“Cây đa, bến nước, sân đ́nh” là biểu
tượng của làng quê Việt Nam, quê hương thân yêu của chúng ta hầu như bất kỳ một
thôn, một làng nào cũng có những cây si, cây đa, cây gạo......đó là “quốc túy,
quốc hồn” của làng xă Việt Nam. Dưới gốc cây si, cây đa, cây gạo là nơi linh
thiêng, nơi thờ thành hoàng, nơi nghỉ mát những buổi trưa hè nóng nực, nơi
tránh băo giông, nơi trẻ chăn trâu tụ tập đánh đáo, chơi cù....ở đó c̣n là cột
mốc, là “điểm nhấn ” của một làng, mà đi đâu, ở đâu người làng quê vẫn nhớ về
một thời tuổi trẻ của ḿnh.
Làng tôi (Tương Lạc, Hà Phong, Hà Trung, Thanh
Hóa) có một cây gạo cổ thụ, khi tôi sinh ra và lớn lên đă thấy cây gạo ở đấy
rồi. Cây gạo đứng sừng sững ở “cửa đ́nh” (nhưng khi tôi sinh ra đ́nh làng không
c̣n nữa). Cây gạo làng tôi cao và to nhất vùng, đứng từ xa đă nh́n thấy rồi.
Làng tôi, xă tôi luôn tự hào về cây gạo ấy. Với con mắt ước lượng của tôi, cây
gạo cao khoảng trên một trăm mét, gốc to đến hơn một chục người ôm không xuể,
mùa hè cành lá xum xuê, trên cây có rất nhiều chim chóc làm tổ, ở đó có một vài
tổ quạ, tổ chim hắc là, c̣n các loại tổ chim chèo bẻo, cà kiểng, chim gáy, chim
ngói nhiều vô kể. V́ cây gạo cao và to quá, nên mặc dù có nhiều chim làm tổ
nhưng không ai có thể phá được, người lớn c̣n chịu nữa là trẻ con tụi tôi. Nh́n
các loại chim to, chim bé làm tổ trên cây, chúng tôi ngước mắt thèm thuồng
nhưng đành chịu, chỉ c̣n cách dùng súng cao su bắn ngược lên nhưng ít khi trúng
đích, nếu có trúng đạn đuối tầm hiệu quả cũng không cao. Chính v́ thế, trên cây
gạo lúc nào cũng ồn ào, tao tác, náo loạn mỗi khi có diều hâu đến. Nhưng lại có
một loại chim rất anh dũng, xông ngay vào tử chiến với diều hâu, từng bầy chèo
bẻo đoàn kết nhào lao thẳng vào con diều hâu to xác tấn công, trông mới kiêu
hănh làm sao. Tuổi trẻ chúng tôi thích nhất là cảnh ấy và cũng rất yêu thích
chim chèo bẻo nên không bao giờ bỏ sót cơ hội chiến đấu của loài chim ấy. Có lẽ
tính cách của làng tôi cũng được h́nh thành từ bức tranh hoành tráng đó nên
trong chiến tranh dân làng đoàn kết chống lại kẻ thù. Biểu hiện rơ nhất trong
cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ, mặc dù bị bom quân thù
tàn phá nặng nề nhưng dân làng tôi đă đoàn kết một ḷng giúp với bộ đội pháo
pḥng không chủ lực quật ngă nhiều máy bay của địch tại quê hương. Dân quân xă
tôi anh dũng lắm, máy bay Mỹ đến, các O dùng súng trường bắn trả, tiếp đạn cho
các trận địa pháo pḥng không của bộ đội, thay thế pháo thú bị thương tiếp tục
bắn trả máy bay quân thù, huyền tích đó lịch sử quê hương đều ghi và ḷng dân
c̣n nhớ măi.
Tháng ba, cây gạo làng tôi nở hoa như một bó đuốc
khổng lồ, từng bông đại đóa nở bung, mầu đỏ rực như thắp lửa. Trên cây chim
chóc vào mùa sinh sản, ríu rít ca vui. Tụi trẻ chăn trâu chạy nhảy tung tăng
dưới gốc cây gạo, ngửa mặt bắn chim, hứng đón những bông hoa gạo xoay tṛn rơi
xuống. Cuối mùa, những bông hoa gạo roi lă tră, nh́n xa như những tàn lửa sáng
rực của những ngôi sao băng rơi từ ngọn cây xuống gốc, tạo cảm giác tiếc nuối
không nguôi. Những người xa quê trở về khi mùa hoa gạo đỏ cứ muốn đứng lặng
ngắm măi những bông lửa rơi rơi mà nhớ về một thời tuổi trẻ buồn vui của ḿnh.
Thế mới biết quê hương là thiêng liêng quá, quê hương là bông hoa gạo rơi, là
đầy trời tiếng chim ca hót, là sao mà quên được hỡi người.
Cây gạo là biểu tượng của làng, khi quê hương chưa
phát triển, nhà cửa cao tầng chưa mọc lên san sát như bây giờ, từ xa nh́n thấy
cây gạo là biết rằng nơi ấy là làng Kéo – cái tên cúng cơm từ đời xa xưa ông bà
đă đặt tên cho làng tôi như vậy. Chẳng hiểu ư nghĩa của cái tên này như thế nào
mà ông cha lại lấy nó để đặt tên cho làng, có lẽ đây chính là nơi “đất lành
chim đậu”, mảnh đất phù sa sông Lèn (một nhánh sông chính của sông Mă) đă là
nơi “chim đậu” của bao lớp người đi trước lập nên và xây dựng làng quê yêu
thương này. Người đời sau chúng tôi cứ hiểu rằng “Làng Kéo” tức là nơi hội tụ,
nơi kéo về những ǵ tinh tú nhất, nơi thu hút t́nh người, nơi mang đến những
tấm ḷng thủy chung, yêu quên hương, đất nước dưới gốc cây ngàn tuổi này chăng.
Dưới tán của cây gạo làng tôi là một khoảng đất
bằng phẳng với lớp cỏ gà dầy mịn, thứ cỏ mà tụi trẻ chăn trâu chúng tôi vẫn
thường ngắt ngọn để chơi chọi gà khi trước. Nơi đây một thời là trạm gác dân
quân, đánh kẻng báo động có máy bay Mỹ xâm phạm làng quê. Từ cây gạo làng tôi
đến cầu Đ̣ Lèn – một trọng điểm giao thông đánh phá của không quân địch chỉ
khoảng 1km. Ngày ấy phải chăng là điều kỳ lạ: Cả làng tôi từ đồng mạ, bờ sông
đến đường thôn, ngơ xóm, đâu đâu cũng bị bom Mỹ cày xới tơi bời, thế mà cây gạo
cao như thế, to như thê vẫn đứng sừng sững, xanh tốt đến diệu kỳ, cả khu đất
bằng gần gốc gạo cũng không hề hấn ǵ. V́ vậy, băi bằng dưới gốc gạo là nơi xă
đội dùng làm chỗ để tập hơp thanh niên giao nhận quân, tập quân sự, sau này
chúng tôi c̣n dùng làm nơi tập thiếu nhi, nơi nghỉ mát mỗi khi đi làm đồng
về....Cây gạo là niềm tự hào, nơi chở che, nơi cho bóng mát, nơi giao lưu của
lứa tuổi học tṛ.
Thế mà,
cây gạo làng tôi giờ này không c̣n nữa, một trận lụt to hay sự ô nhiễm môi
trường của thời mở cửa đă cướp mất cây đi rồi. Người xa quê trở về không c̣n
thấy cây gạo nữa, sự nuối tiếc dâng trào và như bóp nghẹt trái tim của những
đứa con yêu quê hương. Đã không còn cái mốc để định hướng mỗi khi về làng, không c̣n những
mùa hè thắp lửa đầu thôn nơi ngọn cây như trước. Dù thế nào th́ niềm tự hào về
làng quê, nơi một thời tuổi trẻ với những mái tranh nghèo mà anh dũng biết bao.
Làng tôi cũng như bao nhiêu làng quê khác đă chiến thắng cái nghèo, cái dốt để
vươn lên. Hôm nay, bộ mặt của làng tôi đă đổi mới, con đường bê tông chạy giữa
làng hối hả nhịp bước chân và ḍng xe cộ, mang đến những ấm no, hạnh phúc cho
mọi nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét