần rắn bị bệnh, bỏ ăn, không lớn được hoặc bị chết thì người nuôi rắn sẽ bị lỗ nặng, tiền vay ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con, có khi dẫn đến phá sản. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là nguy hiểm cận kề. Hồi đó, đàn rắn nhà tôi có một con hổ mang chúa khá to, nặng khoảng trên 7 kg, nhà tôi hôm ấy gặp may nếu không thì chưa biết điều gì đã xảy ra. Buổi tối hôm trước khi cho rắn ăn, tôi đậy nắp hầm không kín, với sức mạnh của con rắn lớn, trưa hôm sau, lúc đói, nó đội nắp hầm chui ra ngoài, bò thẳng đến tấm phản nơi có đứa con trai 3 tuổi của tôi đang nằm ngủ, nó trườn qua người thằng bé, vợ chồng tôi nhìn thấy rợn hết tóc gáy nhưng đành phải đứng bất động nhìn con rắn trườn trên người đứa con yêu thương của mình mà không làm gì được, chỉ cần thằng bé cựa quậy là cháu sẽ bị nó cắn ngay và chúng tôi sẽ mãi mãi mất con. May thay, thằng bé vẫn ngủ ngon lành, không hay biết gì cả, con rắn từ từ trườn vào gầm giường nơi mát mẻ nằm cuộn tròn ở đó. Vợ tôi vội rón rén đến bế con lên tránh xa con rắn đó, tôi bình tĩnh vào gầm giường túm đuôi lần theo lưng rắn, chẹn ngang đầu, bắt nó thả vào hầm nuôi đậy kín lại và cho nó ăn. Thật là hú vía, xong việc chân tay chúng tôi mới run lên bầy bật, may mà có trời phật giúp đỡ chứ không thì hôm đó chúng tôi đã bị mất đứa con trai yêu quý của mình. Sau này lứa rắn đó lớn lên đủ trọng lượng xuất chuồng, gia đình tôi bán đi tất cả và quyết định từ đó không bao giờ nuôi rắn độc trong nhà nữa. Nhưng ở xã Phụng Thượng thì vẫn còn những hầm nuôi rắn độc của nhiều nhà dân, nên ở đây luôn đầy rẵy nguy hiểm cận kề. Tôi chỉ sợ trong làng, trong xã không dừng lại ở con số 19 phụ nữ goá chồng nữa mà còn có thể nhiều người sấu số hơn thì đáng buồn biết bao.
          Tò mò, tôi hỏi anh Đỗ Thế Thọ, nuôi rắn hổ mang chúa cho nó ăn bằng gì, anh Thọ cho biết, nếu như rắn hổ mang bành chuyên ăn chuột, ăn cóc thì rắn hổ mang chúa không ăn chuột, ăn cóc mà thức ăn của chúng chính là đồng loại. Vì nọc của hổ mang chúa là độc nhất nên nó không sợ bất kỳ loài rắn nào, nó ăn thịt tất cả các loài rắn khi bắt gặp kể cả rắn hổ mang bành hoặc rắn cạp nong, cạp nia. Người nuôi rắn thường thu mua các loại rắn khác mang về làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa. Trước khi cho chúng ăn, người nuôi thường làm sạch ruột rắn mồi và nhét vào đó thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc tăng trọng và vitamin để rắn hổ mang chúa không bị mắc bệnh và chóng lớn, nhanh xuất chuồng.
          Trong môi trường ở nước ta, hầu như hổ mang chúa không sinh sản được, nên nguồn rắn giống phải nhập khẩu từ nước ngoài, chính những cánh rừng già ở Campuchia, Lào, Thái Lan là nơi cung cấp rắn hổ mang chúa vào Việt Nam. Đến nước ta có bao nhiêu cá thể rắn hổ mang chúa giống thì phát triển bấy nhiêu rắn trưởng thành chứ không sinh sản thêm được cá thể nào nữa. Chúng được nhập khẩu lậu theo đường tiểu ngạch mỗi cá thể nặng khoảng 0,5 - 0,7 kg, nửa năm sau rắn lớn lên nặng khoảng 7-8kg, cá biệt con to nhất nặng đến 17 kg. Rắn càng to thì nọc càng độc. Loại Hổ mang chúa to nặng này mà cắn thì đến voi, trâu cũng chết, nói chi đến con người. Nhưng  hổ mang chúa có nọc độc nhất khi nó sắp lột xác; con rắn có dáng chậm chạp, hai mắt mờ đục, da xù vẩy, ấy là lúc chuẩn bị lột xác, nọc cực độc, cắn người và động vật chết ngay lập tức.
          Nuôi rắn hổ mang chúa rất nguy hiểm, cái chết luôn rình rập bên cạnh, nhưng vì lợi nhuận kinh tế cao nên nhiều hộ dân ở Phụng Thượng vẫn cứ nuôi. Một kg rắn hổ mang chúa có giá lên đến 2 triệu đồng, trong khi đó một kg rắn hổ mang bành chỉ có giá khoảng 87 nghìn đồng mà thôi. Theo anh Thọ nói: trong một số gia đình nuôi rắn hổ mang chúa đã có những nhà nuôi được những con rắn nặng đến 17, 18 kg tức là đã có số tiền trị giá bằng một chiếc xe máy đắt tiền. Vì vậy, biết nguy hiểm cận kề nhưng nhiều người dân ở đây vẫn cứ tiến hành nuôi rắn hổ mang chúa, thậm chí họ còn chăm sóc loài vật nguy hiểm này cẩn thận hơn những loại vật nuôi khác. Khi rắn hổ mang chúa bị ốm hoặc chúng lười ăn, người nuôi rắn phải nhét mồi vào miệng và ấn vào bụng rắn như ta nhồi bánh đúc cho gà ăn vậy, thật là nguy hiểm. Nhưng vì miếng cơm manh áo và phát triển kinh tế, ở Phụng Thượng những ông chủ nuôi rắn thấy rất bình thường, họ bắt rắn như ta bắt gà vậy, tuy nhiên ở họ chắc là có bí quyết riêng, nếu không họ sẽ bị rắn cắn ngay lập tức.
          Rời làng rắn Phụng Thượng, tôi thấy gai người khi nghĩ lại cái cảm giác của anh Đỗ Thế Thọ chứng kiến con rắn hổ mang chúa nặng gần một yến trườn qua người đứa con trai 3 tuổi thân yêu của mình khi cháu đang nằm ngủ bình yên giữa căn nhà yêu dấu của mình.


Nguyễn Văn Lai

BINH PHÁP VÀ THỰC ĐỊA

Thời Tam quốc, Mã Tốc là tướng nước Thục được học nhiều về binh thư và giỏi về binh pháp. Khi quân Nguỵ do Đô đốc Tư Mã Ý thống lĩnh tấn công vào quân Thục trên đường rút về Hán trung, Thừa tướng nước Thục là Gia cát Lượng chọn tướng cầm quân ra phòng thủ chặn địch ở Nhai Đình, Mã Tốc xin đi. Khổng Minh biết Mã Tốc giỏi về binh pháp nhưng thiếu chín chắn, nên không muốn giao trọng trách đó cho y. Mã tốc cố nài nỉ, Khổng Minh đành chấp nhận nhưng vẫn còn lo lắng, nếu mất Nhai Đình thì quân Thục "sẽ biết về đâu bây giờ". Bởi vậy, Gia cát Lượng cử thêm một Thượng tướng Vương Bình giúp Mã Tốc việc tác chiến phòng thủ và dặn rằng "Hễ hạ trại tìm chỗ hiểm yếu để giặc không đi lọt được, gặp việc gấp phải thương lượng nhau mà làm". Khi đến Nhai Đình bố trí phòng thủ xong phải vẽ địa đồ mang về cho Quân sư xem xét. Mã Tốc lĩnh mệnh cất quân ra đi, đến nơi, tướng Thục thấy địa hình Nhai Đình "có một trái núi bốn mặt liên tiếp với nhau, lại có cây cối, rộng rãi, hiểm trở" liền cho quân sĩ chiếm trái núi ấy (điểm cao) phòng ngự mà không hạ trại nơi có con đường chạy qua. Thượng tướng Vương Bình thấy vậy liền tâu với Mã Tốc rằng ở địa thế thực tại của Nhai Đình cần phải bố trí phòng thủ vị trí thấp án ngữ  con đường huyết mạch để chặn giặc và dễ dàng ra suối lấy nước ăn uống cho quân sĩ, không nên đóng quân trên cao khó chặn giặc "đóng quân ở giữa đường, đắp nên thành luỹ, quân giặc đông cũng không qua được, nếu đóng trên núi quân giặc vây kín thì làm thế nào". Mã tốc không nghe lời Vương Bình "Ta thuộc lầu binh thư, thông hiểu binh pháp, đứng trên cao trông xuống dưới mà đánh, dễ như chẻ tre". Nói rồi cứ thế bố trí quân lính phòng thủ trên núi và vẽ địa đồ gửi về cho Khổng Minh. Nhận được địa đồ do Mã Tốc gửi về, xem xong Gia Cát Lượng giật mình dậm chân xuống đất kêu trời "Mã Tốc không biết gì, làm hại mất quân ta rồi, nếu mất Nhai Đình ta biết về đâu bây giờ". Tư Mã Ý đến Nhai đình biết được Mã Tốc chiếm các điểm cao liền cười mà nói "Nếu quân Thục đóng quân trên núi thì trời cho ta thành công đây" liền sai quân lính chẹn hết các đường xuống suối lấy nước, bao vây quân quân Thục, đốt lửa xung quanh núi. Quân Thục không có nước uống, cạn lương, sức khoẻ và nhuệ khí rệu rạo, Tư Mã Ý chưa kịp đánh, quân Thục đã ra hàng rất nhiều. Mã Tốc chạy toát về ra măt Khổng Minh xin chịu tội chết. Khổng Minh gạt lệ chém Mã Tốc.
          Thế mới biết trong chiến đấu, người cầm quân phải linh hoạt sáng tạo, không được máy mọc thì mới giành được chiến thắng. Kiến thức học ở trường chỉ là cơ sở để vận dụng vào thực tế chiến trường. "Học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn" Binh pháp chỉ ra khi rằng phòng thủ phải chiếm địa hình cao, có lợi, để tạo thế trong chiến đấu, nhưng tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, điều kiện thực tế của từng loại địa hình, của từng trận đánh để người chỉ huy bố trí lực lượng, xây dựng thế trận để vừa có thế giữ vừa có thế đánh và thế thắng. Sự quyết đoán của người cầm quân là hết sức cần thiết nhưng phải dựa trên cơ sở thực tiễn và các điều kiện cho phép, Phải biết tận dụng các vấn đề có lợi phục vụ cho sự quyết đoán của mình. Đồng thời phải tranh thủ trí tuệ và ý kiến của cấp dưới để hoàn chỉnh quyết tâm chiến đấu của mình.


Nguyễn Văn Lai

TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM NHÀ THAM M¬ƯU QUÂN SỰ CHIẾN L¬ƯỢC TÀI BA

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), thủa nhỏ theo học ng­ười thầy giáo nổi tiếng là Bảng nhãn L­ương Đắc Bằng quê Thanh Hoá. Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên vào thời vua Lê Uy Mục (1505-1509) và Lê T­ương Dực (1510-1516) giữa lúc V­ương triều nhà Lê đang suy yếu, ít lâu sau Mạc Đăng Dung lật đổ triều Lê lập ra nhà Mạc. Đến năm 1530, dư­ới triều Mạc Đăng Doanh Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ trạng nguyên và ra làm quan, ông đ­ược bổ làm Đông các Hiệu th­ư, rồi thăng tới chức Lại bộ Tả Thị lang (thứ trư­ởng), Đông các Đại học sỹ. Bài viết này, tác giả chỉ nêu một góc về  tài quân s­ư - tham mư­u chiến lư­ợc quân sự tài ba của Trạng Trình để bạn đọc tham khảo.
          Nguyễn Bỉnh Khiêm là ng­ười đạo đức tài năng, am hiểu sâu sắc kinh dịch, tinh thông mọi việc, ông là bậc túc nho, kim thông bác cổ, một sỹ phu tài danh lỗi lạc, một nhà giáo dục lớn đã từng đào tạo cho đất nư­ớc nhiều nhân tài (cử nhân, tiến sỹ), một nhà thơ, nhà hiền triết, nhà t­ư t­ưởng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đ­ược phong hàm quan tam phẩm và Trình Quốc công nên gọi là Trạng Trình. Đặc biệt, Nguyễn Bỉnh Khiêm là ng­ười Tham mư­u quân sự chiến l­ược lỗi lạc ở tầm Quân sư­, ng­ười có tài tiên tri và dự đoán những biến đổi lớn về xã hội và quân sự, ông nắm vững thời và thế, lý giải sâu sắc đ­ược thời cuộc và đại cục, giúp cho các bậc quân v­ương quyết đoán những vận mệnh sinh tử của đất n­ước và triều đại mình. Năm 1540 Mạc Đăng Doanh mất, Nguyễn Bỉnh Khiêm cáo quan về ở ẩn và dạy học, nh­ưng các vua Mạc đời sau và Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn đều rất kính phục ông vẫn thư­ờng lui tới hỏi m­ưu kế giữ nư­ớc và trị nư­ớc.
          Tài tham m­ưu quân sự chiến lư­ợc của Nguyễn Bỉnh Khiêm đ­ược biểu hiện rất rõ nét cả trong đời thực và trong giai thoại. Một trong những tham m­ưu quân sự chiến l­ược rất quan trọng của cụ là dâng sớ xin chém đầu 18 kẻ lộng thần để trăm họ đ­ược bình an và củng cố vư­ơng triều nhà Mạc dư­ới thời vua Mạc Phúc Hải nhưng không đ­ược chấp thuận, đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nhà Mạc sau này.
          Là ngư­ời không ham chức quyền, luôn có cuộc sống thanh bạch, lấy việc làm thơ, dạy học làm vui và phục vụ cuộc sống. Khi đã về ở ẩn Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn là ngư­ời tham m­ưu quân sự số 1 cho triều Mạc. Một tham m­ưu quan trọng của Nguyễn Bỉnh Khiêm là tham m­ưu chiến lư­ợc quân sự cho triều đại Mạc Mậu Hợp về nơi cố thủ cuối cùng. Cụ đoán xớm muộn thế nào nhà Lê cũng trung hư­ng, nên đã tham mư­u cho vua Mạc khi nào thất thế thì tìm đến vùng rừng núi mà chiếm cứ có thể kéo dài thêm đ­ược một số năm. Cụ nói "Cao Bằng tuy thiểu, khả diên sổ thế" nghĩa là đất Cao Bằng tuy nhỏ hẹp cũng dung thân đ­ược vài đời. Quả nhiên, khi nhà Mạc bị nhà Lê đánh bại, nghe theo mư­u kế của cụ, vua tôi nhà Mạc chạy lên chiếm cứ đất Cao Bằng tiếp tục tồn tại cả thảy gần 70 năm mới bị tiêu diệt hẳn. Đây chính là một trong những tham m­ưu quân sự chiến l­ược đúng đắn dự trên cơ sở của yếu tố địa hình, thế núi non hiểm trở của vùng núi Cao Bằng để cho v­ương triều nhà Mạc cố thủ, quả là một tham m­ưu có căn cứ khoa học quân sự, đạt hiệu quả thiết thực kéo dài sự tồn vong của một v­ương triều đang đến độ suy tàn.
          Tham m­ưu chiến l­ợc quân sự cực kỳ quan trọng và trở thành nổi tiếng của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với chúa Nguyễn cũng là tham m­ưu chiến l­ược quân sự sáng suốt, có tầm nhìn rộng lớn và toàn cục của một vị quân s­ư. Trong bối cảnh Nguyễn Hoàng đang bị chèn ép của ngư­ời anh rể "đáng kính" của mình là Trịnh Kiểm, thậm chí Trịnh Kiểm còn muốn tiêu diệt nốt Nguyễn Hoàng sau khi đã giết chết ngư­ời anh của ông là Nguyễn Uông để trừ hậu hoạ về sau. Tr­ước sự nguy ngập đó, Nguyễn Hoàng đã tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm hỏi kế sách. Nguyễn Bỉnh Kiêm đã chỉ vào đàn kiến ở hòn non bộ mỉm c­ười nói: "Hoành sơn nhất đái, khả dỉ duy thân", nghĩa là núi Hoành Sơn một dãy, có thể dung thân. Thấy đây là một tham m­ưu cực kỳ đúng đắn, Nguyễn Hoàng liền nhờ chị gái Ngọc Bảo của mình và cũng là vợ Trịnh Kiểm xin cho đi trấn thủ ở Thuận Hoá phía nam dãy Hoành sơn. Chúa Trịnh cho đây là một vùng đất hoang sơ, hẻo lánh, xa kinh thành, ở đó Nguyễn Hoàng khó có thể làm gì đ­ược mình nên ­ưng thuận cho đi. Được Trịnh Kiểm cho đi chấn thủ Thuận Hoá, Nguyễn Hoàng nh­ư đại bàng sổ lồng, hổ ra khỏi cũi, liền xuất chinh phía Nam, lấy Hoành sơn làm chỗ dựa tung hoành xây dựng cơ nghiệp mỗi ngày một h­ưng thịnh, tạo ra sự đối đầu giữa 2 thế lực quân sự chúa Trịnh và chúa Nguyễn. Thế là Trịnh-Nguyễn phân tranh từ đó. Tham m­ưu quân sự chiến l­ược lần này của Nguyễn Binh Khiêm dựa trên trên các căn cứ  của "Thiên thời, địa lợi, nhân hòa". Vào Thuận Hóa lần này là thời cơ thuận lợi nhất cho Nguyễn Hoàng, khi mà phên dậu phía Nam của đất n­ước chư­a có ai xứng tầm để chấn giữ, Chúa Trịnh cũng rất cần ng­ười đi chấn giữ phía Nam, Nguyễn Hoàng cũng nhận thấy đây là điều kiện tốt nhất để thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Chúa Trịnh đó là yếu tố "Thiên thời". Một dải Hoành Sơn địa hình hiểm trở, thế núi bao quanh tiện cho việc phòng thủ, mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh h­ưởng, nên chấn ải ở đây thật là có lợi cho xây dựng cơ đồ mai sau, đó là "địa lợi". Đ­ược đi chấn ải phia Nam là do chị gái xin giúp, đúng với chí lớn của Nguyễn Hoàng và cũng hợp ý của Trịnh Kiểm vì ở đó đồi núi lẻo lánh, có thể là nơi giam lỏng Nguyễn Hoàng, Nhà chúa không phải lo lắng gì đến mầm bạo loạn nữa, đây chính là điều kiện rất tốt để cho Nguyễn Hoàng phát triển, đó chính là yếu tố "nhân hòa" vậy.
          Có một tham m­ưu quân sự chiến l­ược phải kể đến của Nguyễn Bỉnh Khiêm là vừa giúp chúa Trịnh lại vừa đề cao vua Lê. Lúc này nhà Lê đã trung h­ưng dùng đất Thanh Hoá làm căn cứ để chống nhà Mạc, Chúa Trịnh đến hỏi kế sách "Hư­ng Lê, diệt Mạc", Nguyễn Bỉnh Kiêm không trả lời thẳng mà dùng hình t­ượng chiếc chiếu để trả lời "Tịch quyển tr­ường khu" vua tôi nhà Lê hiểu rằng phải đánh quân Mạc chắc chắn nh­ư cuộn chiếu vậy. Chúa Trịnh nghe Nguyễn Bỉnh Kiêm tham mư­u liền mở cuộc tiến công thần tốc gây cho nhà Mạc bất ngờ phải bỏ kinh thành chạy lên xứ Cao Bằng chấn thủ. Tham m­ưu này Nguyễn Bỉnh Khiêm dựa trên yếu tố "Biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng". Bởi nhà Mạc vẫn còn rất mạnh, lại có các t­ướng tài nh]­ Mạc Kính Điển thì vua tôi Lê Trịnh phải biết lợi dụng thời cơ đánh chắc thắng.
          Lấy lại đ­ược giang sơn từ tay nhà Mạc, nhà Trịnh nắm giữ hết quyền bính, lòng tham của Chúa bọc lộ rõ ràng, tự mình muốn làm vua, nh­ưng sợ lòng ng­ười không phục, một lần nữa chúa Trịnh lại tìm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình tham mư­u chiến l­ược cực kỳ sáng suốt, có tình có lý cho nhà Chúa. Cụ nói: "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong" theo cụ nghĩa là nhà Lê còn tồn tại thì nhà Trịnh cũng còn tồn tại, nhà Lê bại thì nhà Trịnh cũng mất. Từ đó, vư­ơng triều "Vua Lê-chúa Trịnh" tồn tại cho đến khi nhà Tây Sơn khởi nghĩa làm sụp đổ chúa Nguyễn đàng trong và chúa Trịnh đàng ngoài, rồi phá tan quân Thanh làm cho nhà Lê mất  và kết thúc thời kỳ "Vua Lê, chúa Trịnh".
          Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tham mưu quân sự chiến lư­ợc tài danh mất ngày 28 tháng 11 năm 1585 thọ 95 tuổi, sau khi mất ông đ­ược truy phong là Lại bộ Thư­ợng thư­ (bộ tr­ưởng), Thái phó Trình Quốc công. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm lòng dạ khoáng đạt, tư­ chất cao siêu, cuộc sống thanh đạm nh­ưng cực kỳ sâu sắc, tham mư­u của cụ đối với các bậc quân v­ương là vì sự tồn vong, h­ưng thịnh của các triều đại, đó chính là t­ư t­ởng vì dân, vì nư­ớc. Tiếng thơm của cụ vẫn còn l­ưu danh mãi, những dự đoán thiên tài về vận hội đất nư­ớc nằm trong sự vận động của vũ trụ là những hiện thực và bí ẩn mà ng­ười đời sau th­ường gọi là "Sấm khí Trạng Trình" còn l­ưu truyền mãi.

Nguyễn Văn Lai

Thiên chức người phụ nữ Việt Nam

LV) - Thời nào cũng vậy, người phụ nữ Việt Nam luôn hết lòng yêu thương chồng con, sẵn sàng nhận về mình những thiệt thòi, khó khăn vất vả, nhường cho chồng con những miếng ngon và muôn vàn thuận lợi, làm tròn thiên chức của mình.
Miếng nạc thì để phần chồng
Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần con
Chỉ 2 câu ca dao trên đã nói lên phẩm chất và đức hy sinh của người phụ nữ Việt Nam. Thiên chức của người phụ nữ là được làm mẹ, làm vợ và họ đã thực hiện tốt thiên chức cao đẹp đó để cho muôn đời con cháu kế tiếp nhau phát triển, xây dựng non nước này ngàn năm vững bền.
Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam
Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam.
Hy sinh hạnh phúc riêng vì nghiệp lớn
Từ ngàn xưa, thủa hồng hoang mẹ Âu Cơ đã dám rời xa đồng bằng gấm vóc, đồng ruộng phì nhiêu, non sông một dải để dẫn 50 người con xuống biển lập nghiệp, mở mang bờ cõi, giữ vững phên dậu của đất nước. Thủa ấy, biển là hung dữ, là sóng gào với muôn vàn hiểm nguy, trắc trở, thế mà Người - mẹ Âu Cơ đã dám hy sinh cuộc sống hạnh phúc bên chồng Lạc Long Quân đi khai phá giang sơn xây dựng cơ đồ để có một nước Văn Lang-Đại Việt sau này lớn mạnh và vững bền. Về đạo lý, ai cũng hiểu rằng, người phụ nữ rất cần được ở bên chồng con, chăm lo hạnh phúc gia đình, sớm chiều nghe tiếng nói bi bô của con trẻ, được nũng nịu con, được dựa dẫm vào chồng, sát cánh bên chồng lao động sản xuất làm ra của cải nuôi sống gia đình và chăm lo con cái. Thế mà vì sự phát triển mạnh giầu, mở mang bờ cõi của non sông gấm vóc mà Mẹ Âu Cơ phải chia tay đức Lạc Long Quân, mỗi người dẫn theo 50 người con đi về hai phía chân trời, góc bể; kẻ lên rừng, người xuống biển dựng nước và giữ nước.
Đức hy sinh đó của người mẹ Việt Nam còn truyền lại mãi đến muôn đời sau để nước Việt Nam trải qua mấy nghìn năm lịch sử, thời kỳ nào cũng có những người phụ nữ Việt Nam anh hùng, trung hậu, đảm đang, luôn nhận về mình sự hy sinh thầm lặng, không chối bỏ nhọc nhằn, sẻ chia gian khổ, gánh vác trách nhiệm với chồng con.
Những người con gái mảnh mai yếu đuối đó đã vượt lên chính mình, cùng chí nam nhi làm nên lịch sử, đó là một Nguyên phi Ỷ Lan nhiếp chính giữ vững nghiệp nước của Triều đại nhà Lý; một Huyền Trân công chúa phải chịu hy sinh đời người con gái nơi đất khách quê người vì sự giao hoà lân bang và ấm êm bờ cõi; một công chúa Ngọc Hân vì nghĩa kết duyên cùng người anh hùng áo vải Quang Trung làm nên nghiệp lớn; một đô đốc Bùi Thị Xuân anh dũng kiên cường giúp vua đuổi giặc Thanh xâm lược; một anh hùng Võ Thị Sáu người con gái Nam Bộ mảnh mai trước khi chết vẫn hát vang bài ca cách mạng; một anh hùng Nguyễn Thị Chiên tay không bắt giặc, một nữ tướng Nguyễn Thị Định xứ dừa mạnh mẽ, kiên trung; một Nguyễn Thị Bình vững vàng trên mặt trận ngoại giao và giáo dục nước nhà và rất nhiều những con cháu của bà Trưng, bà Triệu anh hùng thời mở cửa bằng trí tuệ, tài năng và tuổi trẻ của mình góp phần đưa đất nước Việt Nam vươn mình sánh vai cùng năm châu bốn biển. Hiền hòa và dịu êm đức độ và mạnh mẽ đó là những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay truyền lại đã được chắt lọc, thấm đẫm sâu sắc vào mỗi người con gái Việt nam. Họ thủy chung với chồng, thương yêu con cháu, khi nước có giặc thì cùng chồng đánh giặc, giặc chạy rồi cùng chồng con dựng xây đất nước, giữ vững nếp nhà, đức độ đó không bao giờ phai nhạt.
Khát vọng vươn lên trong thời đại mới
Thời nào cũng vậy, người phụ nữ luôn gắn bó với quê hương, đất nước. Còn nhớ những năm nào, người phụ nữ gắn liền với hình tượng cánh cò, cánh vạc; gắn liền với bát cơm quê, với tiếng ru ầu ơi, những câu ca, quả cà chát mặn, những ngọn rau muống, rau dền cằn cỗi, những hạt lúa củ khoai, của những đêm trăng sáng trai gái làng ngồi trên triền đê cạnh bờ sông mát lạnh, những khát vọng của cuộc sống và tình yêu.
Ngày nay, đất nước hội nhập và phát triển, phụ nữ Việt Nam cùng đất nước, vươn lên làm chủ xã hội, làm chủ khoa học công nghệ, cùng góp công xây dựng đất nước mạnh giầu. Những nhà máy công trường, những doanh nghiệp, những công ty, những học viện nhà trường, viện nghiên cứu... ở đâu cũng không thiếu được bàn tay và khối óc người phụ nữ Việt Nam. Họ là nguồn lực trí tuệ dồi dào, là chủ thể của những sáng tạo, chủ nhân của những gia đình và xã hội. Vai trò quan trọng của người phụ nữ Việt nam hiện nay ngày càng được khẳng định. Những người con gái Việt Nam ngày nay trên trận tuyến mới đang chung tay xây dựng đưa đất nước của con rồng, cháu tiên ngày càng phát triển, để Việt Nam ngày càng bay cao. Ở bất kỳ lĩnh vực công tác nào cũng có bàn tay và khối óc của người phụ nữ Việt Nam đóng góp để dệt nên một đất nước gấm hoa như ngày hôm nay. Nhưng dù thành đạt và phát triển đến bao nhiêu, người phụ nữ Việt Nam vẫn dịu dàng, đẹp đẽ thủy chung, vẫn trở về với thiên chức người phụ nữ Việt Nam “kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, hoàn thành thiên chức làm vợ làm mẹ. Họ mãi là những bông hoa tỏa ngát hương thơm, dâng mật cho đời.

Nguyễn Văn Lai

Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

MÙA XUÂN TRẢY HỘI ĐỀN VÀ

MÙA XUÂN TRẢY HỘI ĐỀN VÀ
          Đền Và là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên sơn - Sơn Tinh.
          Sơn Tinh là vị thánh đứng đầu Tứ Bất tử của nước Nam (Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Liễu Hạnh). Sơn Tinh nổi tiếng với truyền thuyết cuộc chiến chống Thuỷ Tinh trị thuỷ thời hồng hoang, biểu hiện của sự đoàn kết toàn dân chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, được người đời tôn vinh là Đức Thánh Tản. Truyền thuyết lịch sử về Sơn Tinh đến ngày nay vẫn còn lưu truyền mãi mãi, thể hiện sự tích anh hùng và tâm linh của con người đất Việt. Tương truyền thời giặc phương Bắc đô hộ nước ta, viên quan (tiết độ sứ) cai trị là Mã Viện - một thầy phù thuỷ cao tay dùng phép thuật yểm bùa phá các long mạch và chấn hết các huyệt thiêng của nước Nam, hòng làm cho đất nước ta không phát triển được để dễ bề cai trị. Nhưng khi Mã Viện yểm bùa chấn 2 huyệt là Hồ Tây và Tản Viên sơn (Núi Ba Vì) thì bị thất bại vì ở đó Mã Viện gặp phải các vị thánh linh thiêng và cao siêu của nước Nam (ở Tản Viên Sơn do Sơn Tinh chấn giữ) làm cho Mã Viện không thể chấn yểm được. Như vậy, có thể thấy Đức Thánh Tản là vị anh hùng dân tộc, dẫu hoá thân thành Thánh nhưng giặc không thể nào khuất phục được Ngài (cũng chính là không thể khuất phục được lòng dân đất Việt). Ngài thật xứng đáng là vị thánh đứng đầu các vị thánh trời Nam (vị thánh tổ của bách thần- đệ nhất phúc thần).
Đền Và thờ đức Thánh Tản
Có rất nhiều đền thờ Đức Thánh Tản Viên sơn, nhất là ở vùng xung quanh núi Ba Vì như Sơn Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc...Một trong những đền thờ linh thiêng đó là Đền Và ở Sơn Tây. Đền Và toạ lạc trên một đồi lim nhỏ cạnh Quốc lộ 21 kéo dài từ thị xã Sơn Tây đi Trung Hà thuộc xã Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).Về quy mô, Đền Và tuy không to, không lớn, không rộng nhưng là một công trình kiến trúc văn hoá vật thể đặc sắc vừa mang tính cổ truyền vừa mang tính hiện đại, bởi Đền Và thường xuyên được trùng tu, tôn tạo.
          Theo truyền thuyết vào thời Hùng Vương thứ 18 có ba vị đức thánh, thần phò vua Hùng dựng nước. Nguyên ba vị thánh, thần đó là 3 anh em con chú, con bác nhà họ Nguyễn, người anh con ông bác là Nguyễn Tuấn (tên huý của Sơn Tinh) còn hai người em sinh đôi con ông chú là Nguyễn Hiền và Nguyễn Sùng. Ba người anh hùng đó sau khi giúp vua Hùng đánh tan giặc, liền xin với vua đi khắp các làng mạc giúp dân khai điền, đắp đê, trị thuỷ; dạy dân cày ruộng cấy lúa nước, phá rẫy trồng lúa nương, lấy ống cây nứa, cây bương, cây giang trong rừng cho gạo vào nấu thành cơm lam. Việc giúp dân khai sơn, trị thuỷ, đắp đê chống lụt có rất nhiều hiệu quả, hàng năm mùa màng tốt tươi, mang lại no ấm cho các bản làng. Việc có ích đó dần dần trở thành ý thức tự giác trong nhân dân cả nước, như một phép mầu để nhân dân hàng năm đắp thêm nhiều đê ngăn nước lũ, chiến thắng thuỷ thần. Ba anh em đi đến đâu cũng được nhân dân tin yêu, quý mến và tôn vinh, riêng Sơn Tinh được tôn vinh là ông vua trị thuỷ, người đời truyền gọi ba anh em là “Một thánh, hai thần” Đức Thánh Tản Sơn Tinh (Nguyễn Tuấn), Cao Sơn thần (Nguyễn Hiền), Quý minh thần (Nguyễn Sùng). Một lần Đức Thánh Tản Sơn Tinh phò vua Hùng dẹp giặc Thục xong, Người cùng quân lính đi đến bên bờ sông Tích, nơi có đất đai mầu mỡ, phong thuỷ hữu tình. Bỗng có một vầng mây hồng xà xuống che trên đầu như một cái tán khổng lồ trời buông, Sơn Tinh cho đây là điềm lành và đặt tên nơi đây là Vân Già. Ngài cho xây một Đông cung để mỗi lần đi qua có chỗ trú chân (dân làng lấy tên ấy đăt tên cho làng mình là Vân Già gọi chệch là Vân Gia). Tại nơi đây, người đời sau cho xây một đền thờ đặt tên là Đền Và (Đông cung-Đông Chấn cung). Từ đó trở đi, Đền Và là nơi thờ Đức Thánh Tản để nhân dân dâng hương cầu thánh, thần phù hộ, độ trì và tưởng nhớ đến vị những thánh, thần bất tử của trời Nam.
 Đến Đền Và bắt đầu từ tấm bia “hạ mã” đặt ở lối vào, là nơi dừng ngựa, xuống xe, xuống kiệu. Bên ngoài là giếng nước nhỏ, nước trong ngắn ngắt, ai đến thăm mà được múc nước rửa mặt thì sẽ thấy mình thanh thoát. Tiếp theo là động ngũ hổ rồi đến Nghi môn - cổng lớn dẫn vào nội đền, qua khoảng sân rộng là đến nhà tiền tế. Trong Đền Và thờ đức Quốc mẫu; thời tam vị Đức Thượng đẳng là Đức Thánh Tản Sơn Tinh (Nguyễn Tuấn), Cao Sơn thần (Nguyễn Hiền), Quý minh thần (Nguyễn Sùng). Ở đền Trung có 4 pho tượng tứ trấn mình khoác áo bào đỏ, tay cầm vũ khí, trấn giữ 4 phương Đông - Tây - Nam - Bắc quanh núi Ba Vì. Ngoài hiên là hai pho tượng quan văn và quan võ có nhiệm vụ lắng nghe lời thỉnh cầu của dân gian rồi trình lên Đức Thánh Tản. Trong Đền Và còn có 18 đạo sắc phong, 47 đôi câu đối, 18 bức hoành phi, 1 quyển văn tế, 2 tấm bia đá, 3 quả chuông đồng.
Lễ hội Đền Và
Đền Và là nơi Lễ hội của nhân dân địa phương, nơi thờ cúng Đức Thánh Tản, thánh mẫu và các huynh đệ của Ngài; là địa điểm du lịch đón khách thập phương đến thưởng ngoạn và dâng hương lễ Thánh, tỏ lòng biết ơn người anh hùng khai sơn, trị thuỷ từ thủa hồng hoang. Lễ hội Đền Và là nét đẹp của sinh hoạt văn hoá cộng đồng, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh, văn hoá thờ thần thánh, thờ các vĩ nhân và anh hùng dân tộc. Lễ hội Đền Và có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương và du khách gần xa tham gia. Lẽ hội hàm chứa ước vọng thiêt tha của bà con nhân dân, của cộng đồng về khát vọng chiến thắng thiên tai, vươn lên làm chủ thiên nhiên. Những hoạt động tâm linh trong lễ hội gắn kết giữa linh thiêng và đời thường; giữa thánh thiện và trần tục, giữ thánh thần và anh hùng dân tộc. Lễ hội còn là truyền thống văn hoá, là nét đẹp của những tấm lòng hướng thiện, sự biết ơn, sự tôn vinh và hướng về cội nguồn.
Theo tục truyền vào mùa xuân, trung tuần tháng giêng âm lịch lễ hội được tiến hành, nhân dân trong vùng nô nức kéo nhau về dâng hương hoa cầu sự may mắn cho một năm mới. Có 8 làng tham gia rước kiệu và dự tế ở Đền Và, bao gồm làng Vân Gia, Cầu Trì, Ái Mỗ, Mai Trai, Nghĩa Phú, Đàm Trai (xã Trung Hưng, Sơn Tây); Phú Nhi (phường Phú Thịnh, Sơn Tây), Phù Sa (xã Viên Sơn, Sơn Tây); Di Bình (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc). Kiệu rước bài vị tam vị Đức Thánh gồm 32 trai tráng khoẻ mạnh thay nhau khênh (16 người khênh, 16 người thay thế), ngoài ra còn có 4 người nang quạt che đai và 2 người cầm tán. Khi rước, kiệu chính đi trước đến kiệu văn (để văn tế và sự tích vị thần), tiếp đến kiệu long mũ của tam vị, sau đó đến kiệu hương hoa, oản quả. Đám rước đi vào cổng thành cổ Sơn Tây quay một vòng rồi mới ra bờ sông Hồng, khi nào thấy lá cờ tứ linh gặp gió thổi phất đuôi cờ về phía Nam thì trở lại Đền Và. Ngày Đền Và lễ hội chính là ngày 15 tháng riêng nhân dân các thôn và khách thập phương đến dâng hương hoa, oản quả viếng Đức Thánh để cầu phúc, lộc, thọ. Bên cạnh lễ hội Đền Và, nhân dân quanh vùng còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật, đánh cờ người, bịt mắt đập niêu, thi nấu cơm, mặc quần áo, hát các bài hát dân ca mang đậm bản sắc văn hoá Xứ Đoài huyền thoại.
Ngày nay, Xứ Đoài đang trên đường đổi mới, kinh tế phát triển, nhân dân ngày càng no ấm, Lễ hội Đền Và lại càng được chú trọng, thể hiện sự tôn vinh và hướng về nguồn cội, đây là nét đẹp văn hoá tâm linh của người dân Sơn Tây nói riêng và cả nước nói chung. Hàng năm, vào ngày đầu xuân Đền Và mở hội, hàng vạn du khách gần xa chảy về vùng đất thiêng Xứ Đoài dự lễ. Từng dòng ô tô, xe máy đổ về đậu kín bãi đỗ xe, du khách xuống viếng Đền thắp hương tế tam vị Đức Thánh. Người ta bầy các vật phẩm của ngon vật lạ: nào chè, nào thuốc, nào bia lon, rượu ngoại, nào tiền vàng, hoa quả vào các mâm nhôm, mâm đồng dâng lên Đức Thánh, có người lầm nhầm tự khấn vái, nhiều người nhờ các cụ Thủ từ ở đền cúng hộ, nhưng dù hình thức cúng vái nào thì ai cũng thành tâm trước Thánh, Mong ngài phù hộ, độ trì cho tai qua, nạn khỏi, ăn nên, làm ra, sức khoẻ dồi dào, phát triển mọi mặt. Đi lễ hội Đền Và là món ăn tinh thần, là động lực để mỗi người tự tin hơn, vững bước trên con đường đổi mới làm giầu cho chính mình, cho quê hương đất nước, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

             Nguyễn Văn Lai

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Em về thăm quê

CHIẾC KHĂN ĐỎ


Chiếc khăn đỏ của em
Cùng em đi tới trường
Bay thướt tha trong gió
Như cùng bay với chim
Như hướng lên bầu trời
Như lá cờ Tổ quốc.

Ôi! Sao yêu chiếc khăn
Chiếc khăn là bầu trời
Chiếc khăn là Tổ quốc
Chiếc khăn là cánh chim
Đang bay cùng với gió.



Nguyễn Thị Huế
                   Khu gia đình Trường Sỹ quan Lục quân 1
        Học sinh lớp 3A-Trường Tiểu học Cổ Đông, tx Sơn Tây

























CHÚ VOI HAY BỰC MÌNH


Ở khu rừng kia, có chú voi con rất hay giận hờn, nhưng cũng có lúc vui vẻ. Một hôm chú voi đi dạo chơi, chợt voi gặp một chú chuột, chú chuột này cũng rất ham chơi, không chịu học hành gì cả, nên chú ta chẳng hiểu được ngôn ngữ của ai.
Gặp chuột, voi hỏi:
-Bạn là ai vậy ?
Chuột không hiểu voi hỏi gì, cậu ta trả lời linh tinh theo ngôn ngữ của riêng của mình.
-Chíp, chíp, chíp !
Voi tưởng chuột trêu chọc mình, liền nảy cái thói hay nóng giận ra. Voi to giọng nói:
-Ngươi muốn trêu chọc ta ư ? Hãy nên biết ngươi là quá nhỏ bé đối với ta. Ta mà giẫm ngươi thì chỉ có chết là chắc!
Nghe vậy, nhưng chuột chẳng hiểu gì cả, chú ta thảm nhiên cười và chạy đi chơi.
Tuy rất muốn có nhiều bạn, nhưng vì thói hay giận dỗi nên voi chẳng có ai chơi với mình. Một hôm, voi chán quá ngồi một mình, chợt có bác tê giác đến chơi, thấy cảnh voi ngồi buồn thiu, bác biết ngay tại sao voi lại buồn như thế. Bác ôn tồn nói:
-Cháu không có bạn là phải thôi ! vì cháu có tính hay giận dỗi. Từ nay cháu phải sửa đổi tính nết của cháu đi, thì mới có bạn.
Voi nghe lời bác tê giác, từ đó không hay giận dỗi một cách vô cớ nữa, nên voi có rất nhiều bạn thân. Có nhiều bạn bè thân thiết, nhưng voi không bao giờ quên ơn bác tê giác dạy dỗ.



Nguyễn Thị Huế
        Khu gia đình Trường Sỹ quan Lục quân 1
      Học sinh lớp 3A-Trường Tiểu học Cổ Đông, tx Sơn Tây













HAI CHÚ THỎ SINH ĐÔI


Hai chú thỏ sinh đôi
Cùng nhau luôn chăm chỉ
Cùng trồng nhiều cây xanh
Trồng nhiều hoa xinh đẹp.
Công việc vui có ích
Hàng cây lớn từng ngày
Cho những bầy chim non
Chuyền trên cây vui hót.
Tiếng chim nghe thánh thót
Trong nắng vàng líu lo.
Hàng cây chính là nhà
Cho bầy ong xây tổ
Làm mật ngọt cho đời.
Cho bầy kiến sinh sôi
Cần cù trong lao động.

Hai chú thỏ sinh đôi
Ôi! Sao yêu các chú.
Hai chú thỏ chăm chỉ
Hãy cùng với chúng tôi
Ong, bướm, chim và kiến
Làm việc tốt thật nhiều.


Nguyễn Thị Huế
         Khu gia đình Trường Sỹ quan Lục quân 1
        Học sinh lớp 3A-Trường Tiểu học Cổ Đông, tx Sơn Tây










 









 

VỀ THĂM QUÊ


                                                Em về thăm quê
                                                          Trên con đường đê
                                                Dẫn về xóm nhỏ
                                                Vẫn mái nhà tranh
                                                Vẫn cánh cò bay
                                                Vẫn đồng lúa chín
Đẹp như bức tranh
Mát lành cơn gió
Ôi yêu làm sao
Quê hương là gió
Quê hương là trăng
Quê hương là nắng
Em quý em yêu.

Em luôn cố gắng
Xứng đáng trò ngoan
Mau lớn trưởng thành
Góp công xây dựng
Quê em đẹp giàu.

Nguyễn Thị Huế
        




















CHUYỆN VỀ HAI SỢI TÓC


Ngày xưa, có hai sợi tóc đen chơi rất thân với nhau. Ngày qua ngày, một người bạn đã dần dần trở thành màu trắng, sợi tóc trắng yếu đuối và không còn nhanh nhẹn như trước nữa. Người bạn kia thấy thế nghĩ: “mình còn khoẻ thế này mà lại kết bạn và chơi với một người đã già, yếu đuối như thế nữa sao? thôi mình chẳng chơi với tóc trắng nữa!”-sợi tóc đen nghĩ thầm như vậy! Thế là người bạn tóc trắng không có ai chơi với mình nữa, nhưng tóc trắng không buồn, hàng ngày vẫn chăm chỉ làm việc. Sợi tóc đen lại tìm đến chơi với một bạn tóc đen khác còn khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. Nhưng chỉ một thời gian sau, sợi tóc đen cũng đần dần bạc trắng như bạn cũ của mình trước kia. Người bạn mới của nó thấy thế bèn chia tay với nó, không một lời từ biệt. Buồn quá, nó ngồi một mình lặng lẽ khóc. Nhưng người bạn cũ tóc trắng lại đến bên vỗ về, chăm sóc và chơi với nó. Lúc này sợi tóc mới hiểu và hối hận “Hoá ra tình bạn mà không chân thành cũng giống như bọt nước xà phòng long lanh là vậy, nhưng lại rất chóng tan vỡ”. Từ hôm đó, đôi bạn tóc đen trước kia, bây giờ trở thành đôi bạn tóc bạc luôn thân thiết bên nhau, không xa rời nhau. Bài học ngày xưa, hai người bạn vẫn thường dạy dỗ cho con cháu của họ sau này.

     Nguyễn Thị Huế
        Khu gia đình Trường Sỹ quan Lục quân 1
                 Học sinh lớp 3A-Trường Tiểu học Cổ Đông, tx Sơn Tây


QUYỂN SÁCH


Quyển sách của em
Phần thưởng hôm qua
Mẹ mua làm quà
Mừng ngày sinh nhật
Em rở từng trang
Màu vàng màu đỏ
Có con gà trống
Có ông mặt trời
Có đồi cây nhỏ
Có những hàng tre
Rì rào trong gió
Từ khi em có
Quyển sách xinh tươi
Em luôn chăm chỉ
Đọc sách học bài
Để ngày mai đây
Dựng xây đất nước.

Nguyễn Thị Huế
     Khu gia đình Trường Sỹ quan Lục quân 1
               Học sinh lớp 3A-Trường Tiểu học Cổ Đông, tx Sơn Tây


SÔNG LÈN VÀ MẸ TÔI

                                                                        10.2013
BỐ ƠI !
Ngày nào tóc bố điểm sương
Vẫn người khoẻ mạnh phong sương dạn dày
Ngày nào bố vẫn ngồi đây
Bên trang giấy với một cây bút gầy
Chữ thánh hiền gửi gió mây
Cùng người tri kỷ giải bầy tâm tư
Ghét gian ác, quý nhân từ
Giúp người lại gặp những điều thị phi
Tai ương mấy bận đến đi
Còn là tất cả những gì sáng trong
Khổ đau nén cả vào lòng
Thiệt hơn không tính chỉ mong yên bình
Cuộc đời ngay thẳng phân minh
Dẫu nhiều oan trái không sinh oán thù
Bố là ngọn gió mùa thu
Là nguồn nước mát chảy từ núi cao
Bố là muôn triệu ánh sao
Toả muôn ánh sáng biết bao ân tình
Bố là giọt nắng bình minh
Cho con cho cả chính mình bố ơi!
Bây giờ bố đã bệnh rồi
Khó ngồi, khó nói những lời thiết tha
Cháu con xúm xít quanh nhà
Lo cho bố khỏi nhưng mà khó thay
Lạy trời cao, lạy đất dầy
Lạy tiên lạy phật, lạy ngày lạy đêm
Mong cho bố khoẻ thêm lên
Nhưng mà bố vẫn về bên ông bà
Bố ơi! con cháu cả nhà
Đớn đau khóc bố thế là bố ơi
Từ nay chẳng thấy bố rồi
Được nghe bố dạy những lời thiết tha
                                                         Tháng 7-2013

Lôc b¸t th¬:                      MÑ vÉn ®îi anh vÒ !

ChiÕn tranh dÉu ®· lïi xa
MÑ t«i vÉn mét m¸i nhµ qu¹nh hiu
VÉn ngåi tùa cña nh÷ng chiÒu
Ph­¬ng trêi xa m¾t ®¨m chiªu ngãng nh×n
Bèn m­¬i n¨m mÑ lÆng im
§øt tõng khóc ruét ch­a t×m ®­îc con
Anh n»m nghØ gi÷a Tr­êng S¬n
§Ó lßng mÑ quÆn, nÐn dån nçi ®au
ë ®©u, giê anh ë ®©u?
Rõng xanh vÉn h¸t m·i c©u qu©n hµnh
Quª h­¬ng ®· hÕt chiÕn tranh
Anh kh«ng trë l¹i, mÑ anh ®· giµ
Nhµ anh vÉn m¸i nhµ tranh
Ng­êi yªu vÉn cø ®îi anh, ch­a chång
VÉn ngåi tùa cöa ngãng tr«ng
VÉn mong cã mét mïa ®«ng anh vÒ
VÉn chiÒu, vÉn s¸ng ®ång quª
T¶o tÇn vÊt v¶ ®i vÒ c« ®¬n
Gióp mÑ anh nh÷ng xím h«m
DÞu dµng hai nçi c« ®¬n th¸ng, ngµy
Ng«i nhµ t×nh nghÜa míi x©y
Bít ®i nh÷ng nçi v¬i ®Çy gian tru©n
Th«i th× ch­a hÕt nçi buån
Ýt nhiÒu bï l¹i mÊt cßn chiÕn tranh
Anh n»m nghØ l¹i rõng xanh
§Ó cho Tæ quèc yªn lµnh mïa xu©n.
                                                                                                NguyÔn V¨n Lai
                                                                       

Kh¸ch ®Õn ch¬i nhµ

                                      K×a em, kh¸ch ®Õn ch¬i nhµ
                             Nhïng nh»ng sao ch¼ng thÊy ra mêi trÇu
                                      Kh¨n má qu¹ chÝt ngang ®Çu
                             "YÕm ®µo mét d¶i b¾c cÇu" anh qua
                                      ¸o tø th©n, guèc méc cao
                             "§«i gß bång ®¶o" lµm nao lßng ng­­êi
                                      "Lóng liÕng lµ lóng liÕng ¬i !"
                             NgËp ngõng em ®Ó trÇu r¬i mÊt råi
                                      Em xinh em ®øng bªn t«i
                             MiÕng trÇu cay, nh¾n ®«i lêi g× ®©y?
                                      Ng­­êi ¬i, em göi c©u nµy
                             "Yªu nhau cëi ¸o b¾c cÇu" th¨m nhau
                                      Gi¸ ®õng cã nãn quai thao
                             Cã ®«i guèc méc, lôa ®µo buéc eo
                                      Th× anh ®©u ph¶i lÇn theo
                             T×m ng­­êi quan hä mµ theo em vÒ
                                      Anh lµ ng­­êi cña "ch©n quª"
                             "Ng­­êi ¬i, ng­­êi ë", ng­­êi vÒ lµm chi
                                      "Ra ngâ mµ tr«ng" th«i th×
                             "Cßn duyªn" em ®· véi ®i lÊy chång
                                      §Ó anh n¨m ngãng, m­­êi tr«ng
                             §Ó anh ngåi d­­íi c©y hång, gèc ®a
                                      B÷a nay kh¸ch ®Õn ch¬i nhµ
                             ChÝt kh¨n má qu¹ em ra mêi trÇu
                                                                            



GÆp ë nghÜa trang cao nguyªn


Mét chiÒu em ®Õn nghÜa trang
Nh÷ng ng«i mé xÕp th¼ng hµng bªn nhau
T×m Anh, Anh ®ang ë ®©u?
§äc hµng mé chÝ mµ ®au quÆn lßng
N¾ng chiÒu nhµn nh¹t mïa ®«ng
L¾t lay giã thæi hµng th«ng r× rµo
Khãi h­¬ng nghi ngót nao nao
NghÜa trang im lÆng nghÑn ngµo lÖ r¬i!
MÑ ¬i! con ®· tíi n¬i
T×m Anh m·i tËn ë n¬i cuèi trêi
NghÜa trang Anh nghØ ®©y råi!
Tªn Anh mé chÝ s¸ng ngêi ng«i sao
Bçng d­ng em khãc khi nµo
§«i dßng lÖ ch¶y em nµo cã hay?
Mét chiÒu em ®Õn n¬i ®©y
NÐn h­¬ng em th¾p, ®äng ®Çy t×nh th­¬ng
Mêi Anh vÒ víi quª h­¬ng
Cho lßng mÑ ®ì tæn th­¬ng Ýt nhiÒu!
                                                                                                NguyÔn V¨n Lai




vÒ h­u

Nhµ anh gÇn c¸nh ®ång xanh,
Cã khung cöa sæ m¸t lµnh giã tr­a
Vî anh mét n¾ng hai m­a
C¸c con anh lín vÉn ch­a viÖc lµm
Cßn anh ®êi lÝnh gian nan
Däc dµi biªn giíi, "lµm quan" vÉn nghÌo
VÒ h­u c¸t bôi b¸m theo
M¸i ®Çu tãc rông, nh¨n nheo cïng vÒ
ChiÒu chiÒu thong th¶ ®¹p xe
D¨m ba con ch÷, ai nghe ch¹nh lßng
Ngåi buån ®äc s¸ch mµ tr«ng
T×m ®iÒu nh©n ng·i cho lßng th¶nh th¬i
§êi ng­êi dµi ng¾n, ai ¬i!
QuyÒn cao, chøc träng mµ v¬i ©n t×nh
NgÉm m×nh l¹i bùc víi m×nh
Ng­îc xu«i vÊt v¶ bÊt b×nh lµm chi...
Ch¾t chiu phóc ®øc tõ bi
Mang lªn thê phËt bá ®i phÝ hoµi
"Lµm quan" mÊy chôc n¨m dµi
Th«i ®õng tr¨n trë thiÖt thßi ®¾ng cay
VÒ råi míi biÕt lµ may
Nh©n t×nh thÕ th¸i, ai hay mÆc ng­êi!
ë ®êi míi hiÓu vÒ ®êi
R»ng nay s­íng, khæ lµ trêi cho anh
TiÒn tµi danh väng qua nhanh
TÝch thiÖn, tÝch ®øc míi thµnh ch÷ t©m
MÑ cha mÆc ¸o ®ång lÇm
§Ó cho con ch¸u n©ng tÇm bay cao
VÒ h­u cuéc sèng thanh tao...!

SÔNG LÈN VÀ MẸ TÔI
Làng tôi ở cạnh sông Lèn
Nghiêng nghiêng mái rạ thân quen khói chiều
Bãi bờ bồi lắng phì nhiêu
Câu hò ngọt mát tình yêu đong đầy
Gió m­ưa, bão lụt bao ngày
Thân cò sơ xác hao gầy mẹ tôi
*
Dòng sông bên lở bên bồi
Bến Đình một thủa nơi tôi nhớ làng
Ra giêng ngày tháng xênh xang
Đồng xanh, lúa tốt, xóm làng nhàn tênh
Mẹ tôi quang gánh gập gềnh
Chợ Lèn hai buổi mẹ thành thánh nhân
Cho tôi học, cho tôi ăn
Cho tôi áo mặc, dạy răn nên ng­ười
*
Mẹ đi, tuổi ngoại bảy m­ươi
Chợ Lèn như­ thể vắng ng­ười bán mua
Tôi xa quê cả bốn mùa
Chân trời, góc bể,  bão m­ưa cũng đành
Dòng sông xanh, ­ước mơ xanh
Để dành gửi mẹ nay thành phiêu du
Thật thà chất phác nhân từ
Lời mẹ dạy vẫn còn nh­ư bên mình
Mẹ là giọt nắng bình minh
Là câu thơ nặng ân tình ru con
Đói nghèo, cay đắng, mất còn
Đ­ược thua, hơn thiệt, vuông tròn làm chi?
Làm ng­ười cốt cách nghĩ suy
Tiền tài danh vọng mà chi...thêm phiền?
*
Thỏng ngày nhớ nhớ quên quên
Chiều soi bóng mẹ, sông Lèn lăn tăn…
Nguyễn Văn Lai                   

SƠN TÂY

Tôi về vùng đất đá ong
Bấm tay tính đủ nỗi lòng nặng sâu
Người nơi đây, đất nơi đâu
Là em, là mẹ áo nâu bạc mầu
Xẻ chia tình nghĩa bấy lâu
Nhường cơm, bớt áo cho nhau đồng lần
Đá ong một thủa tương thân
Thó dài, mũi nhọn người thân hao gầy
Oằn mình kỳ cạch bấy nay
Tường cao, nhà rộng tự đây mà thành
Đất nghèo xưa mái nhà tranh
Chè xanh, mít mật nổi danh xứ Đoài
Lớn nhờ củ sắn, củ khoai
Gạo cơm của mẹ, hình hài của cha
Đói nghèo gắn kết chúng ta
Gian nan vất vả bài ca ân tình
Vuông tròn một khối xinh xinh
Một tình yêu, môt gia đình yên vui












BIỂN VÀ QUÊ HƯƠNG
Tết này anh đã trọn tuổi quân
Xa em thêm mấy bận trăng tròn
Giao thừa anh cùng cây súng thức
Giữ biển trời đất nước sang xuân

Nơi đảo xa vẫn sáng niềm tin
Biển mênh mông chân trời đã rạng
Hướng đất liền anh mang tình em
Sóng vỗ bài ca tình yêu bất diệt

Em ở quê hương đón xuân sôi nổi
Tuổi trẻ căng tràn sức sống thanh xuân
Anh biết quê ta đang nhiều thay đổi
Xuân đến từng nhà hối hả vui tươi

Tuổi trẻ chúng ta - mùa xuân đất nước
Khát vọng bay cao với nhiều mơ ước
Nhà máy, công trường, giảng đường ta bước
Anh và em sánh bước bên nhau

Nhưng hôm nay theo những con tầu
Anh đến đảo xa tuần tra giữ biển
Để đồng xanh thẳng cánh cò bay
Và những câu hò thắm đượm tình ta

Giữa biển xanh, mênh mang sóng vỗ
Nơi quê nhà em là bến đỗ
Của tầu anh lắng sóng xa khơi
Biển- quê hương em vẫn đợi chờ.


                                        



MẸ ĐÃ ĐI RỒI
Có một mùa hè
Như những mùa hè
Bình thường lặng lẽ
Trái tim tái tê
Nhận tin mẹ mất
Con không về kịp
Lửa đốt lòng con
Về với ngọn nguồn
Mẹ đi mãi mãi!

Nỗi đau nào ở trên đời
Bằng con mất mẹ ông trời thấu chăng?

Trời nắng chang chang
Cơn mưa bất chợt
Tim con lạnh buốt
Nước mắt cứa lòng

Đám tang đông lắm mẹ ơi!
Bà con lối xóm nhiều người đến thăm
Bố như bó đóm xắp tàn
Tiễn đưa mẹ-Bố hai hàng lệ rơi
Con về với mẹ, mẹ ơi!
Còn đâu thấy mẹ nấu nồi cơm khoai

Chị em sáu đứa đủ đầy
Bây giờ mất mẹ như bầy chim non
Đầy nhà đông đủ cháu con
Mẹ đi để lại muôn vàn tình thương        

Trái đất thì tròn
Con đường thì nhỏ
Đưa con trở về
Gập gềnh xóm nhỏ

Mẹ nằm ở đó
Hai hàng nến đỏ sáng soi
Trời ơi! mẹ đã ngủ rồi phải không?

Tháng năm cháy đỏ dòng sông
Còn đâu bóng mẹ lưng còng bên hiên
Còn đâu một thủa bình yên
Nhà ta vắng mẹ, chợ Lèn thưa hơn
Gió hè thổi cũng cô đơn
Lá dong, lá chuối héo buồn không tươi
Con chim khứu hót không lời
Cây hồng xiêm lá xanh tươi đâu rồi
Dàn thiên lý hoa úa sầu
Thiếu bàn tay mẹ, ái đâu hái dùm
Cay na lá rụng nhiều hơn
Mít không ra quả cây đơn lụi tàn

Mẹ ơi! trong lúc gian nan
Bố con xớm tối bần hàn có nhau
ít nhiều vợi bớt nỗi đau
Mẹ đi, thiếu mẹ con đâu hết buồn
                                                   Tháng 5 - 2006      

BẬC CẦU THANG
––––––

Leo thêm bậc cầu thang
Là thấy mình nhỏ lại
Đôi bàn chân khổ ải
Của ng­ười ở ngư­ời đi

Ai đó vấn v­ương chi
Chuyện thư­ờng ngày vẫn vậy
Dòng sông đời tuôn chảy
Để đôi bờ đam mê

Cõi lòng thấy u mê
Vì tâm tình giang dở
Làm sao không trăn trở
Đôi cánh cò tạt ngang

Chỉ một bậc cầu thang
Mà đa mang tình nghĩa
Một mối tình đơn lẻ
Nay sẻ đàn, gãy cây

Ta lại trở về đây
Của một thời vất vả
Đ­ược hôn lên thánh giá
Cảm ơn ngư­ời quăng dây

Dẫu bây giờ thang máy
Đ­ưa đôi ta lên mây
Nh­ưng em ơi sao vậy
Nhớ một thời đam mê

Bậc cầu thang cao thế
Càng bư­ớc càng xa ghê
Bao tháng ngày là vậy
Ta và em vụng về

Hỏi trời, trời cũng thế
Hỏi đất, đất không hay
Hỏi đời, đời ngoảnh mặt
Hỏi ngư­ời, ng­ười “thơ ngây”

Thôi ta hỏi con tim
Em dại khờ đến thế
Nặng thân mình máu đỏ
Dám lạc vào yêu đ­ương
Bậc cầu thang thân thư­ơng
Cao và dài đến vậy
Đợi chờ hoài chẳng thấy
Ng­ười với ng­ười nên duyên

Cho ta gửi lời khuyên
Cuộc tình ừ dâng hiến
Lòng ngư­ời rộng nh­ư biển
Chớ bao giờ mò kim

Cầu thang im không nói
Ta cũng vờ không hỏi
Em đau khổ buồn dầu
Ta ruột đau sát muối

Sơn Tây, 10/9/2009



VỀ THUẬN THÀNH

Về với Thuận Thành đất Luy Lâu
Thăm chùa Bút Tháp với chùa Dâu
Hỡi em cô gái vùng Kinh Bắc
Có đợi ta về đến bao lâu

Còn nhớ người xưa ở nơi đâu
Cô gái hái dâu vung bán nguyệt
Xênh xang quan họ níu chân người
Quân vương ngự lãm hương đồng nội
Nàng Yến bồi hồi cạnh gốc dâu

Ta về đây, em ở đâu
Còn duyên quan họ chửa qua cầu
Bâng khuâng ta tựa vào giải yếm
Guốc mộc cao nghiêng ngả mạn thuyền

Hội Lim vào mùa dã bạn
Thuận Thành hát khúc người ơi!
Con nhện giăng mùng người ở
Áo the, khăn xếp em nâng

Thiên Thai liền anh mỏi gối
Hội cờ trên bến Luy Lâu
Quai thao buộc vào nón thúng
Rùng rằng buông áo em ra

Người ơi, liền chị mời trầu
Ngọc ngà tha thướt lưng ong
Búp măng trao ta cánh phượng
Thẹn thùng e ấp mi cong


GỬI ĐI MỘT CHÚT VÔ TÌNH

Gửi đi một chút vô tình
Cho em cho cả chính mình bâng khuâng
Em là ngọn gió mong manh
Để anh là tia nắng xanh bất ngờ
Tuổi hồng em đẹp ngây thơ
Mắt huyền lơ đãng con đò sang sông
Tóc mây thon thả lưng ong
Hương bồ kết toả cho lòng ngẩn ngơ
Sân trường một gã trai khờ
Nhìn theo áo trắng quên giờ ra chơi
**
Chiều mùa đông ấy xa xôi
Có gã trai khờ ra trận
Rồi ngụp lăn bên chân trời phía Bắc
Giữa chập trùng viễn xứ biên cương
Giấc mơ về một giảng đường
Bàn chân trần chiến thuật
Tập bài hối hả Đồng Doi
Trái đất vẫn tròn
Rừng và biển xẻ chia nỗi nhớ
Để nỗi lòng dằng dặc tháng năm
Gió cô đơn giận dữ
Biển mênh mông sóng gào
Nước vẫn mặn
Như mồ hôi anh mặn
Thấm vào lòng đất mẹ thiêng liêng
Chắt chiu đổi cả cuộc đời
Ngàn sâu nghiệt ngã ở nơi vô thường
Gửi em một chút yêu thương
Tháng năm nếm trãi dọc đường chiến tranh
Anh về tìm lại chính anh
Hoá ra là gã trai lành ngô nghê.

2-2012



ẢO ẢNH

Tôi đi trong hy vọng
H­ướng về phía Đông
Đ­ường xe tấp nập mênh mông quá
Gió rét ập về
Lòng tái tê
Ng­ười ơi có biết
Nỗi cố gắng tột cùng
Hy vọng mong manh
Dòng ngư­ời hối hả
Trăn trở đăm chiêu
Trời nghiêng, mặt đất cũng nghiêng
Cỏ cây tím tái
Mặt ng­ười vụng dại
Cứ đi
Tiếng m­ưa thầm thì
Cố gắng
Gió lia ngang
Cứa buốt
Thịt da
Trời cứ m­ưa
Đi trong ngụp lặn
Giữa đời
Bên tôi
Dòng đời và bánh xe vẫn chạy
Chiều ấy
Một ngày
Giữa đông
Không hy vọng
N­ước mư­a
Xối xả
Lạnh tê ngư­ời
Về nhà
Mong manh
Một ngày tới
Tôi gặp em đây rồi
Trống trãi cô đơn
Hai tâm hồn xích lại
Như bài thơ đứt đoạn chép thêm vần
Tuổi bốn mư­ơi
Nghĩ và yêu là hai thế giới khác biệt
Khi đo lòng mình bằng chính con tim
Không thể nào tin
Em mạnh mẽ và tham lam quá
Tôi đam mê, ngây dại, khù khờ
Nên đã hết
Một tình yêu bốc lửa
Cháy càng to là chính lúc lụi tàn
Tình yêu khát là tình yêu xắp chết.
Tin đi em
Đừng ngây dại như­ anh
Nhìn phía trư­ớc
Vừng đông sẽ hửng sáng
Gió và mây
Khó che nổi mặt trời
Em là lửa
Của những tia nắng sớm
Hay là ly r­ượu rót tràn đầy
Anh chư­a uống
Mà thấy mình ngây ngất
Giữa đơn côi
Đỡ chống trải lạnh lùng
Em không thể
Là m­ưa hay là nắng
Cũng không là ly r­ượu giót tràn đầy
Em là cỏ, là hoa là mây gió
Là tình yêu ngự trị vĩnh hằng
Là cơn khát giữa tr­ưa hè oi ả
Anh đam mê ngửa cổ
Trút cơn thèm
Giữ sa mạc mêng mông
Không tin nổi
Hình bóng em
Trên cát bỏng
Tan dần
Và ảo ảnh
Lạnh tanh, trắng xoá
Một con ngư­ời
Không giống những con ngư­ời
Em là cát
Nỗi khát khao có n­ước
B­ước chân anh
Nghiêng ngửa
Giữa chiều
Em là nư­ớc
Giữa vô vàn tinh thể
Hiện phía xa
Nh­ưng biến mất đến gần
Sa mạc cát
Đâu dễ gì có được
Em chính là
ảo ảnh

Của đời anh !