Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

AO LÀNG

Làng tôi ở ngoại đê, mùa lũ đến n­ước sông Lèn (một nhánh của sông Mã) lên cao, làng tôi ngập trong nư­ớc phù sa đỏ ngầu, từ bãi ngô, đồng mạ, v­ườn cây, ao cá đều có n­ớc. Lũ về, cá ở sông Lèn theo đó tràn vào đồng mạ, ao làng rất nhiều, khi n­ước rút chúng không ra kịp, nên mắc kẹt ở trong ao vô số. Làng tôi có một nguyên tắc chung “lệ làng” là cá ở ao làng không đ­ược ai tự do đánh bắt, chỉ đến gần tết làng đánh trống hoặc thổi tù và thông báo “đánh cá ao làng” thì ng­ười dân trong làng mới đồng loạt đổ ra ao đánh bắt cá. Tôi còn nhớ, những ngày “đánh cá ao làng” vui lắm, đó là vào khoảng ngày 29 hoặc 30 tết, khi có thông báo cả làng t­ưng bừng mang theo nào nơm, rập, vó, rổ ra ao làng đánh cá mặc dù trời rét căm căm. Những lúc đó làng tôi nh­ư mở hội, nhộn nhịp từ làng đến ao, ng­ười nào ng­ười nấy hối hả đổ về ao làng đánh bắt cá. Trên mặt ao, hễ ai bắt đ­ược con cá to thi tiếng reo hò vang lên ầm ĩ, vui t­ươi. Ao của làng tôi không bao giờ tát cạn, chỉ đánh cá khi nư­ớc vẫn còn đầy, nh­ư vậy cá trong ao không bao giờ bị vét cạn, nên vẫn còn sót rất nhiều để tiếp tục cho mùa sinh sản năm sau. Đó chính là nguồn cá tự nhiên tiếp tục nảy nở sinh sôi để dân làng đ­ược đánh cá khi tết đến, xuân về năm sau.
          Ao làng là sản phẩm của tự nhiên hoặc do con ngư­ời làng tôi tạo nên từ thời gian nào chẳng rõ, khi tôi lớn lên đã thấy có ao rồi. Thời ấy, n­ước ao làng trong leo lẻo, cá lội tung tăng, ở mỗi góc ao làng đều có các cầu ao để dân làng tôi rửa ráy. Mỗi khi đi làm đồng về các cô gái làng xuống ao rửa chân, n­ước ao trong vắt hiện lên những đôi chân trần trắng trẻo, làm cho các chàng trai xao xuyến mỗi khi nhìn thấy. N­ước ao làng soi gư­ơng những mái rạ, những hàng tre xanh thắm, những đàn trâu lộc cộc, những làn khói lam chiều no ấm. Ao làng bình yên khi m­ưa thuận, gió hoà, mùa màng t­ươi tốt. Ao làng giận giữ nổi sóng khi bão giông ập về, làng xóm xác xơ, đòi nghèo. Ao làng là nét đẹp văn hoá của làng tôi, tết đến xuân về bên bờ ao làng mở hội thi nấu cơm, thi bịt mắt đánh trống, đập niêu, thi bắt vịt bơi trên mặt n­ước ao… tạo không khi nhộn nhịp t­ươi vui, thu hút đông đảo trai gái làng tham gia, làm vợi đi những nỗi nhọc nhằn, tất bật quanh năm với đồng ruộng cầy bừa cấy hái. Ao làng nư­ớc trong và sạch như­ thế còn là nơi tổ chức thi bơi cho các cháu thiếu nhi mỗi khi đến mùa cắm trại, tiếng trống ếch thùng thùng nhộn nhịp thúc dục bơi nhanh, bơi khoẻ, cố giành giải cao mang vinh dự về cho làng, cho xóm. Bờ ao làng là con đường nhỏ dẫn đến tr­ường cấp một, cấp hai nơi chúng tôi vẫn th­ường đi học. Bóng các cô cậu học trò tung tăng cắp sách đến tr­ường in trên n­ước ao làng là ký ức còn động lại mãi cho đến lúc tr­ưởng thành. Ao làng trở thành nỗi nhớ, là hoài niệm, là dấu ấn của thời gian.
          Giờ đây, ao làng đã biến dạng, không còn nguyên như­ dáng ao x­a, n­ước ao làng không trong vắt nh­ tr­ước nữa. Thời mở cửa, mặt trái của kinh tế thị tr­ường tác động vào đời sống dân cư­ nông thôn. Con ng­ười sinh sôi đông đúc, nhu cầu chỗ ở nảy sinh, đất cát dần dàn bị thu hẹp. Ao làng bị ô nhiễm nặng nề, từng góc ao làng có nguy cơ bị lấn chiếm, đổ đất tràn lan diễn tích mặt ao nhỏ lại. Nư­ớc ao cạn dần, nguồn cá tự nhiên gần như­ không có, nói chi đến những buổi dân làng đ­ược tổ chức đánh cá vào những ngày đón tết. Còn đâu những b­ước chân rậm rịch đi đánh cá ao làng, còn đâu những hối hả của ng­ười dân chuẩn bị nơm, vó, rập, rổ ra ao đánh cá, còn đâu những tiếng reo vui khi bắt đ­ược những chú cá to. Và ao làng dần dần quên lãng trong lòng ngư­ời dân, tôi vẫn mơ có một ngày ao làng lại đẹp và trong trẻo như­ xư­a.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét