Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

BỮA CƠM CHIỀU MUỘN

BỮA CƠM CHIỀU MUỘN

          Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in bữa cơm chiều muộn ấy. Cũng như bao gia đình nông dân nghèo của mảnh đất miền Trung những năm tháng khó khăn đó. Nhà tôi chạy ăn từng bữa, sắn khoai chẳng có mà ăn nói chi đến cơm trắng cá kho. Mẹ tôi tần tảo xớm trưa, mưa nắng ngoài đồng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà vẫn không đủ ăn. Hạt lúa, củ khoai quằn mình nuôi lớn 6 chị em chúng tôi trong những năm tháng đói nghèo đó. Có nghĩa là gia cảnh nhà tôi bần hàn, túng thiếu, ít khi có bữa no. Nhưng có một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi không bao giờ quên những ngày khốn khó. Bữa cơm chiều đến muộn, nói đúng hơn là hôm đó không có bữa cơm chiều, mà cả nhà tôi chờ bữa cơm tối. Hôm đó đã hơn 8 giờ 30 tối mà mẹ tôi đi chợ Hoàng (Nga Sơn) vẫn chưa về, ở nhà hết gạo, mấy bố con chúng tôi chả biết tìm đâu ra gạo để nấu cơm chiều. Đi vay thì hàng xóm cũng cảnh nghèo như mình, chẳng có gạo mà vay đành phải đợi mẹ về chợ mà thôi. 7 người trong gia đình tôi đợi mẹ từ lúc chập chiều đến tối mịt vẫn chưa thấy mẹ về. Bố đưa tôi đi đón mẹ, chúng tôi vượt quảng đường hơn 3 km đến đoạn đê vòng vẫn không thấy mẹ đâu. Hai bố con ngồi xuống vệ cỏ bờ đê chờ mẹ, bụng đói lép kẹp, tôi nằm xuống triền đê ngửa mặt lên trời hóng gió. Mùa hè những ngọn gió nồm nam rất mát thổi từ hướng biển vào làm tôi khoan khoái, tạm quên đi cơn đói đến cồn cào. Lúc đó tôi chỉ ước gì đón được mẹ về lục gánh lấy tạm củ khoa lang sống ăn cho đỡ đói lòng mà mãi chẳng thấy mẹ đâu. Thế rồi tôi ngủ quên trên bờ đê lúc nào chẳng rõ. Tôi mơ thấy mình lạc vào lạc vào vườn ổi nhà Bác tôi đầy những quả chín vàng. Tôi trèo cây hái quả và ngấu nghiến ăn cho đỡ cơn đói. Cứ thế tôi trẩy hết quả này đến quả kia cho vào mồm ăn liên tục. Tôi giơ tay ra phía đầu cành vít lấy một quả ổi to chín mọng. Chợt cành ổi gãy đôi, tôi rơi từ trên cao xuống đất rợn hết cả người và ú ớ la to. Cùng lúc đó, tôi giật mình tỉnh giấc đã thấy bàn tay âu yếm của mẹ đỡ tôi ngồi dậy trên bờ đê. Mẹ tôi bảo "con nói gì trong mơ mà mẹ nghe líu ríu". Bố tôi gánh hàng chợ giúp mẹ đi về, mẹ đỡ tôi đứng dậy về theo. Tôi túm gấu áo mẹ lon ton chạy sau, mẹ giúi vào tay tôi miếng bánh đa nướng đã ỉu xìu để tôi ăn tạm. Về đến nhà, các chị và em tôi đã ngủ, lúc này bố mẹ tôi mới nhanh chóng nhóm lửa vo gạo nấu nhanh nồi cơm chiều. Khi cơm canh chín đã gần 10 giờ đêm, chị em tôi mới thức giấc ăn bữa cơm chiều muộn nhưng hạnh phúc quá chừng. Mẹ tôi bưng bát cơm lên, dưới ánh đèn dầu tôi thấy mắt bà ngấn lệ, đôi dòng nước mắt chảy ra, mẹ tôi kín đáo lau sạch không cho chúng tôi biết mẹ khóc, rồi nhìn đàn con bé bỏng của mình ăn cơm, chắc lòng bà đau sắt. Tôi là đứa trẻ tham ăn, đánh vèo một cái đã xơi hết toi hai bát cơm mẹ xới, mẹ xẻ thêm cơm cho tôi từ bát của bà. Tôi bưng bát cơm định đưa lên miệng ăn tiếp, chợt nhìn thấy mẹ buông đũa không ăn, quay mặt chùi nước mắt. Tôi hỏi nhỏ "sao mẹ không ăn nữa". Mẹ nhìn tôi nhỏ nhẹ "mẹ no rồi, các con cứ ăn đi". Tôi tưởng mẹ ăn no thật rồi, nên bình thản ăn nốt phần cơm mẹ vừa xẻ cho, đâu có biết rằng mẹ tôi nhịn đói nhường cho tôi thêm khẩu phần của mẹ.
          Tuổi thơ của tôi cứ vô tư lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và gia đình. Rồi tôi nhập ngũ, lên đường ra biên giới chặn quân thù phía Bắc. Từ người lính trở thành sĩ quan, trải qua bao gian khổ, vất vả. Đến nay, cuộc sống của tôi tương đối ổn định, nhớ lại bữa cơm chiều muộn hôm đó, tôi mới ân hận làm sao. Tuổi trẻ của mình bồng bột quá, đâu có biết rằng để thêm một miếng cơm cho mình là phải bớt phần của mẹ ! Giờ đây, cầm nén hương thơm trước mộ phần của mẹ, tôi không thể nào quên bữa cơm chiều muộn năm ấy mà nước mắt rưng rưng. Tôi lầm rầm khấn trước hương hồn mẹ hãy tha thứ cho đứa con bé bỏng và ngây thơ của mẹ năm xưa..
          Khi có miếng ăn, cái mặc đủ đầy, sao lại quên đi những ngày đói kém. Cuộc sống hôm nay, thêm một bát gạo, thêm một đồng tiền vào túi của mình là bớt đi khẩu phần ăn của bao nhiêu người khác. Tôi vẫn thầm nhủ với chính lòng mình là hãy hiểu rõ quy luật của tự nhiên "Mọi vật chất đều có tổng số không đổi, nếu bên này nhiều thì bên kia sẽ ít".


ĐÒ LÈN-CÂY CẦU MỘT THỜI HUYỀN THOẠI
Thời đó, có một cây cầu cũng đã tứng hứng chịu hàng chục nghìn tấn bom đạn của quân thù, nhưng nó vẫn tồn tại và nối mạch giao thông, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng trong sự nghiệp giải phòng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Đó là cây cầu Đò Lèn trên Quốc lộ 1A bắc trên sông Lèn (một nhánh của sông Mã). Cách cầu Hàm Rồng 17 km về phía Bắc, cầu Đò Lèn hiên ngang nối hai bờ của huyện Hà Trung và Hậu Lộc (Thanh Hoá). Cũng giống như cầu Hàm Rồng, cầu Đò lèn là một trọng điểm đánh phá của máy bay địch, mỗi ngày có hàng chục lượt máy bay đến quần đảo đánh phá, các trận địa pháo phòng không của ta giăng lưới lửa chống lại quân thù. Trận đầu mùng 3,4 tháng 4 năm 1965 ngay từ sáng sớm máy bay địch đã ập đến dội bom tới tấp xuống cầu. Lúc ấy bảo vệ cầu là những khẩu pháo cao xạ 37 ly, 14,5 ly của bộ đội chủ lực và một số trận địa súng máy phòng không 12,7 ly của dân quân địa phương, số lượng rất ít nhưng đã chiến đấu rất có hiệu quả. Trận đánh rất ác liệt xảy ra, máy bay địch, quần đảo, bổ nhào thả bom, bắn rốckét, pháo phòng không của ta từng loạt trả lời. Có lúc hết đạn, pháo thủ bị thương, dân quân và thanh niên địa phương của các xã Hà Phong, Hà Ngọc (huyện Hà Trung-Thanh Hoá) nhanh chóng tiếp đạn cho bộ đội, thay thế các pháo thủ bị thương tiếp tục nổ súng bắn trả máy bay địch. Trong 2 ngày chiến đấu dũng cảm đó, quân và dân Đò Lèn đã bắn cháy 4 máy bay phản lực của địch, bảo vệ an toàn cho cây cầu lịch sử .
Cầu Đò Lèn ở hạ lưu sông Mã nơi có địa hình bằng phẳng, khó nguỵ trang nên dễ bị địch phát hiện và tấn công, sau này máy bay địch dùng bom la de đánh xập cầu, nhưng ở đoạn sông ấy những cây cầu dã chiến tiếp tục được mọc lên giữ vững mạnh máu giao thông, chi viện sức người sức của cho miền Nam. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1972 ở đoạn sông Lèn nơi có cây cầu sắt lịch sử bị máy bay địch đánh xập ấy đã có 5 cây cầu khác, với các chất liệu và hình thức nghi binh khác nhauđược mọc lên thay thế. Cầu 2 là cầu phao đêm đêm bộ đội công binh bắc vội để cho những chuyên xe quân sự sang sông. Cầu 3 là cây cầu gỗ bắc xuyên qua đoạn sông giữa làng Tương Lạc của tôi, đêm đem những đầu máy hơi nước từ bờ Bắc sông Lèn đẩy những toa hàng sang bên kia sông cho một đầu máy khác keo đi về phía Nam. Cầu 4 sát với cây cầu chính cũng là cây cầu gỗ có đường sắt chạy qua để cho các đoàn tầu chở hàng qua sông. Cầu 5 là cây cầu treo ở phía thượng lưu nơi có thể nguỵ trang tốt và bất ngờ để cho các đoàn xe vượt sông khi vắng bóng máy bay địch. Cầu 6 là cây cầu đường sắt đi vòng lên phái thượng nguồn của dòng sông. Sáu cây cầu bắc trên sông Lèn giống như 6 con rồng dũng mãnh vươn mình vượt qua sông Mã oai hùng, đưa những đoàn xe, đoàn tầu vào Nam đánh giặc. Máy bay địch thường xuyên trinh sát lùng sục, chúng phát hiện ra những cây cầu đó và tập trung đánh phá, nếu một cây cầu đổ xuống, chỉ vài ngày sau lại có một cây cầu khác mọc lên, giữ vững huyết mạnh giao thông nối dài ra tiền tuyến. Bảo vệ những cây cầu là các trận địa pháo phòng không của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân các làng xã lân cận, tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều lớp đánh trả máy bay địch, quyết tâm bảo vệ cầu. Với câu khẩu hiệu "còn người là còn trận địa, còn những cây cầu", đã có những cán bộ, chiến sỹ quân đội và dân quân anh dũng hy sinh trong các trận chiến đấu bắn trả máy bay địch, tên tuổi của họ có thể bị lãng quên cùng với năm tháng, nhưng họ đã góp phần viết nên bản hùng ca rực rỡ về cây cầu Đò Lèn anh dũng. Cùng với cây câu huyền thoại Hàm Rồng, trên huyết mạnh giao thông của con đường quốc lộ 1A năm xưa có một cây cầu thứ 2 là Đò Lèn anh dũng, Hai cây cầu trên tạo thành những điểm nhấn đầy ấn tượng trong lịch sử oai hùng của quân và dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng và bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày nay, bên cạnh cây cầu sắt lịch sử, lại có thêm một cây cầu đường bộ bắc song song với cây cầu sát cũ. Ở đó Cầu Đò Lèn vẫn là huyết mạch giao thông của tuyến đường Quốc lộ 1A  thông suốt Bắc Nam.               



CON GÁI SƠN TÂY

Hồi ấy, câu nói “Gái Hà Nội, Bộ đội Sơn Tây” cứ ám ảnh mãi chúng tôi suốt chặng đường từ đơn vị chiến đấu tận biên giới phía Bắc về trường sĩ quan đóng ở thị xã Sơn Tây (Hà Tây cũ) để học. Khi chưa đến xứ Đoài, chúng tôi cứ tưởng ở Sơn Tây chỉ có lính và lính mà thôi. Vì ở đó là “Vùng đất lính” kia mà, con gái chắc là ít lắm. Từ bé, chúng tôi lại được nghe bập bõm những câu thơ về con gái xứ Đoài “Con gái Sơn Tây, yếm thủng tày dần; răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo”, rồi “Tóc rễ tre, chải lược bồ cào, sần sùi da cóc, hắc lào tứ tung, trên đầu chấy rận như sung...”. Muốn tìm một cô người yêu hẳn là phải xuống Hà Nội mới có, như vậy thì học viên sỹ quan chúng tôi làm gì có thời gian để đi tìm bạn gái, rồi thì “tình phí” lấy đâu ra, phương tiện đi lại lúc ấy khó khăn vô cùng. Thế thì có lẽ phải trở về quê nhờ bố mẹ tìm và cưới cho một cô gái làng làm vợ mà thôi. Với những suy nghĩ mặc cảm và nỗi ám ảnh về con gái Sơn Tây như  vậy, nên giai đoạn là học viên vì bận học tập, ít được tiếp xúc với bà con nhân dân địa phương trong đó có các cô gái Sơn Tây chúng tôi chưa hề có cảm tình gì với họ, mà chỉ chăm chú vào việc học hành, rèn luyện để trở thành người sỹ quan tương lai.
Thế mà! mọi suy nghĩ và tình cảm của chúng tôi  bị đảo lộn khi đơn vị đi học tập dã ngoại xa trường, đóng quân trong nhà dân. Lần đầu tiên chúng tôi được gặp “Cô gái Sơn Tây”, đó là một cô gái ngang tuổi chúng tôi, hồi ấy khoảng mười chín, đôi mươi. Cô tên là Dự con gái chủ nhà, đã từng học xong trung cấp y tế đang chờ xin việc làm. Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi thấy cô gái trẻ và có duyên này, tuy ít tuổi nhưng hiểu biết xã hội khá sâu. Sau mỗi buổi đi huấn luyện về được trò chuyện với cô, chúng tôi biết cô yêu nghề y và rất mến áo lính. Ước mơ của cô nếu không xin được việc làm thì sẽ đăng ký đi nghĩa vụ quân sự để được phục vụ trong quân đội, được mang “mầu xanh áo lính”. Gần cô gái có dịp ngắm em, chúng tôi thấy tuy là con gái Sơn Tây nhưng em có làn da trắng, tóc dài đến thế, em nói chuyện có duyên và lém lỉnh, reo vào lòng chúng tôi những rung cảm đầu đời. Mỗi khi đi học ngoài thao trường về đến nhà trọ được gặp em tươi cười, rót cho chúng tôi bát nước chè xanh là thấy nhẹ cả người, bao nhiêu mệt nhọc biến đi đâu hết. Ngày nghỉ, em rủ chúng tôi ra ruộng rỡ khoai giúp gia đình, tối về quây quần bên bếp lửa vừa ôn bài vừa bóc khoai nướng xì xụp ăn, rồi cười khúc khích, thật là một kỷ niệm vui, em để lại nhiều ấn tượng với chúng tôi. Từ bữa đó, cảm giác không đẹp về con gái Sơn Tây đã bay đi đâu mất, chỉ còn lại hình ảnh tươi rói về em theo chúng tôi đi suốt những ngày tháng trên giảng đường của trường sỹ quan.
Thời tiết của vùng “đất lính” thật là khắc nghiệt, đúng là “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”, nhưng con người Sơn Tây thì thật là hiền hoà và tốt bụng. Quân đôi chắp canh cho chúng tôi bay lên, cơm gạo Sơn Tây nuôi dưỡng chúng tôi, tình cảm của nhân dân Sơn Tây nâng bước chúng tôi đi. Kỷ niệm về vùng đất Sơn Tây theo suốt cuộc đời lính chúng tôi bắt đầu từ những năm tháng học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan và rồi sau đó gắn bó suốt cuộc đời.
Tốt nghiệp sỹ quan ra trường, chúng tôi được tổ chức phân công ở lại trường công tác. Đất xứ Đoài không còn xa lạ nữa, con người và những cô gái Sơn Tây giờ đây trở thành thân quen. Sơn Tây trở thành một phần của Thủ đô Hà Nội với những khu du lịch có vẻ đẹp và huyền thoại nổi tiếng như hồ Đồng Mô, Ao Vua, làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Mía...Những cô gái Sơn Tây không còn phải đi xe đạp nữa, họ đi xe máy tay ga đời mới, ngồi xe ô tô sang trọng đắt tiền “ba chấm không”, đó là những xô gái năng động sáng tạo, chịu khó học hành và thành đạt. Còn bao nhiêu cô gái Sơn Tây khác hiền thục và đảm đang “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, cấy lúa, trồng hoa, chăn tằm, dệt vải việc nào cũng thành thạo. Những “cô gái Suối Hai” trở thành nổi tiếng, những nàng áo xanh dưới chân núi Tản Viên chăn nuôi bò rất giỏi để ngày ngày cho những dòng “sữa trắng Ba Vì”; những cô thôn nữ với vành nón trắng nhấp nhô trên đồng cho những mùa thu hoạch bội thu, làm “Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc”. Sơn Tây đẹp như huyền thoại, con gái Sơn Tây chung tay xây dựng đất nước. Công sức và trí tuệ của họ đã góp một phần biến vùng đất đá ong xưa, nay trở thành làng du lịch sinh thái, khu công nghệ cao và những con đường nhựa, đường bê tông rộng rãi nối xã nọ, làng kia cùng nhau phát triển kinh tế, “xoá đói giảm ngheo”.
Với tôi, con gái Sơn Tây giờ đây đã là ruột thịt - cô gái trẻ Sơn Tây năm xưa nay là “bà lão” thân sinh ra hai đứa con của mình. Cô gái Sơn Tây ấy sẽ mãi mãi gắn bó với tôi, cùng chung niềm vui và nỗi buồn qua năm tháng.
Hoá ra cái cảm giác ban đầu hay đánh lừa chúng ta đến thế, con người giống như một quyển sách nếu chưa đọc thì chưa thể biết hết cái hay của nó. Phải chăng đừng vội ngộ nhận bất kỳ điều gì khi chúng ta mới gặp?

XỨ ĐOÀI-MÍT MẬT, ĐÁ ONG
          Xứ Đoài mây trắng, nơi ấy có núi Tản Viên với truyền thuyết Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh, phản ánh tinh thần anh dũng, lao động sáng tạo của con ng­ời chiến thắng thiên tai, lũ lụt bảo vệ mùa màng. Sơn Tây, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, với Đư­ờng Lâm-một làng có hai vua (Ngô Quyền và Phùng H­ưng). Về với Xứ Đoài là về với danh lam thắng cảnh và những huyền tích lịch sử, có Hát Môn nơi ghi dấu Hai Bà Trưng tuẫn tiết còn mãi tiếng thơm, có thành cổ Sơn Tây, có đền Và, chùa Mía, chùa Tây Ph­ương với 18 vị La Hán và một dải sông Đà, sông Tích làm nên nhiều chiến công huyền thoại. Ngày nay, xứ Đoài mây trắng lại là vùng đất đầy tiềm năng của kinh tế, du lịch đã và đang trở thành hiện thực nh­ư Đồng Mô-Ngải Sơn, Ao Vua, Thác Đa, Suối Tiên…và nhiều sản phẩm nông nghiệp của một vùng quê phía tây Hà Nội. Khó có thể quên đối với những ai đã đến Xứ Đoài khi đ­ược thấy hai sản phẩm quý báu đã trở thành "đặc sản" và truyền thống, nét đẹp văn hoá đối với ng­ười dân nơi đây-đó chính là mít mật và đá ong. Mới nghe tên hai sản phẩm này quả là quá bình th­ường, nh­ưng kỳ thực lại rất đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa. Ng­ười quê cũng như­ ng­ười thành phố chắc là ai cũng đã một lần đ­ược ăn mít mật, mới thấy hết vị ngọt của loại hoa trái này. Mít mật xứ Đoài lại có những đặc thù riêng hiếm có. Vị ngọt của mít mật nơi đây đ­ược rễ cây chiết xuất từ những vỉa đá ong trong lòng đất mẹ. Bổ quả mít mật chín cây, chỉ cần cầm cuống mít nhấc lên, nõ của nó tụt ra, để lại một mầu vàng t­ươi của những múi mít vàng ­ươm, bên trong óng ánh của những giọt mật ngọt thơm ngon. Ng­ười đ­ược th­ưởng thức mít mật chỉ cần nhón tay nhặt chiếc tăm cắm vào múi mít nhắc lên, đ­ưa vào miệng, một vị ngọt đậm đà từ từ trôi vào cổ họng mới dễ chịu làm sao, ăn một múi mít lại cứ muốn ăn thêm múi nữa, cứ thế hai ba ngư­ời với một quả mít mật nhanh chóng hết veo.
          Đá ong, nghe tên chỉ là một chất liệu khô khan, cứ t­ưởng rằng chẳng có tác dụng gì, nh­ưng đá ong nơi đây lại là một "đặc sản" quý hiếm khó nơi nào có đ­ược. Đá ong là một loại vật liệu ng­ười dân nơi đây dùng để xây nhà rất phổ biến. Đi dọc theo quốc lộ 32, quốc lộ 21A hoặc vào những làng quê đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà xây đá ong rất đẹp. Loại vật liệu này rất dễ sản xuất, miễn là có sức khoẻ và một ít kỹ thuật. Ng­ười dân xứ Đoài nhà nào cũng có một dụng cụ đào đá mà ng­ười ta quen gọi là "chiếc thó". Chiếc thó cán dài, l­ưỡi sắc. hai bên có cạnh để đào đá, từng hòn đá hình hộp chữ nhật đ­ược đ­ưa lên từ lòng đất để kiến tạo nên một ngôi nhà mới. Tr­ước kia, những ngôi nhà của dân hoàn toàn đ­ược xây bằng sản phẩm đá ong, hiện nay đá ong ít dần, gạch đỏ nhiều lên, xây nhà cao tầng ít dùng tới đá ong nữa. Nh­ưng đá ong vẫn là sản phẩm cần thiết cho nhân dân lao động, dù có gạch đỏ thì ngư­ời dân ở đây vẫn dùng đá ong để xây nền móng. Có đá ong, móng của ngôi nhà sẽ tăng thêm độ chắc và bền vững. Bởi mỗi vỉa đá ong có sự kỳ lạ tuyệt vời, từng viên đá ong khi ch­ưa đào lên chỉ là một thứ đá lẫn với đất rất mềm, nh­ưng khi đã thành từng viên vuông vắn, càng dải nắng dầm m­ưa, gạch đá ong càng tăng thêm độ cứng, m­ưa to trôi đi lớp đất chỉ còn lại đá lỗ chỗ như tổ ong càng rắn chắc thêm. Khi đ­ược xây bằng vữa, bằng hồ sẽ tạo thành sự bền vững dãi dãi dầu qua năm tháng. Đất ở xứ Đoài, có đá ong tạo cho nguồn n­ước nơi đây trong mát, những chiếc giếng khơi, giếng khoan có nguồn n­ước sạch, ngọt đến tuyệt vời, hầu nh­ư nư­ớc không có lẫn thêm một tạp chất nào nữa, vì nó đã đ­ược lọc qua đá ong tạo nên trong vắt. Đó là thứ nước ngọt của tự nhiên quý hiếm, bà con đi làm đồng về nóng bức kéo một gầu n­ước từ giếng lên, ngửa cổ tu một hơi ừng ực. giải toả cơn khát giữa mùa hè nóng nực mà bụng chẳng hề gì.
            Mít mật, đá ong quả là những "đặc sản" của xứ Đoài mến yêu, vỏ ngoài của nó rất gồ ghề nhăm nhở như­ng bên trong thì thật ngọt ngào và tinh tuý nh­ư chính tấm lòng ngư­ời dân mảnh đất nơi này.



ĐỀN VÀ
          Đền Và là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên sơn - Sơn Tinh.
          Sơn Tinh là vị thánh đứng đầu Tứ Bất tử của nước Nam (Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Liễu Hạnh). Sơn Tinh nổi tiếng với truyền thuyết cuộc chiến chống Thuỷ Tinh trị thuỷ thời hồng hoang, biểu hiện của sự đoàn kết toàn dân chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, được người đời tôn vinh là Đức Thánh Tản. Truyền thuyết lịch sử về Sơn Tinh đến ngày nay vẫn còn lưu truyền mãi mãi, thể hiện sự tích anh hùng và tâm linh của con người đất Việt. Tương truyền thời giặc phương Bắc đô hộ nước ta, viên quan (tiết độ sứ) cai trị là Mã Viện - một thầy phù thuỷ cao tay dùng phép thuật yểm bùa phá các long mạch và chấn hết các huyệt thiêng của nước Nam, hòng làm cho đất nước ta không phát triển được để dễ bề cai trị. Nhưng khi Mã Viện yểm bùa chấn 2 huyệt là Hồ Tây và Tản Viên sơn (Núi Ba Vì) thì bị thất bại vì ở đó Mã Viện gặp phải các vị thánh linh thiêng và cao siêu của nước Nam (ở Tản Viên Sơn do Sơn Tinh chấn giữ) làm cho Mã Viện không thể chấn yểm được. Như vậy, có thể thấy Đức Thánh Tản là vị anh hùng dân tộc, dẫu hoá thân thành Thánh nhưng giặc không thể nào khuất phục được Ngài (cũng chính là không thể khuất phục được lòng dân đất Việt). Ngài thật xứng đáng là vị thánh đứng đầu các vị thánh trời Nam (vị thánh tổ của bách thần- đệ nhất phúc thần).
Đền Và thờ đức Thánh Tản
Có rất nhiều đền thờ Đức Thánh Tản Viên sơn, nhất là ở vùng xung quanh núi Ba Vì như Sơn Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc...Một trong những đền thờ linh thiêng đó là Đền Và ở Sơn Tây. Đền Và toạ lạc trên một đồi lim nhỏ cạnh Quốc lộ 21 kéo dài từ thị xã Sơn Tây đi Trung Hà thuộc xã Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).Về quy mô, Đền Và tuy không to, không lớn, không rộng nhưng là một công trình kiến trúc văn hoá vật thể đặc sắc vừa mang tính cổ truyền vừa mang tính hiện đại, bởi Đền Và thường xuyên được trùng tu, tôn tạo.
          Theo truyền thuyết vào thời Hùng Vương thứ 18 có ba vị đức thánh, thần phò vua Hùng dựng nước. Nguyên ba vị thánh, thần đó là 3 anh em con chú, con bác nhà họ Nguyễn, người anh con ông bác là Nguyễn Tuấn (tên huý của Sơn Tinh) còn hai người em sinh đôi con ông chú là Nguyễn Hiền và Nguyễn Sùng. Ba người anh hùng đó sau khi giúp vua Hùng đánh tan giặc, liền xin với vua đi khắp các làng mạc giúp dân khai điền, đắp đê, trị thuỷ; dạy dân cày ruộng cấy lúa nước, phá rẫy trồng lúa nương, lấy ống cây nứa, cây bương, cây giang trong rừng cho gạo vào nấu thành cơm lam. Việc giúp dân khai sơn, trị thuỷ, đắp đê chống lụt có rất nhiều hiệu quả, hàng năm mùa màng tốt tươi, mang lại no ấm cho các bản làng. Việc có ích đó dần dần trở thành ý thức tự giác trong nhân dân cả nước, như một phép mầu để nhân dân hàng năm đắp thêm nhiều đê ngăn nước lũ, chiến thắng thuỷ thần. Ba anh em đi đến đâu cũng được nhân dân tin yêu, quý mến và tôn vinh, riêng Sơn Tinh được tôn vinh là ông vua trị thuỷ, người đời truyền gọi ba anh em là “Một thánh, hai thần” Đức Thánh Tản Sơn Tinh (Nguyễn Tuấn), Cao Sơn thần (Nguyễn Hiền), Quý minh thần (Nguyễn Sùng). Một lần Đức Thánh Tản Sơn Tinh phò vua Hùng dẹp giặc Thục xong, Người cùng quân lính đi đến bên bờ sông Tích, nơi có đất đai mầu mỡ, phong thuỷ hữu tình. Bỗng có một vầng mây hồng xà xuống che trên đầu như một cái tán khổng lồ trời buông, Sơn Tinh cho đây là điềm lành và đặt tên nơi đây là Vân Già. Ngài cho xây một Đông cung để mỗi lần đi qua có chỗ trú chân (dân làng lấy tên ấy đăt tên cho làng mình là Vân Già gọi chệch là Vân Gia). Tại nơi đây, người đời sau cho xây một đền thờ đặt tên là Đền Và (Đông cung-Đông Chấn cung). Từ đó trở đi, Đền Và là nơi thờ Đức Thánh Tản để nhân dân dâng hương cầu thánh, thần phù hộ, độ trì và tưởng nhớ đến vị những thánh, thần bất tử của trời Nam.
 Đến Đền Và bắt đầu từ tấm bia “hạ mã” đặt ở lối vào, là nơi dừng ngựa, xuống xe, xuống kiệu. Bên ngoài là giếng nước nhỏ, nước trong ngắn ngắt, ai đến thăm mà được múc nước rửa mặt thì sẽ thấy mình thanh thoát. Tiếp theo là động ngũ hổ rồi đến Nghi môn - cổng lớn dẫn vào nội đền, qua khoảng sân rộng là đến nhà tiền tế. Trong Đền Và thờ đức Quốc mẫu; thời tam vị Đức Thượng đẳng là Đức Thánh Tản Sơn Tinh (Nguyễn Tuấn), Cao Sơn thần (Nguyễn Hiền), Quý minh thần (Nguyễn Sùng). Ở đền Trung có 4 pho tượng tứ trấn mình khoác áo bào đỏ, tay cầm vũ khí, trấn giữ 4 phương Đông - Tây - Nam - Bắc quanh núi Ba Vì. Ngoài hiên là hai pho tượng quan văn và quan võ có nhiệm vụ lắng nghe lời thỉnh cầu của dân gian rồi trình lên Đức Thánh Tản. Trong Đền Và còn có 18 đạo sắc phong, 47 đôi câu đối, 18 bức hoành phi, 1 quyển văn tế, 2 tấm bia đá, 3 quả chuông đồng.
Lễ hội Đền Và
Đền Và là nơi Lễ hội của nhân dân địa phương, nơi thờ cúng Đức Thánh Tản, thánh mẫu và các huynh đệ của Ngài; là địa điểm du lịch đón khách thập phương đến thưởng ngoạn và dâng hương lễ Thánh, tỏ lòng biết ơn người anh hùng khai sơn, trị thuỷ từ thủa hồng hoang. Lễ hội Đền Và là nét đẹp của sinh hoạt văn hoá cộng đồng, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh, văn hoá thờ thần thánh, thờ các vĩ nhân và anh hùng dân tộc. Lễ hội Đền Và có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương và du khách gần xa tham gia. Lẽ hội hàm chứa ước vọng thiêt tha của bà con nhân dân, của cộng đồng về khát vọng chiến thắng thiên tai, vươn lên làm chủ thiên nhiên. Những hoạt động tâm linh trong lễ hội gắn kết giữa linh thiêng và đời thường; giữa thánh thiện và trần tục, giữ thánh thần và anh hùng dân tộc. Lễ hội còn là truyền thống văn hoá, là nét đẹp của những tấm lòng hướng thiện, sự biết ơn, sự tôn vinh và hướng về cội nguồn.
Theo tục truyền vào mùa xuân, trung tuần tháng giêng âm lịch lễ hội được tiến hành, nhân dân trong vùng nô nức kéo nhau về dâng hương hoa cầu sự may mắn cho một năm mới. Có 8 làng tham gia rước kiệu và dự tế ở Đền Và, bao gồm làng Vân Gia, Cầu Trì, Ái Mỗ, Mai Trai, Nghĩa Phú, Đàm Trai (xã Trung Hưng, Sơn Tây); Phú Nhi (phường Phú Thịnh, Sơn Tây), Phù Sa (xã Viên Sơn, Sơn Tây); Di Bình (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc). Kiệu rước bài vị tam vị Đức Thánh gồm 32 trai tráng khoẻ mạnh thay nhau khênh (16 người khênh, 16 người thay thế), ngoài ra còn có 4 người nang quạt che đai và 2 người cầm tán. Khi rước, kiệu chính đi trước đến kiệu văn (để văn tế và sự tích vị thần), tiếp đến kiệu long mũ của tam vị, sau đó đến kiệu hương hoa, oản quả. Đám rước đi vào cổng thành cổ Sơn Tây quay một vòng rồi mới ra bờ sông Hồng, khi nào thấy lá cờ tứ linh gặp gió thổi phất đuôi cờ về phía Nam thì trở lại Đền Và. Ngày Đền Và lễ hội chính là ngày 15 tháng riêng nhân dân các thôn và khách thập phương đến dâng hương hoa, oản quả viếng Đức Thánh để cầu phúc, lộc, thọ. Bên cạnh lễ hội Đền Và, nhân dân quanh vùng còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật, đánh cờ người, bịt mắt đập niêu, thi nấu cơm, mặc quần áo, hát các bài hát dân ca mang đậm bản sắc văn hoá Xứ Đoài huyền thoại.
Ngày nay, Xứ Đoài đang trên đường đổi mới, kinh tế phát triển, nhân dân ngày càng no ấm, Lễ hội Đền Và lại càng được chú trọng, thể hiện sự tôn vinh và hướng về nguồn cội, đây là nét đẹp văn hoá tâm linh của người dân Sơn Tây nói riêng và cả nước nói chung. Hàng năm, vào ngày đầu xuân Đền Và mở hội, hàng vạn du khách gần xa chảy về vùng đất thiêng Xứ Đoài dự lễ. Từng dòng ô tô, xe máy đổ về đậu kín bãi đỗ xe, du khách xuống viếng Đền thắp hương tế tam vị Đức Thánh. Người ta bầy các vật phẩm của ngon vật lạ: nào chè, nào thuốc, nào bia lon, rượu ngoại, nào tiền vàng, hoa quả vào các mâm nhôm, mâm đồng dâng lên Đức Thánh, có người lầm nhầm tự khấn vái, nhiều người nhờ các cụ Thủ từ ở đền cúng hộ, nhưng dù hình thức cúng vái nào thì ai cũng thành tâm trước Thánh, Mong ngài phù hộ, độ trì cho tai qua, nạn khỏi, ăn nên, làm ra, sức khoẻ dồi dào, phát triển mọi mặt. Đi lễ hội Đền Và là món ăn tinh thần, là động lực để mỗi người tự tin hơn, vững bước trên con đường đổi mới làm giầu cho chính mình, cho quê hương đất nước, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

                          

LÊN THĂM CHÙA MÍA XỨ ĐOÀI
          Nói đến xứ Đoài là nói đến vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất của lịch sử văn hoá với những danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ. Một trong những địa danh nổi tiếng của xứ Đoài là Đường Lâm - ngôi làng cổ sinh ra hai vua (Phùng Hưng và Ngô Quyền), ở đó có rất nhiều công trình văn hoá như đền thờ Phùng Hưng, lăng và đền thờ Ngô Quyền, đình Mông Phụ, đình Đoài Giáp, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh... nhưng nổi tiếng vẫn là chùa Mía - một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo tuyệt đẹp của quê hương xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội).
          Từ Hà Nội theo Quốc lộ 32 hoặc Quốc lộ 21 đi qua thị xã Sơn Tây khoảng 4 km sẽ đến làng cổ Đường Lâm. Sau khi rẽ trái qua chiếc cổng làng là đến đền thờ Bố cái Đại vương (Phùng Hưng), đối diện là chùa Mía. Chùa Mía toạ lạc trên đồi đất cao thuộc thôn Đông Sàng (xã Đường Lâm). Chùa có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, chùa được xây dựng từ thời xa xưa tại vùng đất cổ xứa Đoài - nơi giao thoa của văn hoá thờ thần thánh, tổ tiên ông bà cha mẹ (thờ Sơn Tinh, Phùng Hưng, Ngô Quyền; thờ thành hoàng) với thờ phật. Chùa Mía được xây dựng lại từ đầu thế kỷ XVII (1632) thời kỳ vua Lê chúa Trịnh, do Nguyên phi trong phủ Trịnh Tráng có tên là Nguyễn Thị Ngọc Dong (Ngọc Diêu-Ngọc Dao) quê gốc ở đất Mía đứng ra hưng công xây dựng lại. Đến nay, chùa Mía vẫn thường xuyên được tu bổ tôn tạo nên chùa vẫn giữ dược dáng xưa, là nơi đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh, tín ngưỡng đạo phật của đông đảo phật tử gần xa.
          TƯỢNG Ở CHÙA...
          Là ngôi chùa cổ, chùa Mía có 287 tượng phật lớn nhỏ, trong đó có 6 tượng đồng, 107 tượng mộc còn lại là tượng thổ. Mỗi pho tượng dù được đúc bằng đồng, tạc bằng gỗ hay sinh ra từ đất nhưng tất cả đều có vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo riêng, đầy chất nghệ thuật của nghề điêu khắc Việt Nam. Tượng phật trong chùa Mía mỗi pho đều có tư thế, dáng vẻ, vị trí khác nhau nhưng đều nhìn  người đời với ánh mắt từ bi hỉ xả, bao dung độ lượng (trừ tượng ông Ác). Trong chùa có đến 6 tượng Thích Ca Mâu Ni, điển hình là tượng Ngài Thích Ca Mâu Ni sơ sinh choàng áo đỏ đứng trong vòng cung cửa động Cửu Long hai bên là tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, biểu hiện Ngài là người trời. Mới lọt lòng sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa hay còn gọi là But Đa (dân gian vẫn thường gọi là Bụt) con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da của nước Ca Tỳ La Vệ ở phia Bắc Ấn Độ (có tài liệu cho là Nê Pan) đã nói "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn" (nghĩa là trên trời, dưới trần chỉ có ta là một) hẳn ngài muốn nói vai trò của mình là "cứu khổ, cứu nạn" cứu chúng sinh thoát khỏi bể khổ trầm luân. Tiếp sau vẫn là tượng Thích ca sơ sinh kề bên là hai tượng đồng Ngọc Nữ, cạnh đó là tượng Ngọc Hoàng, Lão Tử; sát hai bên bệ thờ là hai hàng tượng thập nhị Minh Vương (12 vị vua trời cai quản 12 năm ở cõi dương gian. Sau nữa vẫn là bộ tượng Thích Ca Mâu Ni sơ sinh bằng đồng khoác áo đỏ. Phía sau là tượng Adi Đà Phật pháp quang bằng đồng, dáng cao, khuôn mặt từ bi, độ lượng nhìn chúng sinh. Trong cùa Mía có 2 pho tượng tương đối cao to là tượng của Đại pháp Tiên Cương và tượng Đế Thích, đây là hai đệ tử tin cậy nhất của Phật. Bên trong nữa là tượng đồng Adi Đà rất đẹp, ngài toạ trên toà sen, dáng khổ hạnh, kiên trì, tóc xoăn hình xoắn ốc, hai bên và thấp hơn ngài là tượng đức Địa Tạng và đức Mục Liên.
          Có một pho tượng rất đáng chú ý và trở thành quen thuộc đối với phật tử là tượng ông Di Lặc (Bá Đại Hoà thượng), dáng ông ngồi đường bệ, thư thái, miệng hơi cười như thấu nỗi trần gian; đôi tai dài chảy xuống như nghe thấu mọi điều tốt sấu, ngang trái đời thường. Bụng ngài rất bự, chắc ngài đã nuốt nhiều lời của thế thái nhân tình để cho bụng ngài ngày một tròn hơn. Phật tử thờ ngài vì biết ngài luôn thấu nỗi trường đời, đại từ đại bi, "cứu một người phúc đẳng hà sa".
          Hai pho tượng "hộ pháp" cao to nhất chùa là tượng của ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện là Thái tử Thiện Hữu với ánh mắt hiền từ, trừu mến, với cái nhìn độ lượng bao dung ấm áp của đức phật, thấu hiểu nổi đau khổ của nhân gian; sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người đời mắc phải một khi biết ăn năn hối lỗi, nhận rõ những sai lầm, biết đứng dậy sửa sai để làm việc tốt. Ông Ác là Thái tử Ác Hữu, mắt xếch, lông mày to dậm, oai phong dữ dằn, ông có ánh mắt và cái nhìn sắc như dao cau, biểu hiện của sự giận dữ, muốn trừng trị những kẻ có dã tâm, làm điều ác độc đối với con người và tự nhiên. Đến chùa, ai có khuyết điểm cũng đều tự giật mình khi đứng trước ông.
          Chìa Mía có bộ tượng Bát Bộ Kim Cương 8 pho rất đẹp, biểu tượng của những ông võ tướng với nét uy nghi oai phong lẫm liệt. Tám vị tướng võ này bảo vệ cho tám hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc của dương gian luôn được bình an vô sự. Tiếp theo hai bên hành lang của chùa là bộ tượng Thập bát vị La Hán (18 vị La Hán) mỗi bên 9 vị. Mỗi tượng La Hán có hình dáng khác nhau, tư thế khác nhau biểu hiện của hành động khác nhau, cách ngồi khác nhau, trạng thái nét mặt khác nhau, ánh mắt nhìn khác nhau... thể hiện cho mỗi thân phận con người nơi trần thế gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, khổ ải, đớn đau khi bị lưu lạc, đoạ đầy, oan nghiệt.
          Phía nhà sau của chùa là những tượng ngự trong các động, các cung khác nhau với nhiều tượng của các nhân vật nổi tiếng theo phật hoặc là những vị thánh trong dân gian và lịch sử dân tộc như  tượng A Nan (Đức thánh Hiền), Đức ông Cô Độc, Quan âm thị Kính, bà chúa Liễu Hạnh, động Tuyết Sơn... Đặc biệt ở gian trước của chùa còn có nơi thờ di ảnh những anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, biểu hiện của đạo với đời luôn gắn liền với nhau.
          ...PHẬT Ở TRONG TÂM
          Dân gian thường nói thờ phật ở chùa không bằng thờ phật trong tâm. Chẳng cứ phải đến chùa mới cầu được tài được lộc. Mà hãy tin ở chính lòng mình, nếu làm nhiều việc thiện, giúp được nhiều người, biết kính trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, yêu quý quê hương đất nước thì sẽ thấy lòng mình thư thái, thanh thản, bớt đi những nghen tuông, tham lam, tà dâm, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Dẫu có đi chùa thắp hương trước tượng phật hay "tu tại gia" thì bằng chính lòng mình hãy đọc "Nam mô phật, tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi - adi đà phật" và tự hỏi rằng trong cuộc sống mình đã làm điều gì tốt chưa chắc sẽ được đức phật phù hộ độ trì, có sức khoẻ tốt, "ăn nên làm ra". Ai gây ngang trái, lừa thầy phản bạn, làm nhiều điều không hay dẫu có đến chùa thờ phật cũng khó lòng thanh thản và chẳng bao giờ được bình yên. Như vậy là phật luôn trong tâm và đi cùng với người trên con đường đến nơi cực lạc.
          Chùa Mía một công trình văn hoá nghệ thuật, có giá trị tâm linh, phản ánh góc cạnh cuộc sống đời thường, nơi hoạt động thờ cúng của giới tăng ni phật tử và quần chúng nhân dân. Đến với chùa Mía để thấy lòng mình thảnh thơi, gột đi những bụi trần, làm thêm nhiều điều tốt. Là con người bất kỳ già trẻ, gái trai đã đến với chùa, đứng hoặc quỳ lậy trước tượng phật chính là bày tỏ tấm lòng hướng thiện, muốn tìm về cái tốt, cái bản ngã của mỗi người. Đó là nét đẹp của văn hoá, tôn giáo phương Đông, văn hoá Việt Nam mà xứ Đoàn là nơi gìn giữ, hội tụ và toả sáng.


SƠN TÂY – MẢNH ĐẤT XỨ ĐOÀI

Sơn Tây, mảnh đất xứ Đoài với nhiều huyền thoại của cả lịch sử và hiện tại lại là nơi đùm bọc, gúp đỡ, che trở bộ đội Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn năm xưa nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1 - Trường Đại học Trần Quốc Tuấn. Trong 70 năm xây dựng, chiến đấu, đào tạo và trưởng thành thì có đến hơn 60 năm Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đóng quân trên đất Sơn Tây giàu truyền thống cách mạng. Ngay từ khi mới thành lập, Sơn Tây đã được Nhà trường chọn làm nơi đóng quân để huấn luyện những khoá cán bộ "Võ bị Trần Quốc Tuấn" đầu tiên, góp phần đào tạo ra đội ngũ cán bộ quân sự ưu tú cho Đảng và Quân đội, để bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ lúc bấy giờ. Nhân dân Sơn Tây luôn yêu quý, đùm bọc, giúp đỡ bộ đội Lục quân rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính ở khu vực bến xe ô tô Sơn Tây ngày nay là nơi Khoá 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn được khai mạc, Nhà trường đã cùng với nhân dân Sơn Tây rất vui mừng, phấn khởi được đón Bác Hồ về thăm và trao lá cờ truyền thống "Trung với nước, Hiếu với dân" cho Nhà trường tại vùng đất thiêng này. Ngày nay, "Trung với nước, Hiếu với dân" đã trở thành truyền thống và lời thề danh dự của Quân đội nhân dân việt Nam đối với Tổ quốc.
Kháng chiến bùng nổ, bộ đội của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn tạm biệt quê hương Sơn Tây trở lại chiến khu Việt Bắc và sang nước bạn đào tạo. Đồng bào Sơn Tây chia tay, mong có ngày bộ đội Lục quân trở lại. Hoà bình lập lại, bộ đội Lục quân trở về Sơn Tây, trên mảnh đất Công trường 50 (Nay là xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Đồng bào Sơn  Tây lại cùng với bộ đội Lục quân san sẻ những gian khổ trong lao động, huấn luyện và xây dựng Nhà trường. Có những lúc nhạt muối, đói cơm nhưng tình nghĩa quân dân cá nước thì không bao giờ phai nhạt. Cũng có khi nhân dân gặp hiểm nghèo, lũ lụt kéo về, phản động quấy rối, máy bay quân thù bắn phá..., bộ đội Lục quân lại giúp dân trừ gian, cứu đói, hộ đê, chống lũ lụt, giúp đồng bào sơ tán khỏi bom đạn của giặc Mỹ... ơn nghĩa đó đồng bào và bộ đội đều ghi.
          Đất nước mở cửa, nền kinh tế của cả nước nói chung và của Sơn Tây nói riêng có bước phát triển vượt bậc. Bộ đội Lục quân lại góp phần cùng với Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân Sơn Tây chung tay xây dựng quê hương giầu đẹp, phát triển kinh tế vững mạnh, xây dựng địa bàn đóng quân an toàn, an ninh, trật tự xã hội. Công cuộc xoá đói giảm nghèo được các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương chăm lo, thúc đẩy. Bộ đội Lục quân lại cùng với nhân dân đóng góp giúp đỡ những gia đình chính sách, những người có công với cách mạng, những người có hoàn cảnh khó khăn. Bộ đội tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, xây nhà tình nghĩa, đóng góp quỹ từ thiện, quỹ bảo trợ trẻ em, khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân trên địa bàn đóng quân, xay dựng khu dân cư an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Nhân dân địa phương vẫn yêu quý bộ đội Lục quân như xưa, đồng bào tạo điều kiện mọi mặt cho bộ đội Lục quân học tập, huấn luyện. Những lúc khó khăn, gian khổ, bộ đội Lục quân đã dựa vào nhân dân, phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể các địa phương kịp thời tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả bộ đội Lục quân đã xây dựng tốt mối đoàn kết quân dân, xây dựng được lòng tin yêu của nhân dân.
          Bộ đội Lục quân còn tích cực tổ chức giao lưu kết nghĩa với các địa phương khu vục đóng quân, tạo nên tình cảm gắn bó keo sơn. Các chi đoàn, liên chi đoàn và đoàn cơ sở trong Nhà trường và tổ chức đoàn ở các địa phương thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thi đấu thể thao, lao động giúp đỡ các gia đình chính sách...Vào dịp hè tổ chức cho các cháu thiếu nhi ở những thôn xung quanh Nhà trường hoạt động hè sôi nổi, bổ ích; đội văn nghệ xung kích và đội điện ảnh lưu động của Nhà trường thường xuyên đi về các địa phương, vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn hoạt động của Nhà trường biểu diễn văn nghệ, chiếu phim màn ảnh rộng phục vụ bà con nhân dân... Những việc làm trên, được Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận.


CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI TRÊN ĐẤT SƠN TÂY

          Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được xâu dựng trên mảnh đất Sơn Tây đầy huyền thoại và cách mạng. Đây là một công trình nằm trong quần thể tượng đài các danh nhân văn hoá, quân sự Việt Nam-là một công trình kiến trúc văn hoá có giá trị thẩm mỹ và tư tưởng cao. Tượng đài được Trường Đại học Trần Quốc Tuấn xây dựng trên chính khuôn viên của Nhà trường và khánh thành vào năm 2005.
Lịch sử dân tộc đã ghi nhận, Quốc công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn-là danh nhân quân sự kiệt xuất- Người đã vì nước, vì dân, gạt bỏ thù riêng, đoàn kết quân dân một lòng, giúp Vua Trần ba lần đại thắng quân Nguyên-Mông, giữ vững bờ cõi, sơn hà xã tắc, xây dựng vương triều Trần thành một trong những vương triều phong kiến hưng thịnh nhất của lịch sử Việt Nam.
          Trần Quốc Tuấn là người văn võ song toàn, khi đất nước đứng trước hoạ xâm lăng dưới vó ngựa của giặc Nguyên Mông-đội quân hung hăn nhất đã từng chinh phạt khắp châu Á, châu Âu mà không thế lực nào ngăn cản nổi. Ông đã giúp vua Trần mở Hội nghị Bình Than lấy ý kiến dân chủ, đoàn kết của tướng sỹ một lòng vì nước, mở Hội nghị Diên Hồng xin ý kiến các bô Lão về đoàn kết toàn dân đánh giặc xây dựng nên ý chí “Sát Thát”. Người đã viết nên những áng văn bất hủ “Hịch tướng sỹ” kêu gọi ba quân cùng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Người đã xây dựng nên một ý chí quyết đánh quyết thắng, củng cố niềm tin dám đánh, dám thắng vào lòng vua tôi Nhà Trần với câu nói bất hủ “Nếu Bệ Hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần trước đã”. Người là tác giả của sách lược, chiến lược phòng thủ đất nước chống giặc ngoại xâm mà nổi tiếng là bộ “Binh thư yếu lược-Vạn kiếp tông bí truyền thư ” với kế sách giữ nước còn lưu mãi đến đời sau “Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”.Người đã được Vua Trần Nhân Tôn và Thượng hoàng Trần Thánh Tôn giao cho trọng trách nặng nề Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội, chiến đấu chống giạc phương Bắc xâm lược, bảo vệ giang sơn gấm vóc.
Đóng quân trên địa bàn Sơn Tây, Trường Sỹ quan Lục quân 1 được mang tên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn ngày nay), tên này do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho Nhà trường với mong muốn đây là nơi đào tạo những nhà chỉ huy Quân đội đầy tài năng, thao lược, quả cảm và nhân nghĩa, Bác đã nói: “Trường của các cháu lấy tên là Trần Quốc Tuấn, cái tên đó chỉ rõ nhiệm vụ nặng nề và tương lai vẻ vang của các cháu, các cháu phải ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ để xứng đáng với tên Trường vẻ vang của các cháu, để xứng đáng với lòng tin cậy mà Chính phủ và đồng bào đặt nơi các cháu...”. Được mang tên Người Anh hùng dân tộc-một danh nhân lịch sử là một vinh dự to lớn luôn nhắc nhở mọi cán bộ, giảng viên, học viên hãy noi gương ý chí của người xưa hết lòng xả thân vì đất nước, ra sức học tập, rèn luyện để xáng đáng với truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên, là người cán bộ quân sự thì phải có ý chí quyết đánh, quyết thắng từ đó mà xây dựng quyết tâm cao tích cực trong giảng dạy, học tập, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục-đào tạo, xây dựng Nhà trường vững mạnh toàn diện.
Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã xây dựng tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn giữa giữa lòng mảnh đất Sơn Tây. Bắt đầu từ năm 2000 Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã tổ chức hội thảo, xin ý kiến các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn trong đó có ý kiến tham gia của Giáo sư sử học Lê Văn Lan, hoạ sỹ Trần Khánh Chương...để tuyển chọn mẫu tượng đài. Cũng trong năm 2000, đồng chí Phan Văn Khải-nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm Trường và tặng Nhà trường bức tượng Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bằng thạnh cao, đây là cơ sở rất quan trọng để Hội đồng tuyển chọn mẫu tượng đài của Nhà trường làm căn cứ. Sau nhiều lần hội thảo, Nhà trường đã quyết định chọn mẫu tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cơ bản giống như bức tượng bằng thạch cao mà nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã tặng. Đây là mẫu tượng đài rất phù hợp với không gian bố trí trong khuôn viên của Nhà trường, tượng đài vừa có ý nghĩa thẩm mỹ kiến trúc vừa có ý nghĩa văn hoá, lịch sử và theo đúng quy chế quản lý tượng đài của Bộ Văn hoá,Thể tao và Du lịch. Tượng đài được thi công đúng tiến độ và khánh thành vào dịp kỷ niệm lần thứ 60 năm Ngày truyền thống Nhà trường 15/4/2005. Đây là một công trình nằm trong quần thể tượng đài các danh nhân văn hoá, quân sự Việt Nam-là một công trình kiến trúc văn hoá có giá trị thẩm mỹ và tư tưởng cao, là tài sản rất có giá trị không những của Nhà trường mà còn là của quân đội và đất nước. Tượng đài được đặt đúng vị trí hợp lý trong khu làm việc của Nhà trường - giữa lòng mảnh đất Sơn Tây, với quy mô tổng diện tích 2826 mét vuông bao gồm cấu trúc mặt nước với cây xanh, hài hoà với cảnh quan xung quanh, cùng mảng phù điêu, khối tượng đài Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cao lớn uy nghiêm, mắt sáng nhìn xa, một tay cầm đốc kiếm, một tay cầm cuốn binh thư, thể hiện rõ một vị "Nhân tướng". Công trình tượng đài là một điểm nhấn, một tâm điểm quan trọng trong bố cục quy hoạch tổng thể của Nhà trường và một phần văn hóa Sơn Tây.
Tượng đài Trần Quốc Tuấn không chỉ phản ánh lịch sử, văn hóa, chính trị của dân tộc mà còn tô điểm làm đẹp cảnh quan của một Nhà trường đào tạo sỹ quan mang tên Người. Những giá trị đích thực của công trình tượng đài góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ, học viên, công nhân viên, chiến sỹ Nhà trường và địa phương. Khắc ghi những mốc son chói lọi, vẻ vang của Nhà trường, nhắc lại kỷ niệm sâu sắc thiết tha đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đây cũng là một hình tượng giáo dục đầy ý nghĩa cả về lịch sử, hiện tại và tương lai cho các thế hệ học viên sĩ quan và nhân dân địa phương.
          Mỗi khi đến viếng và thắp hương trước tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chính là sự tôn vinh đối với Người anh hùng dân tộc-danh nhân quân sự Thế giới. Mỗi người luôn bày tỏ tình cảm và thái độ trân trọng, tôn vinh người anh hùng dân tộc, vị tướng tài, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đối với các thế hệ sĩ quan Lục quân cũng như đối với nhân dân địa phương trên địa bàn đóng quân trong quá trình hoạt động giao lưu. Đồng thời, chú trọng bảo quản, giữ gìn, tu bổ, tôn tạo tượng đài và các công trình văn hoá của Nhà trường đã được các thế hệ đi trước xây dựng nên. Đặc biệt luôn quan tâm đến các tài sản văn hoá có giá trị, kể cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, làm cơ sở để giáo dục truyền thống, động viên bộ đội trong học tập, công tác và rèn luyện, kịp thời khai thác, sử dụng các công trình văn hoá vào học tập, sinh hoạt có hiệu quả. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sỹ của Nhà trường khi được mang tên người anh hùng dân tộc "Võ bị Trần Quốc Tuấn" mà Bác Hồ tin tưởng đặt cho, khẳng định vai trò quan trọng của Nhà trường trong nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho quân đội, quan hệ đoàn kết quân dân gắn bó. Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, giữ vững truyền thống Nhà trường anh hùng.





HẠNH PHÚC ĐẾN MUỘN

Ngày ấy, đơn vị học viên sĩ quan chúng tôi đi học tập dã ngoại đóng quân trong nhà dân tại một thôn nhỏ thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Xóm nhỏ ấy ẩn mình sau rặng tre xanh tốt dưới chân một triền đồi hình vòng cung giống như một con cò đang lặn lội kiếm ăn. Đồi cao, cây tốt, tre xanh thật là một làng quê yên ả, ấm cúng, đúng là “đất lành chim đậu” chiều chiều từng đàn cò trắng chấp chới bay về đây trú ngụ trên những ngọn tre, tiếng kêu ồn ả, làm náo động cả dáng chiều thôn xóm. Mỗi buổi sáng tinh mơ, khi mặt trời chưa thức giấc đàn cò đã thức dậy, nhộn nhạo rồi bay đi kiếm ăn, từng vệt trắng vút lên không trung tản về các cánh đồng đâu đó kiếm mồi. Rồi mỗi buổi chiều cò lại bay về thôn trú ngụ làm nên khoảng lặng xôn xao và thanh bình của một vùng đồi núi thôn quê. Chẳng biết có phải nhiều cò về xóm làm tổ hay không hoặc do dáng đất của xóm có hình giống như một con cò đang lặn lội kiếm ăn mà tên xóm được đặt là “Xóm Cò” hoặc “Làng Cò”.
Xóm Cò dân cư không đông lắm, với trên hai chục nóc nhà, tuy thế cũng đủ để đại đội học viên chúng tôi đóng quân học tập dã ngoại. Tiểu đội 4 của tôi được phân công ở trong ngôi nhà tranh giữa xóm, chủ nhà là một bà mẹ già, hai cô gái lớn và một đứa cháu ngoại khoảng 4 tuổi, gia đình dành cho chúng tôi toàn bộ 2 gian nhà ngoài còn ba mẹ con họ ở gian buồng phía trong. Khi đàn cò tao tác đi kiếm ăn cũng là lúc chúng tôi tập trung thành đội hình ra thao trường huấn luyện tập bài chiến thuật “Tiểu đội bộ binh tiến công địch phòng ngự ở địa hình rừng núi”. Những ngày đóng quân trong nhà dân, sau giờ học tập, huấn luyện vất vả chúng tôi được sống trong tình cảm và không khí ấm cúng tình quân dân cá nước làm vợi bớt đi những mệt nhọc của nắng gió thao trường. Buổi tối miền sơn cước bao giờ cũng đến xớm, mùa đông thường lạnh hơn, khi không phải sinh hoạt, tiểu đội chúng tôi thường cùng gia đình ngồi quây quanh bếp lửa sửi ấm, nướng khoai lang, sít xoa bóc vỏ mời nhau ăn. Bà mẹ của hai cô gai thật là vui tính và quý mến bộ đội, bà thường dành cho học viên chúng tôi những củ khoai, củ sắn nướng thơm lừng, khoảng cách giữa chủ nhà và bộ đội cứ ngắn dần và thân thiết đoàn kết gắn bó. Chúng tôi chuyện trò và biết được hoàn cảnh của gia đình, nhà có hai chị em, cô em gái thứ hai đã học xong phổ thông cơ sở, không có điều kiện học tiếp cấp III ở nhà giúp mẹ việc ruộng đồng nương rẫy, cô chưa có chồng. Cô chị tuổi chừng trên 30 đã có một đứa con trai lên 4 tuổi, suốt ngày cháu chỉ thích đi theo các chú bộ đội. Không biết chồng cô làm gì ở đâu mà những ngày đóng quân tại gia đình cúng tôi không hề gặp. Qua tìm hiểu, được biết chị tên là Dung, đã đi bộ đội mới về phục viên được mấy năm nay. Khi về chị mang theo một đứa con trai, chị bảo chị chưa có chồng, nhưng đã có con, điều đó làm chúng tôi tò mò muốn nghe chị kể lại những vui buồn gian khổ đời lính của chị. Thế rồi, chị kể: Năm đó, chị nhập ngũ vào bộ đội hậu cần, được đi học y tá rồi chị trở thành người chiến sĩ quân y phục vụ tại Quân y viên 175 đóng quân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Viện Quân y 175 là một bệnh viện lớn của Quân đội, là tuyến cuối quân y ở các tỉnh phía Nam. Ngày ấy, Viện 175 tràn ngập thương binh từ các tỉnh biên giới Tây Nam và chiến trường nước bạn Campuchia về điều trị. Nhiều thương binh nặng với những vết thương cực kỳ nguy hiểm rất cần sự cứu chữa của những bác sĩ giỏi và bàn tay chăm sóc, tình cảm thương yêu của những nữ hộ lý, y tá của bệnh viện. Chị là một trong những người rất cần như vậy, là nữ y tá đảm nhiệm cương vị hộ lý chị hết lòng chăm hóc thương binh, từ phụ giúp bác sĩ mổ, gây mê hồi sức đến sự chăm lo nơi ăn, chốn ngủ, gường nằm cho thương binh, có những lúc chị phải tận tình bón từng thìa cháo, thìa sữa cho thương binh nặng, thay băng, rửa vết thương, ngồi làm chỗ dựa và hát cho thương binh ngủ để họ dịu bớt những cơn đau trên thân thể không lành lặn của họ. Chị làm việc nhiệt tình, quên cả vất vả, mệt mỏi nhằm san sẻ những nỗi đau cho các anh bộ đội bị thương. Chị dành tình thương thật sự cho người chiến sĩ, chỉ mong sao cho các anh mau khỏi bệnh, lành vết thương được xuất viện xớm. Đáp lại tình thương yêu chăm sóc của chị, nhiều thương binh được điều trị khỏi vết thương, luôn cám ơn sự chăm sóc đó. Trong sự vất vả, trách nhiệm cũng có niềm vui, niềm hành phúc nhen nhúm, nảy sinh từ trong đau đớn. Có một anh thương binh đồng hương cùng tỉnh Hòa Bình trong thời gian điều trị tại bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm, gần gủi, chăm sóc, tâm sự của chị đã đem lòng yêu chị, một tình yêu thắm thiết của sự trân trọng và biết ơn. Những lúc gần gủi chăm sóc, anh thường kể lại cho chị nghe về những kỷ niệm đẹp từ thủa còn thơ cắp sách đến trường, chăn trâu cắt cỏ trên quê hương Hòa Bình, làm cho chị bùi ngùi nhớ quê da diết và cũng từ lúc nào chị đem lòng yêu anh thắm thiết mặc dù anh là thương binh nặng. Chị biết và trân trọng một phần xương máu của anh đã gửi lại nơi chiến trường biên giới để cho quê hương được bình yên. Như có phép mầu, đón nhận tình yêu và bàn tay chăm sóc dịu dàng của chị, thương tật của anh hồi phục nhanh chóng. Trong một buổi tối cùng anh đi dạo trong khuôn viên bệnh viện, hai người đã nói với nhau những lời yêu thương tha thiết, một nụ hôn nóng hổi của người thương binh đồng hương đậu trên môi người nữ y tá viện quân y và rồi từ đó tình yêu của họ ngày càng nồng thắm như bao lứa đôi trai gái khác. Không cầm lòng được chị đã trao cho anh tất cả sự trinh nguyên của người con gái. Thề là, ít lâu sau một mầm sống trong chị đang lớn lên từng ngày, chị cảm thấy hạnh phúc đang đến rất gần với người con gái sắp được làm vợ, làm mẹ.
Thế rồi, mặt trận biên giới phía Tây Nam ngày càng nóng bỏng, thương binh về bệnh viện càng nhiều. Tạm ổn định thương tật, chuẩn bị ra viện, đơn vị đưa xe về đón anh sang đất bạn tiếp tục chiến đấu cứu dân thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt. Anh đột ngột ra mặt trận, buổi chia tay thật vội vã, chỉ có những cái bắt tay rất chặt và đôi mắt đắm đuối nhìn nhau như hẹn ước ngày trở về gặp lại, anh chẳng nói lên lời mà chị cũng chỉ òa lên khóc tiễn anh mà không kịp hẹn ước với nhau được điều gì, chỉ để lại đôi dòng địa chỉ. Anh trở lại mặt trận chiến đấu vẫn chưa kịp biết mình đã có con với một người con gái mà mình luôn quý trọng và biết ơn. Thế là chị sẽ trở thành mẹ mà chưa một ngày được làm vợ. Khi đứa bé chào đời cũng là lúc chị nhận được quyết định phục viên rời quân ngũ. Trở về gia đình, chị chẳng có gì cả ngoài tài sản quý giá nhất đó là đứa con trai ngoài giá thú, nhưng đó là niềm an ủi, một hạnh phúc không trọn vẹn của đời người con gái. Thôi thế cũng được, mình cũng đừng gây khó dễ cho bất kỳ ai, cũng chẳng cần tìm quê nội của con làm gì để gia đình anh ấy khỏi bận tâm vì có một người phụ nữ bỗng dưng bế con về trả “nhà chồng”. Dân làng quê anh sẽ đồn thổi rằng anh là con người phụ bạc, con trai chị lại mang tiếng là đứa con vô thừa nhận - chị nghĩ như vậy.
Về quê, chị và con âm thầm sống, âm thầm chịu đựng. Chị cùng mẹ và em gái tần tảo xớm hôm lao động trên đồng ruộng, nương rẫy làm ra hạt lúa củ khoai, nuôi sống chính mình và xã hội. Vốn là một nữ y tá có tay nghề vững, chị gúp dân làng chữa bệnh, nhà ai có người ốm cần đến là chị có mặt ngay, chị không nề hà vất vả xớm khuya giúp đỡ mọi người, nên chị luôn được dân làng trong xóm Cò quý trọng và yêu mến.
Nghe chị kể mà chúng tôi buồn với nỗi buồn và vui với niềm vui nho nhỏ mà đầy nỗi chân chuyên của chị.
Một buổi chiều, từ ngoài thao trường về, trên đường làng chúng tôi gặp một người đàn ông ở độ tuổi trung niên, dáng người mảnh khảnh, mặc bộ quân phục cũ, dắt chiếc xe đạp thống nhất đang ngó nghiêng như muốn tìm một nhà ai đó, thỉnh thoảng lại nhìn vào một tờ giấy nhỏ như muốn tìm hiểu điều gì. Khi gặp một bà cụ già, người đàn ông lễ phép hỏi:
- Cụ cho cháu hỏi thăm, đây có phải là xóm Cò không ạ?
- Đúng rồi, đây chính là xóm Cò! Thế chú hỏi nhà ai?
- Dạ cháu tìm nhà cô Dung ạ, cô Nguyễn thị Dung là bộ đội phục viên ấy mà!
- Cô Dung ý tá phải không?
- Dạ phải ạ!
- Thế thì nhà cô ấy ở phía trước đấy, ngôi nhà tranh có hàng cau trước cửa. Chắc giờ này cô ấy đi làm về rồi đấy, tiện đường để tôi đưa chú đến đó.
Đến ngôi nhà tranh có hàng cau trước cửa, người đàn ông ngập ngừng dắt xe vào ngõ. Bà cụ già đứng ngoài đường gọi vào:
- Cô Dung y tá ơi! nhà có khách ra mà đón kìa.
Rồi bà cụ tiếp tục đi làm việc của mình.
Đang ngồi nhặt rau dưới bếp, chị Dung nghe tiếng gọi, báo có khách đến thăm, chị vội đứng dậy chạy ra ngoài, nhìn thấy người đàn ông dắt xe đạp đã vào đến sân có khuôn mặt quen quen. Bất chợt chị nhận ra người mà mình chờ đợi bấy nhiêu năm, nay mới xuất hiện, chị đứng xững người, mớ rau muống trên tay chợt rơi xuống đất lúc nào mà chị không hề biết. Đôi dòng nước mắt của chị chẩy dài mà không tài nào thốt nên lời.
Chẳng khác gì chị, người đàn ông cứ vậy đứng nhìn chị khóc mà chẳng có lời nói và hành động gì, chiếc xe đạp không có chỗ dựa lăn kềnh ra đất. Tự nhiên như hai luồng điện lóe sáng.
- Dung em, anh đi tìm em mãi! Đúng là em rồi?
- Anh Tuấn, có phải anh Tuấn thương binh không?
- Anh đây, tưởngrằng trong cuộc đời này anh không được gặp em nữa!
- Thế anh đi đâu mà mãi đến giờ mới đến tìm em. Vào nhà đi anh, sao cứ đứng ngoài sân thế này.
Tuấn vội vàng chạy về phía Dung như muốn ôm người yêu vào lòng nhưng ngượng ngập, bẽn lẽn, một lúc lâu sau hai người mới dắt tay nhau vào nhà. Thằng bé con chẳng hiểu mô tê chi cả liến láu hỏi mẹ “Nhà mình có khách hả mẹ. Bác bộ đội này ở xa đến hả mẹ, Bác có ăn cơm nhà mình không?”
Thế rồi, ít lâu sau, đám cưới của chị Dung và anh Tuấn được tổ chức rất đơn giản nhưng ấm cúng. Chị theo chồng về làm dâu nhà người tuy có đôi chút muộn màng nhưng tràn đầy hạnh phúc. Người mẹ của đứa trẻ ấy sau những năm tháng dài âm thầm chờ đợi không hy vọng nay đã được làm vợ.
Một mối tình của lính dẫu gặp nhiều gian truân và vô vàn trắc trở do hoàn cảnh chiến tranh để lại nay đã được đoàn tụ. Hạnh phúc luôn mỉm cười với ai biết trân trọng và kiên trì chờ đợi, niềm tin người lính mãi mãi được tỏa sáng đối với những ai có tấm lòng cao thượng.
Chiến tranh có thể cướp đi nhiều thứ, có thể cả tính mạng nhưng tình yêu thì mãi mãi không thể lấy đi.
Hạnh phúc dẫu muộn màng nhưng niềm tin luôn chiến thắng.

LÀNG NUÔI RẮN Ở SƠN TÂY

          Phụng Thượng là một xã thuần nông, một trong những vựa lúa của huyện, đất ở đây mầu mỡ, dễ canh tác, lúa tốt, hạt mẩy, năng xuất cao, gạo ngon cơm dẻo. Tuy nhiên, Phụng Thượng có dân số đông, diện tích hẹp, ruộng đất cứ ít dần so với tỷ lệ tăng dân số (người đẻ chứ ruộng đất không đẻ), nên lao động dôi dư nhiều, việc làm thiếu. Người dân Phụng Thượng năng động, sáng tạo, luôn vươn lên chiến thắng đói nghèo và tìm cách làm giầu bằng chính đôi tay, khối óc, sức lực của mình. Họ làm nhiều nghề, đi đến nhiều nơi để buôn bán và tổ chức làm nghề phụ, chăn nuôi các loại động vạt hoang dã từ gấu, nai, kỳ đà, trăn, rắn... Đặc biệt là người dân Phụng Thượng chú trọng chăn nuôi rắn hổ mang xuất khẩu, đây là một nghề nguy hiểm, có thể nói là nghề nuôi rắn "tử thần". Bởi vì, rắn hổ mang có hai loại đó là rắn hổ mang bành (hổ mang phì) và hổ mang chúa. Rắn hổ mang bành có nọc rất độc nhưng không thể độc bằng rắn hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa có nọc cực độc, người hoặc động vật bị loại rắn này coi như lĩnh án tử hình, ít có khả năng cứu chữa được. Khi nọc rắn hổ mang chúa đã vào máu thì đành bó tay, kể cả những ông lang giỏi nhất của nghề chữa rắn cắn đến những bệnh viện hiện đại nhất cũng khó mà chữa khỏi.
Trò chuyện với anh Đỗ Thế Thọ - một người làm nghề nuôi rắn hổ mang chúa, quê ở xã Phụng Thượng-huyện Phúc Thọ-tp Hà Nội, anh cho biết: ở xã Phụng Thượng của anh hiện nay có 19 cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã là những người đàn bà goá chồng do chồng của họ bị rắn hổ mang chúa cắn. Mặc dù các đức ông chồng của các cô đều là những người nuôi rắn hổ mang cự phách, nhưng họ đã "tử vì nghệ". Đa số họ chết khi bị chính những con rắn hổ mang chúa của mình cắn với nhiều tình huống bất khả kháng khác nhau. Mà đã bị hổ mang chúa cắn coi như cầm chắc cái chết, mặc dù họ đều có kinh nghiệm nuôi rắn và chữa rắn độc cắn. Họ bị rắn cắn trong quá trình chăm sóc rắn, cho rắn ăn, chỉ một chút lơ là, bất cẩn mà tính mạng của họ bị huỷ hoại. Có người vừa mở nắp hầm nuôi rắn ra, liền bị hổ mang chúa mổ đúng vào môi nên không thể garo được, chất độc ngấm vào máu, người tím tái đến chết. Có người vừa mở tủ quần áo ra liền bị rắn hổ mang chúa nằm trong tủ lúc nào không biết mổ vào mặt thế rồi cũng không thể thoát được lưỡi hái của tử thần. Hầu hết, những người bị rắn hổ mang chúa cắn mặc dù biết chết nhưng đành chịu bó tay, chỉ dặn vội vợ con phải cận trọng hơn trong khi chăm sóc rắn và đến lứa thì bán đi đừng nuôi chúng nữa, kẻo hại đến tính mạng. Họ ra đi để lại những người vợ trẻ, những đứa con thơ và món tiền nợ ngân hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
          Tâm sự với tôi, anh Đỗ Thế Thọ kể tiếp: hiện nay tôi không còn nuôi rắn hổ mang chúa nữa mà chuyển sang làm nghề khác vì nuôi rắn nguy hiểm quá, nguy hiểm không những cho mình mà cho cả vợ con và gia đình nữa. Anh biết không, nghề nuôi rắn hổ mang cũng đầy rủi ro; nguy hiểm thì ai cũng biết nhưng rủi ro thì có ở trong nghề mới rõ. Chỉ cần rắn bị bệnh, bỏ ăn, không lớn được hoặc bị chết thì người nuôi rắn sẽ bị lỗ nặng, tiền vay ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con, có khi dẫn đến phá sản. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là nguy hiểm cận kề. Hồi đó, đàn rắn nhà tôi có một con hổ mang chúa khá to, nặng khoảng trên 7 kg, nhà tôi hôm ấy gặp may nếu không thì chưa biết điều gì đã xảy ra. Buổi tối hôm trước khi cho rắn ăn, tôi đậy nắp hầm không kín, với sức mạnh của con rắn lớn, trưa hôm sau, lúc đói, nó đội nắp hầm chui ra ngoài, bò thẳng đến tấm phản nơi có đứa con trai 3 tuổi của tôi đang nằm ngủ, nó trườn qua người thằng bé, vợ chồng tôi nhìn thấy rợn hết tóc gáy nhưng đành phải đứng bất động nhìn con rắn trườn trên người đứa con yêu thương của mình mà không làm gì được, chỉ cần thằng bé cựa quậy là cháu sẽ bị nó cắn ngay và chúng tôi sẽ mãi mãi mất con. May thay, thằng bé vẫn ngủ ngon lành, không hay biết gì cả, con rắn từ từ trườn vào gầm giường nơi mát mẻ nằm cuộn tròn ở đó. Vợ tôi vội rón rén đến bế con lên tránh xa con rắn đó, tôi bình tĩnh vào gầm giường túm đuôi lần theo lưng rắn, chẹn ngang đầu, bắt nó thả vào hầm nuôi đậy kín lại và cho nó ăn. Thật là hú vía, xong việc chân tay chúng tôi mới run lên bầy bật, may mà có trời phật giúp đỡ chứ không thì hôm đó chúng tôi đã bị mất đứa con trai yêu quý của mình. Sau này lứa rắn đó lớn lên đủ trọng lượng xuất chuồng, gia đình tôi bán đi tất cả và quyết định từ đó không bao giờ nuôi rắn độc trong nhà nữa. Nhưng ở xã Phụng Thượng thì vẫn còn những hầm nuôi rắn độc của nhiều nhà dân, nên ở đây luôn đầy rẵy nguy hiểm cận kề. Tôi chỉ sợ trong làng, trong xã không dừng lại ở con số 19 phụ nữ goá chồng nữa mà còn có thể nhiều người sấu số hơn thì đáng buồn biết bao.
          Tò mò, tôi hỏi anh Đỗ Thế Thọ, nuôi rắn hổ mang chúa cho nó ăn bằng gì, anh Thọ cho biết, nếu như rắn hổ mang bành chuyên ăn chuột, ăn cóc thì rắn hổ mang chúa không ăn chuột, ăn cóc mà thức ăn của chúng chính là đồng loại. Vì nọc của hổ mang chúa là độc nhất nên nó không sợ bất kỳ loài rắn nào, nó ăn thịt tất cả các loài rắn khi bắt gặp kể cả rắn hổ mang bành hoặc rắn cạp nong, cạp nia. Người nuôi rắn thường thu mua các loại rắn khác mang về làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa. Trước khi cho chúng ăn, người nuôi thường làm sạch ruột rắn mồi và nhét vào đó thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc tăng trọng và vitamin để rắn hổ mang chúa không bị mắc bệnh và chóng lớn, nhanh xuất chuồng.
          Trong môi trường ở nước ta, hầu như hổ mang chúa không sinh sản được, nên nguồn rắn giống phải nhập khẩu từ nước ngoài, chính những cánh rừng già ở Campuchia, Lào, Thái Lan là nơi cung cấp rắn hổ mang chúa vào Việt Nam. Đến nước ta có bao nhiêu cá thể rắn hổ mang chúa giống thì phát triển bấy nhiêu rắn trưởng thành chứ không sinh sản thêm được cá thể nào nữa. Chúng được nhập khẩu lậu theo đường tiểu ngạch mỗi cá thể nặng khoảng 0,5 - 0,7 kg, nửa năm sau rắn lớn lên nặng khoảng 7-8kg, cá biệt con to nhất nặng đến 17 kg. Rắn càng to thì nọc càng độc. Loại Hổ mang chúa to nặng này mà cắn thì đến voi, trâu cũng chết, nói chi đến con người. Nhưng  hổ mang chúa có nọc độc nhất khi nó sắp lột xác; con rắn có dáng chậm chạp, hai mắt mờ đục, da xù vẩy, ấy là lúc chuẩn bị lột xác, nọc cực độc, cắn người và động vật chết ngay lập tức.
          Nuôi rắn hổ mang chúa rất nguy hiểm, cái chết luôn rình rập bên cạnh, nhưng vì lợi nhuận kinh tế cao nên nhiều hộ dân ở Phụng Thượng vẫn cứ nuôi. Một kg rắn hổ mang chúa có giá lên đến 2 triệu đồng, trong khi đó một kg rắn hổ mang bành chỉ có giá khoảng 87 nghìn đồng mà thôi. Theo anh Thọ nói: trong một số gia đình nuôi rắn hổ mang chúa đã có những nhà nuôi được những con rắn nặng đến 17, 18 kg tức là đã có số tiền trị giá bằng một chiếc xe máy đắt tiền. Vì vậy, biết nguy hiểm cận kề nhưng nhiều người dân ở đây vẫn cứ tiến hành nuôi rắn hổ mang chúa, thậm chí họ còn chăm sóc loài vật nguy hiểm này cẩn thận hơn những loại vật nuôi khác. Khi rắn hổ mang chúa bị ốm hoặc chúng lười ăn, người nuôi rắn phải nhét mồi vào miệng và ấn vào bụng rắn như ta nhồi bánh đúc cho gà ăn vậy, thật là nguy hiểm. Nhưng vì miếng cơm manh áo và phát triển kinh tế, ở Phụng Thượng những ông chủ nuôi rắn thấy rất bình thường, họ bắt rắn như ta bắt gà vậy, tuy nhiên ở họ chắc là có bí quyết riêng, nếu không họ sẽ bị rắn cắn ngay lập tức.
          Rời làng rắn Phụng Thượng, tôi thấy gai người khi nghĩ lại cái cảm giác của anh Đỗ Thế Thọ chứng kiến con rắn hổ mang chúa nặng gần một yến trườn qua người đứa con trai 3 tuổi thân yêu của mình khi cháu đang nằm ngủ bình yên giữa căn nhà yêu dấu của mình.



BIỂN HÁT CHIỀU NAY
MỘT CA KHÚC VỀ BIỂN CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN

            Trong các bài hát về biển có rất nhiều bài hay, nhưng có một ca khúc để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng nhất đối với thính giả đó là ca khúc "Biển hát chiều nay" của Nhạc sĩ Hồng Đăng. Ca khúc về biển này có giai điệu đằm thắm, thiết tha, lời ca gần gũi, trong sáng, thân tình mà sâu nặng. Mở đầu là câu hát "Chân trời rất xa gọi nắng xôn xao" mở ra một khoảng không gian rộng lớn về biển với mầu xanh bất tận đến chân trời, xôn xao ánh nắng gọi về. Biển hiền hoà, hào phóng, biển mang về cho quê hương nhiều hải sản quý hiếm, nuôi sống con người, biển giữ vững an ninh chính trị, biển là phên dậu của Tổ quốc. Đất nước rộng dài bao gồm đất liền, thềm lục địa và các hải đảo xa xôi. Biển cả với mặt nước mênh mông, rộng và đẹp biết nhường nào. Tổ quốc như một gấm hoa, ở đó biển chính là bông hoa đẹp nhất, xanh trong, nắng và gió mát lành "Chân trời rất xa gọi nắng xôn xao". Hình tượng những con tầu ra khơi xa đầy ắp cá trở về làm nên no ấm. Những cánh buồm no gió vươn xa cùng cánh hải âu thấp thoáng, những vạt nắng chiều trở về cảng, cá ngập đầy khoang hoà trong nhiềm vui chung của những ngư dân ven biển. "Con thuyền rất vui gọi nắng mới ngọt ngào", những cô gái làng chài xinh đẹp, e ấp trong vành nón trắng, trên vai đôi quang ra đón thuyền cập bến và những gánh nặng đầy no ấm. áo xanh hoà vào mây trắng làm sôn xao rộn rã cả một góc biển chiều. Đại dương bao la luôn đợi chờ những khát khao của những tâm hồn và trí tuệ muốn làm chủ biển khơi, khám phá tiềm năng của biển. Những con sóng xanh, sóng bạc cứ nối đuôi nhau đùa vui không dứt, nhưng ở đó còn dấu diếm bao điều thầm kín. Phía xa chân trời, mầu biển xanh gợi nhớ những ánh mắt thăm thẳm ngóng chờ tin người thân xa khơi. Biển là thử thách, là rèn luyện, là đón chờ những ý chí dám vươn xa, những khát khao không mệt mỏi, những cánh tay vươn dài về phía đại dương xanh thẳm. Màu xanh ấy là niềm tin, là sự sống, là hy vọng và đợi chờ từ hai phía. Những dải mũ hải quân, những tà áo trắng lính thuỷ, những đôi tay rắn chắc bẻ lái các con tầu vẫn hiện hữu nụ cười xinh tươi về những nàng tiên của biển nơi hậu phương xa lắc "Môi cười rất xinh, lung linh mầu áo, mây trắng gợn lên những khát khao đại dương". Câu hát cứ vời vợi, vừa gần gủi vừa xa xôi, như có thể nắm lấy, nhìn thấy, sờ thấy, nhưng khát khao thăm thẳm và vẫn phải đợi chờ.
          Vẫn biết biển rộng mênh mông là thế, biển là những con sóng là hào phóng nhưng cũng rình rập những hiểm nguy, chỉ khi nào con tầu cặp bến, hoàn thành sứ mạng thì người giữ biển mới có em, lúc ấy người lính biển đan tay cùng người yêu dạo phố Cam Ranh, Vũng Tầu, Nha trang, Hải Phòng... Khi con tầu còn lắng sóng trên biển thì người yêu của anh chính là biển xanh. Khi những chiếc thuyền ra khơi mà cá chưa đầy khoang thì mây trời và những con sóng vẫn là hướng cần tìm, đành gác lại tình em vào dịp khác. Cứ mỗi buổi bình minh với mầu nắng mới ngọt ngào toả khắp không gian lại mở ra phía chân trời khát khao và hy vọng mới. Nơi ấy gọi người đi xa, nơi ấy có gió xôn xao, có lung linh mầu nắng và tràn trề những niềm vui mới. Nhạc sĩ Hồng Đăng vẽ ra một bức tranh về đại dương xanh thẳm, rộng lớn. Biển gọi người đi khám phá những điều kỳ thú, bất chấp những cản trở của thiên nhiên và kẻ thù tiềm ẩn. Gợi cho bao con người những điều cần biết về biển đảo Việt Nam "Có gì sáng nay mà gió xôn xao, chân trời vẫn xanh mầu nắng vẫn ngọt ngào". Đúng là biển Việt Nam giống như con người Việt Nam một nắng hai sương, giống dải đất Việt Nam hình chữ S oằn mình chịu bão táp phong ba, giống lịch sử Việt nam bốn nghìn năm tồn tại và linh thiêng, giống chân lý Việt Nam kiên cường và bất khuất, giống con tầu Việt Nam rẽ sóng vươn xa vượt qua muôn vàn bão tố. Để con người Việt Nam làm chủ tương lai, để đất nước Việt Nam như một dáng rồng bay, để lịch sử Việt Nam oai hùng và bất tử, để chân lý Việt Nam mãi mãi vững bền, để con tầu Việt Nam hoà nhập cùng đại dương "Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam, qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng". Khổ đau nhiều nên yêu thương lắm, gian khổ đạn bom, thuỷ lôi, tàu chiến địch quần đảo làm rách biển nhiều lần, vết thương chưa lành, biển tạm quên đi những buốt sót, để nghĩ về quê hương, để xây dựng quê hương, xây dựng tiềm năng biển, đảo, khai thác thềm lục địa, khoan mỏ tìm dầu và để biển hát tình ca. Biển luôn hào phóng và tha thứ "Vùi sâu dưới đáy những gì yêu thương, biển lại hát tình ca, biển kể chuyện yêu thương". Rất nhân văn và đậm đà tình nghĩa, biết căm thù nhưng cũng biết yêu thương. Biển Việt Nam tạm quên đi những qua khứ, mở ra nhiều tương lai, đa phương hoá quan hệ, là bạn với mọi người, bắt tay thiện chí với đối tác. Biển Việt Nam là thế đấy, với quê hương biển luôn cận kề, chở che cho đất, biển là thành luỹ, biển là tiềm năng, là niềm hy vọng, là bản nhạc muôn đời sóng vỗ du dương nhưng với kẻ thù thì sẵn sàng chôn vùi chúng mỗi khi chúng xâm lược.
          Mọi con sóng luôn bắt nguồn từ biển và hối hả đổ bờ với những yêu thương, hờn giận, cả oai hùng và cay đắng. Con người Việt Nam, biển Việt Nam là những dũng sĩ có sức mạnh vô địch, sức mạnh đó bắt nguồn từ tình yêu với những thăng trầm trải dài qua năm tháng. Nhạc sĩ Hồng Đăng với nguồn cảm xúc và tình yêu biển thiết tha, từ đáy lòng đã làm nên một ca khúc để đời và sống mãi với thời gian, để cho mỗi cuộc đời và cả quê hương đều nhân lên tình yêu với biển, tình yêu con người với con người, tình yêu với quê hương đất nước.  Thử thách ấy được chính biển xanh ghi nhận và giữ gìn vào lòng đại dương xanh thẳm "Mỗi một tình yêu, mỗi một cuộc đời; qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người; biển xanh vẫn nhắc những lời yêu thương; biển vẫn hát tình ca, biển kể chuyện quê hương". Kết thúc bài hát, những lời ca ngọt ngào, sâu lắng như nhắc nhở, nhắn gửi đối với mỗi người về những trăn trở và cần phải làm gì với biển quê hương.


"MẶT TRỜI BÉ CON" CÒN MÃI
TRONG TÂM HỒN NGƯỜI CHIẾN SĨ

          Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa các chú bộ đội và các cháu thiếu nhi đã được thể hiện rất rõ trong cuộc sống và trong sách báo cũng như các hình thức nghệ thuật khác. Các nhạc sĩ đã có những bài hát rất hay dành cho thiếu nhi và nói về tình cảm giữa các cháu đối với các chú bộ đội. Trong số những bài hát đó, đáng chú ý và trân trọng là bài hát "Mặt trời bé con" của Nhạc sĩ Trần Tiến. Giai điệu và lời ca của bài hát không những đã thể hiện rõ những tình cảm gắn bó thân thiết của những "cô bé, cậu bé" đối với các chú bộ đội mà còn thể hiện những khát vọng trở thành người lớn với những ước mơ cháy bỏng của các cô cậu ở độ tuổi học trò.
          Tự hào và khâm phục biết bao người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam mạnh mẽ trong chiến đấu, vững vàng đi đầu trong phòng chống thiên tai, bão lũ, cứu hộ, cứu nạn nhưng cũng rất giầu tình cảm, trí tuệ và tài năng. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, rãnh rỗi lúc xa nhà, anh ngồi đàn hát những bài ca cách mạng sao mà hay quá, tha thiết quá, thu hút quá, mở ra một khoảng trời mơ ước  lớn biết nhường nào, để những "cô bé, cậu bé" nghe và "cười mơ màng" đầy ắp niềm vui. Người chiến sĩ thả tâm hồn của mình vào bài hát say sưa như quên đi chính mình và cũng không hề biết rằng có người đang nghe trộm bài hát của mình.     Tâm hồn của người chiến sĩ trong trắng vô tư đến vậy và của cô bé, cậu bé học trò ngây thơ quá độ, nghe đến đam me và cuốn hút quên cả hoàn cảnh của chính mình. Các đối tượng rơi vào các hoàn cảnh khác nhau, một người "mắt tròn xoe đám say" một người không nhớ mnổi chính mình đang hát đến đoàn nào của bài hát "Đàn tôi hát câu chi, mà sao cô bé cười" mở đôi mắt tròn xoe.
          Cảm ơn người nhạc sĩ tài hoa đã đưa vào điệu nhạc, lời ca những âm thanh đồng điệu của các em nhỏ đối với các chú "bộ đội Cụ Hồ", tình cảm tha thiết đến vậy. Sự hoà đồng lên đến đỉnh điểm, chỉ là vô tình nhưng anh chiến sĩ vẫn say sưa đàn hát; rất cố ý nên các em bé đã quên đi cả những trò chơi khác "bắn bi, đánh đáo, trốn tìm" để tập trung nghe những âm thanh tâm tình của người chiến sĩ xa nhà. Quả thật đối với anh chiến sĩ hết bất ngờ này, đến bất ngờ khác ập tới, từ khi bắt gặp cô bé trèo cành me nghe anh hát đến khi thấy cô bé mắt tròn xoe nghe tiếng đàn của anh.
          Chỉ một hình tượng người chiến sĩ và cô bé kia thôi cũng đã nói rõ được tình đoàn kết quân dân, tình cảm của "Bộ đội Cụ Hồ" với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Hẵn rằng trong mắt các cháu trẻ thơ hình ảnh các chú bộ đội rất đẹp, là ước mơ của bao cô cậu học trò, của bao chàng trai cô gái, đó là niềm tin, là hy vọng, là ước mơ, là hứa hẹn của các cháu vào tương lai tươi sáng.
          Người chiến sĩ vẫn mong các cháu lớn từng ngày, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Niềm tin ấy thắp sáng theo năm tháng "Trời mưa quá bao lâu, mà sao cô vẫn chờ, vẫn đợi". Đây chính là niềm tin, hy vọng của những tâm hồn trong trắng ngây thơ. Biết đâu ngày mai cô bé trở thành cô giáo, anh chiến sĩ trở thành một sĩ quan quân đội. Mà tâm hồn sĩ quan và cô giáo trường làng thường có những đồng cảm sâu sắc và một sức hút vô tình nào đó, để lúc ấy cô bé không phải trèo cành me nghe trộm bài hát của anh chiến sĩ nữa. Mong muốn đó quá giản dị và đơn sơ như chính cuộc đời của họ vậy "Hạnh phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ như chờ từng giấc mơ". Chắc Nhạc sỹ Trần Tiến cũng rất xúc động khi chứng kiến cô bé, cậu bé kia yêu ca nhạc đến nh­ường nào và quý mến chú bộ đội đến đâu mới phải nhìn qua khe cửa và trèo lên cành me để nghe chú đàn, chú hát.
          Thật là hạnh phúc đối với người chiến sĩ xa quê luôn có những ng­ười quan tâm đến tiếng đàn tiếng hát tức là quan tâm đến chính mình, mặc dù những người đó chỉ là những "cô bé", "chú bé". Nỗi niềm đó luôn là chờ đợi, ngóng trông, là niềm hy vọng thiết tha dù cho đó có phải là sự chờ đợi đơn sơ nhất. Anh chiến sĩ xa nhà, anh chiến sĩ hát, anh chiến sĩ đàn, đó là điều bình thư­ờng của cuộc sống, như­ng với thế giới trẻ thơ hình ảnh chú bộ đội luôn là hình ảnh cao th­ượng, là niềm tin, là hy vọng, là ­ước muốn lớn lao của biết bao thế hệ "ng­ười lớn" khi tuổi còn thơ.
          Đẹp thay, hình ảnh "Anh bộ đội Cụ Hồ" cũng luôn lắng động trong lòng ng­ười Nhạc sỹ tài hoa. Bằng ngôn ngữ âm nhạc, Trần Tiến đã chụp lại tấm hình với đủ các sắc mầu của âm thanh mối quan hệ mật thiết ân tình, sâu lắng và sinh động của ng­ười chiến sĩ và các cháu thiếu nhi. Với ống kính âm thanh vang vọng ấy, càng tôn vinh ân tình ng­ười chiến sĩ và tâm hồn trẻ thơ đến tuyệt đẹp. Thật là cao thượng và thiêng liêng đến nh­ường nào, những "thiên thần bé nhỏ" luôn tồn tại và là mục tiêu chiến đấu của biết bao thế hệ "Bộ đội Cụ Hồ". Cảm phục sự phát hiện tinh tuý của Nhạc sỹ về những điều kỳ thú ấy của "Thế giới trẻ thơ". Ngôn ngữ âm nhạc quả là có sức mạnh diệu kỳ, nó làm lay động đến tận tâm khảm của mỗi ng­ười, rồi cứ ngấm dần, ngấm dần, thẩm thấu êm dịu và lung linh huyền ảo, tạo nên sự đam mê của từng tấm lòng yêu trẻ.
          Biết rằng, cuộc sống vẫn còn đầy dẫy những vất vả, lo toan, nh­ưng những giai điệu âm thanh trong trẻo, vui tư­ơi và nhân hậu đó làm thổn thức, rung động bao trái tim và khối óc ng­ười Việt Nam. Hiểu rằng, tăng thêm trách nhiệm chăm lo cho thế hệ t­ương lai, những trẻ thơ của đất n­ước là của mọi ngư­ời.
          Một sự thật đến độ yêu th­ương và dễ thông cảm cho cả chú và các cháu, đàn hát và nghe đàn hát say sư­a đến quên cả chính mình, để cho trời m­ưa ­ướt cả bản nhạc, lời ca đến độ ray dứt khôn nguôi, câu ca như­ cứa vào trái tim ng­ười nỗi niềm luyến tiếc báu vật tinh thần của chú và cháu "Trời m­ưa quá bao lâu, bài ca ướt mất rồi còn đâu ?". Nh­ưng dù sao tiếng đàn của anh chiến sĩ vẫn mãi mãi là niềm tin, niềm hy vọng không bao giờ tắt đối với các cháu thiếu nhi "Đàn anh đã cho tôi dòng sông mang cánh buồm khát vọng". Chính lời ca và điệu nhạc cảm động ấy, là ngọn lửa thắp sáng mãi tâm hồn trẻ thơ và những tâm hồn trẻ thơ cũng là những đề tài vô tận, những cảm hứng thiết tha để các nhạc sỹ sáng tác.
          Bài hát đã kết thúc rồi, nh­ưng âm h­ưởng của nó vẫn lắng sâu trong tâm trí của bao ng­ười nói chung và ng­ười chiến sĩ nói riêng. Riêng tôi luôn ở trong tâm trạng mong muốn đ­ược nghe nhiều lần bài hát "Mặt trời bé con", đ­ược nhâm nhi thư­ởng thức nó như­ đ­ược nhâm nhị một cốc r­ượu đầy đang "sủi bọt".


NỖI NHỚ S«ng quª"
Trªn thao tr­êng, sau nh÷ng giê luyÖn tËp vÊt v¶, häc viªn Lôc qu©n tô tËp bªn nhau v©y quanh c©y ®µn ghi ta bËp bïng vµ h¸t cho nhau nghe nh÷ng ca khóc c¸ch m¹ng ca ngîi Tæ quèc, ca ngîi quª h­¬ng, ®Ó dÞu bít ®i c¸i n¾ng mïa hÌ gay g¾t, xua tan ®i nh÷ng mÖt nhäc thao tr­êng. Ai còng thÝch h¸t vµ nghe nh÷ng bµi h¸t vÒ quª h­¬ng, bëi ë ®ã ®Çy ¾p nh÷ng kû niÖm tuæi th¬ cña hä. Mét trong nh÷ng bµi h¸t ®ã lµ "Khóc h¸t s«ng quª" cña Nh¹c sü NguyÔn Träng T¹o ®­îc mäi ng­êi yªu thÝch nhÊt. Bëi, xa quª, ai còng nhí vÒ quª h­­¬ng, ng­­êi lÝnh còng vËy, quª h­­¬ng g¾n bã mét thêi kh«ng thÓ nµo quªn. Ng­­êi lÝnh lín lªn tõ b¸t c¬m quª, tõ tiÕng ru Çu ¬i cña mÑ, ra ®i tõ nh÷ng c©u ca cña bµ víi c¸nh cß, c¸nh v¹c bªn s«ng. Quªn sao ®­­îc qu¶ cµ ch¸t mÆn, nh÷ng ngän rau muèng, rau dÒn c»n cçi, qu¶ bÇu lñng l¼ng treo trªn giµn cha b¾c véi b»ng cét gç, cµnh tre. Nh÷ng ®ªm tr¨ng s¸ng trai g¸i lµng rñ nhau ngåi c¹nh bê s«ng hoÆc trªn nh÷ng triÒn ®ª hãng giã, ®ïa nhau t¸n tØnh mÊy c©u ch¼ng cã cuèi, cã ®Çu. ThÕ mµ hä yªu nhau råi ra ®i cÇm sóng, ®Ó tr­­íc qu©n thï d¸m hy sinh cho th«n lµng ®­­îc ªm  Êm, yªn vui; ®Ó tiÕng ru cña mÑ, cña bµ vÉn ngµn ®êi m·i m·i ng©n vang; ®Ó c¸nh cß, c¸nh v¹c vÉn cø lÆn léi trong c©u ca dao kh«ng bao giê t¾t. §Õn h«m nay, Tæ quèc hoµ b×nh, ®Êt n­­íc ph¸t triÓn, nh©n d©n Êm no h¹nh phóc, nh­­ng ng­­êi lÝnh vÉn cø m·i xa quª, vÉn canh c¸nh nhí vÒ mét lµng quª cña m×nh. ë ®ã cã con s«ng quª yªu dÊu, n¬i Êy cã trµn trÒ kû niÖm kh«ng thÓ phai mê, cã con ®ß x­­a, cã chç ngåi ngãng mÑ, cã ®µn tr©u ®ñng ®Ønh mçi chiÒu bu«ng, cã c¸c em th¬ t¾m m¸t d­­íi tr­­a hÌ. Hoµi niÖm Êy cóa ïa vÒ bÊt tËn, ®Õn l¾ng s©u, dÞu rµng, tan n¸t mçi khi ®­­îc nghe "Khóc h¸t s«ng quª" cña NguyÔn Träng T¹o. Chao «i! ng­­êi lÝnh xa quª ®Õn qu¸ nöa ®êi ng­­êi, nh­­ng mçi khi ®­­îc trë l¹i th¨m quª, ®­­îc óp mÆt trªn dßng s«ng tho¶ thÝch, ®­­îc kho¶ m¸t, ®¾m m×nh d­­íi dßng n­­íc xanh ng¨n ng¾t míi thÊy hÕt c¸i tét cïng cña nçi nhí quª da diÕt. Nçi nhí Êy ®­­îc tÝch tô l©u ngµy råi vì oµ ra cïng dßng ch¶y cña s«ng quª. Trªn ®êi nµy kh«ng cã g× bao la b»ng Tæ quèc, kh«ng cã g× réng më nh­­ lßng mÑ vµ dßng s«ng th¬ Êu còng kh¾c kho¶i nhí mong vµ d¹t dµo nh­­ lßng mÑ, lµm sao cã thÓ quªn ®­­îc hìi ng­êi ! Gian lao vÊt v¶ cña ng­­êi ra ®i cÇm sóng b¶o vÖ quª h­­¬ng, ®èi mÆt  víi hy sinh, víi "chíp bÓ, m­­a nguån", nh­­ng vÉn cã niÒm tin chiÕn th¾ng, vÉn trµn trÒ hy väng phï sa cña quª h­­¬ng sÏ mang vÒ mïa mµng béi thu, vÒ nh÷ng c¸nh ®ång 5 tÊn, c¸nh ®ång cña 50 triÖu/ha. DÉu cho cã "n¾ng th¸ng s¸u, b·o th¸ng bÈy" th× ng­­êi lÝnh vÉn nhí vÒ quª mÑ ë ®ã cã dßng s«ng quª, cã c©u hß väng m·i bÕn s«ng x­a.
§Êt n­­íc ViÖt Nam th©n yªu nµy, lµng quª nµo còng cã mét dßng s«ng, con suèi ch¶y qua. Nh÷ng kû niÖm ªm ®Òm cßn ®éng m·i trong lßng ng­­êi xa quª. Tuæi th¬ vêi vîi g¾n bã víi dßng s«ng, ai ®ã m×nh trÇn, ch©n ®Êt, quÇn ®ïi ngôp lÆn gi÷a dßng ch¶y tr­­a hÌ ®Õn ch¸y x¸m thÞt da. Råi ch¨n tr©u, c¾t cá lËt ®Ët quanh n¨m, thÊm ®Ém nçi vÊt v¶ cña lµng quª nghÌo. Quªn sao ®­­îc c¸i ®ãi ®Õn cån cµo, thÌm mét b¸t c¬m khoai, mét cñ s¾n lïi, mét n¾m ng« rang; thÕ ®Êy, ®ãi ®Õn nao lßng mµ trong bÕp vÉn l¹nh tanh v× ch­­a cã g¹o thæi c¬m. VËy th× ra bê s«ng ngåi hãng giã, ngãng mÑ vÒ chî víi x©u b¸nh ®a võng, vµi ba c©y mÝa ë trong t­­ëng t­­îng ®· c¶m thÊy no råi. Khi trËn m¹c ®i qua, ®Êt n­­íc yªn b×nh, nçi nhí s«ng quª ®Ó dµnh lµm kû niÖm "S«ng cßn nhí ch¨ng? n¬i ta ngåi ngãng mÑ, vêi vîi tuæi th¬…"
Nh¹c sü NguyÔn Träng T¹o vµ nhµ th¬ Lª Huy MËu tµi ba ®· nãi giïm ta nh÷ng kû niÖm ªm ®Òm mµ da diÕt ®ã. C¸i yªu th­­¬ng tr×u mÕn ®Õn kh¾c nghiÖt cña tuæi th¬ nghÌo vÒ mét dßng s«ng quª lu«n in ®Ëm trong lßng ng­­êi lÝnh xa quª. DÉu r»ng c¸c dßng s«ng bao giê còng cho nh÷ng mïa mµng t­­¬i tèt, ®ã lµ t­¬ng lai, lµ no Êm, lµ b·i ng« ven s«ng, v­­ên rau m­­ít m¾t, lµ "c©y trång trªn b·i". Yªu quª h­­¬ng lµm sao chÝnh lµ ®©y, lµng quª ven s«ng víi bê b·i xanh t­¬i, n¬i ®ã chiÒu chiÒu cã nh÷ng c« g¸i g¸nh n­­íc t­­íi rau, nh÷ng chµng trai vun trång hoa tr¸i, lµ n¬i hß hÑn løa ®«i khi ®ªm ®Õn tr¨ng lªn, bao chuyÖn t×nh say ®¾m cña trai g¸i lµng quª víi nh÷ng yªu th­­¬ng, hên dçi, nh÷ng chuyÕn ®ß ®Çy sang s«ng, cÆp bÕn vµ nh÷ng ng­­êi lì ®ß ®ªm khuya thÊp thÓnh tiÕng gäi khµn da diÕt ®Õn nao lßng lµm nghiªng ng¶ c¶ v¹t s«ng. ThÕ råi b×nh minh lªn, nh÷ng tia n¾ng xanh t­­íi trªn bê b·i phï sa, chît vôt ngang trêi mét con s¸o sang s«ng, tiÕng sãng vç bê kh¾c kho¶i nh­­ chia sÎ nçi buån c« ®¬n cña ng­­êi trai lµng võa tiÔn ng­­êi yªu m×nh lªn "xe hoa" qua s«ng kÕt duyªn míi.
Dßng s«ng quª xanh ®Õn b¸t ng¸t nghÜa t×nh, s«ng cho c¸ t«m, s«ng cho n­íc m¸t t­íi kh¾p ruéng ®ång ®Ó mçi mïa thu ho¹ch béi thu. ¤i chao! mïi th¬m cña lóa míi, cña r¬m quª sao tha thiÕt thÕ, ®Õn kh«ng thÓ nµo t¶ næi, cø vêi vîi, xao xuyÕn, nao lßng "Lóa gÆt råi, cßn ®Ó l¹i r¬m th¬m". NhiÒu ng­­êi xa quª dÉu cã cuéc sèng sung tóc, no ®ñ n¬i thÞ thµnh, nh­­ng nhí vÒ dßng s«ng, ®ång lóa, ®­êng th«n víi mïi th¬m cña lóa míi, cña r¬m th¬m ch¾c r»ng kh«ng khái ch¹nh lßng, nh÷ng kû niÖm x­­a, nh÷ng nçi nhí l¹i ïa vÒ ®Õn øa n­­íc m¾t, s«ng ¬i!
Quª h­­¬ng cña Nh¹c sü NguyÔn Träng T¹o vµ nhµ th¬ Lª Huy MËu ch¾c còng c¹nh mét dßng s«ng, nªn ca khóc "Khóc h¸t s«ng quª" cña c¸c «ng lµm l¾ng ®éng bao tr¸i tim ng­­êi xa quª, giai ®iÖu m­­ît mµ nh­­ dßng ch¶y s«ng quª, dÉu cã "chíp bÓ m­­a nguån" nh÷ng vÉn lai l¸ng t×nh ng­­êi ®Êt mÑ, quª cha. Tõng nèt nh¹c bay bæng ©n t×nh, ©m h­­ëng lan to¶ vµ ngÊm ®Ém vµo lßng ng­êi. Ca tõ rÊt hiÖn ®¹i nh­­ng gÇn gñi qu¸, th©n th­­¬ng qu¸, da diÕt qu¸. "¤i con s«ng quª d¹t dµo nh­­ t×nh mÑ", ®Õn h¹t phï xa còng lµm ta nuèi tiÕc, ngän giã heo may sao ®Ñp ®Õn v« ngÇn, ®Ó cho em yªu cã ®«i m¸ öng hång "H­­¬ng vÞ heo may trªn m¸ em hång". Ca tõ ®¾t ®Õn thÕ lµ cïng, tÊt c¶ gi¶n dÞ th«n quª nh­­ng cã giai ®iÖu nµo, lêi ca nµo mµ kh«ng lµm say ®¾m lßng ng­­êi, nã cø th¨ng hoa, cø day røt, cø vêi vîi, cø man m¸c ®Õn ngÈn ng¬ råi ngÊm s©u ®Õn tËn ®¸y lßng. Nghe mét lÇn kh«ng thÓ nµo quªn, nghe nhiÒu lÇn thµnh ra nçi nhí, thuéc lêi råi nh­ thÊy bãng h×nh m×nh trong ®ã. Vµ råi ¸y n¸y, ®øng ngåi kh«ng yªn nghÜ r»ng ®· lµm ®­­îc g× cho mÑ cha, ®ãng gãp ®­­îc g× cho quª h­­¬ng, ®Êt n­­íc. ChØ ngÇn Êy th«i còng ®ñ lµm lßng ta quÆn ®au, nhøc nhèi. Bµi ca nh­­ lêi nh¾n göi thóc giôc ©n t×nh, nh¾c nhë chóng ta, ai còng cã thÓ quªn ®i nhiÒu thø nh­­ng t×nh yªu quª h­­¬ng ®Êt n­­íc th× ®õng bao giê quªn. S«ng nh­­ nghÜa mÑ, s«ng nh­­ t×nh cha, s«ng nh­­ t×nh yªu ®Êt n­­íc; nghÜa mÑ réng lín bao la, t×nh cha réng dµi v« tËn, ®Êt n­­íc ngµn ®êi bao dung.
Lêi ca m­­ît mµ s©u l¾ng cña ca sü Anh Th¬, ca sü Minh Ph­­¬ng vµ cña ng­êi lÝnh Lôc qu©n ®Ó cho dßng s«ng cø ch¶y m·i, ch¶y hoµi nh­­ lßng mÑ bao la "Mét dßng xanh ch¶y m·i ®Õn v« cïng". Yªu biÕt mÊy "Khóc h¸t s«ng quª" ®· cho ng­êi lÝnh mét khóc tù t×nh, mét kû niÖm d»n lßng theo n¨m th¸ng.

         
          CHƠI VƠI !
                                                                             Truyện ngắn
          Nàng có đôi mắt đẹp, người ta nhớ đến nàng chính là nhờ đôi mắt biết nói ấy. Nhìn vào mắt nàng, các chàng trai như thấy nàng đang nói với mình điều gì, những tâm sự về cuộc đời riêng tư của nàng hay là kỷ niệm về một thời thiếu nữ ngây thơ trong trắng trên ghế giảng đường của trường đại học. Ánh mắt của nàng làm xao xuyến bao trái tim các chàng trai. Mỗi buổi sáng đến cơ quan có nàng bầu không khí như ấm cúng hơn, thoải mái hơn. Nàng bước vào phòng làm việc, mùi thơm và gió mát như ùa theo. Đôi bàn tay nàng với những ngón búp măng, nõn nà múa trên bàn phím triết xuất ra những trang tài liệu rất cần cho nhiệm vụ của cơ quan. Nàng làm việc say mê, nhiệt tình và có chất lượng. Nàng xinh sắn và thông minh, giao tiếp có duyên nên ai cũng mến. Sức hút của nàng đối với phái mày dâu rất khá, ban đầu chỉ là cảm tình, ngưỡng mộ, nhưng sau đó quý nàng, thầm yêu trộm nhớ về nàng. Người ta đi qua, đi lại ngắm nàng, nhìn trộm nàng một chút, sững sờ khi bắt gặp ánh mắt của nàng ban tặng. Ai đó được hưởng tý chút nụ cười của nàng quả là điều may mắn.
          Nhà nàng cách nơi làm việc của cơ quan khá xa, một ngôi nhà hai tầng toạ lạc trên một quả đồi thấp rất đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi và một khoảng sân rộng chứa đầy ánh mặt trời xanh biếc. Nàng đã có chồng và con hạnh phúc. Anh ta yêu nàng lắm, mỗi buổi đi làm nàng thường mặc chiếc váy lửng sặc sỡ mầu hoa, lộ rõ đôi chân trần trắng muốt. Nàng ngồi trên chiếc xe ô tô do chồng làm tài xế đưa nàng đến cơ quan, chờ cho nàng khuất hẳn sau cánh cửa phòng làm việc xong chiếc xe mới quay đầu đi nơi khác. Tám giờ vàng ngọc nàng chăm chỉ, cặm cụi hoàn thành các công việc được giao. Là người thông minh, có hiểu biết xã hội rộng, nàng nắm chắc kiến thức chuyên môn, thành thạo vi tính, biết đôi chút Tiếng Anh, am hiểu lịch sử "Đông tây kim cổ" nên nàng nói chuỵện hấp dẫn và lôi cuốn. Khi nàng cất tiếng nói đôi môi hình hạt lúa của nàng như ngậm tia nắng trời phát ra thứ âm thanh dịu nhẹ, dễ nghe. Cách nói của nàng như tâm sự với người đối diện. Rất muốn ít tiếp xúc với mọi người để tập trung cho công việc, nhưng trong cơ quan cánh mày râu vẫn tìm mọi lý do để trêu chọc nàng, có anh gặp nàng chỉ lúng túng dăm ba câu chẳng có đầu, có cuối. Nàng biết đó là cái cớ để họ tiếp cận nàng, lâu dần nàng quen với điều đó và thấy rất vui. Nhìn ánh mắt của mọi người nàng thấy họ tôn vinh, ngưỡng mộ mình. Tuy vậy, chỉ về đến nhà là nàng thích nhất, con trai của nàng chạy ra đón, sách túi, cất mũ giúp mẹ, nàng cảm thấy hạnh phúc quá chừng. Nàng nghĩ không có bất kỳ cái gì đổi lại được niềm vui này. Mỗi ngày, gia đình xum họp sau bữa cơm chiều, con trai ngồi vào bàn học những bài đầu tiên của chương trình lớp một thì hai vợ chồng nàng ngồi xem chương trình thời sự trên ti vi. Cuộc sống gia đình công chức của nàng quả là hết sức tươi đẹp trôi đi trong tình thân ái của bà con xóm giềng lân cận.
          Ở phòng làm việc kế bên xuất hiện một chàng trai mới tốt nghiệp đại học về cơ quan công tác. Cậu ta tên là Lợi trông bộ dạng nhanh nhẹn và tháo vát. Mới vào nghề, nên Lợi chưa thạo việc văn phòng, thỉnh thoảng lại sang phòng nàng hỏi đủ thứ việc. Thông cảm với người mới đến, nàng nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo. Càng ngày Lợi càng gắn bó với nàng hơn, nhận được công văn cấp trên về sang hỏi nàng cách thực hiện; chuẩn bị xây dựng kế hoạch mới sang hỏi nàng nên bắt đầu tư đâu; hoàn thành một văn bản sang hỏi nàng như thế đã được chưa và đề nghị nàng cho ý đóng góp đúng sai. Ngày nối ngày hai chị em quấn quýt bên nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Lợi được sự giúp đỡ của nàng nên tiếp cận công việc nhanh, việc làm hiệu quả. Thủ trưởng cơ quan tin tưởng vào cậu ta, chỉ một thời gian ngắn Lợi đã trở thành nhân viên chính thức của cơ quan, đóng vai trò quan trọng của bộ phận kế hoạch. Lợi rất biết ơn nàng, nhiều lần cậu ta mua quà tặng và cảm ơn nhưng nàng không nhận. Điều đó lại càng làm cho Lợi ngưỡng mộ nàng hơn, mọi việc lớn nhỏ Lợi vẫn nhờ nàng cố vấn. Lợi quý mến nàng thật sự, nàng có vấn đề gì cần sự giúp đỡ, Lợi xung phong làm giúp. Hai chị em thân thiết với nhau như người nhà, Lợi có xe máy nên tình nguyện đưa nàng đi về mỗi buổi, đỡ vất vả cho chồng nàng hơn. Rồi Lợi giúp nàng đưa thằng bé đi học ở trường tiểu học, thậm chí đưa nàng đi siêu thị sắm hàng hoá vật dụng gia đình, may quần áo trang phục. Mỗi khi mua được chiếc áo đẹp, mặc vào nàng nhờ Lợi ngắm xem mình mặc có đẹp không? Cứ thế dần dần Lợi trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống đời thường của nàng. Lợi coi nàng như sư phụ, như người chị của mình, coi gia đình nàng như gia đình mình, nàng coi Lợi như em trai vậy; mọi vấn đề trong cuộc sống, trong sinh hoạt chẳng cần giữ ý gì cả. Mọi người trong cơ quan ai cũng cảm phục trước tình cảm của họ.
          Nàng mặc một chiếc áo sơ mi trắng, cổ rộng, eo thắt làm cho bộ ngực tròn căng, nhô cao, một mảng rộng phía trên trắng ngần lộ rõ, gợi cảm, đúng là "Gái một con trong mòn con mắt". Buổi trưa, nhà xa nàng không về, biết Lợi đang gấp rút hoàn thành bản công văn trình thủ trưởng cơ quan. Cửa mở, nàng đến bên Lợi, từ phía sau lưng, nàng cúi xuống sửa giúp bản kế hoạch trên máy vi tính giúp Lợi. Đôi tay của nàng thoăn thoát gõ bàn phím, nhấc chuột điều chỉnh máy rất thành thạo. Thỉnh thoảng thân thể của nàng chạm khẽ vào vai Lợi, như bị điện giật, Lợi nhẹ tránh, nàng cũng không để ý chỉ chú ý sửa văn bản. Lợi cố tình làm ngơ nhưng bản năng của một cậu con trai chưa vợ cứ trỗi dậy. Bầu ngực tròn của nàng đôi khi tỳ vào khuỷu tay, Lợi cố tránh nhưng trong người cứ thấy rạo rực cả lên. Từ hôm đó, Lợi hay để ý đến nàng, mọi hành động giúp đỡ lẫn nhau không tự nhiên như trước nữa. Lợi thấy thích nàng, vẫn những lần đưa đón nàng đến cơ quan, đưa con nàng đi học thay chồng. Tình cảm của hai chị em, một người phụ nữ đã có con và một chàng trai chưa vợ thì có gì mà phải câu nệ, phải giữ gìn, đó là tình cảm chị em kia mà, nàng nghĩ như vậy. Nhưng mà gần đây nàng có cảm nhận mơ hồ là Lợi thích ngắm nhìn nàng. Khi được đóng góp về cách ăn mặc của nàng, Lợi cho rằng nằng mặc áo chẽn, hở cổ sẽ đẹp hơn. Nàng không nghĩ xấu về Lợi vì nàng biết rằng tuy mình đã có chồng con nhưng vẫn được các chàng trai chú ý. Đến như Lợi một sinh viên mới tốt nghiệp đại học ra trường kiếm đâu chẳng được một cô vợ sinh đẹp như mộng mà vẫn còn thích ngắm nhìn nàng nữa là. Thôi cứ để cho cậu ta ngắm, cũng tốt vì mỗi lần cậu ta nhìn nàng là một lần kiểm nghiệm tính hấp dẫn của thân thể mình với cánh con trai. Không sao cả, là phụ nữ nếu không được người đàn ông nào để ý thì còn có ý nghĩa gì, chán chết.
          Một lần khác, trong giờ nghỉ trưa, khu làm việc vắng vẻ, chỉ còn hai chị em nàng ở lại hoàn thành nốt phần việc cuối cùng của bản kế hoạch. Lợi đọc bản thảo cho nàng soát, mệt và buồn ngủ Lợi tựa vào vai nàng từ từ thiếp đi, hơi thở nóng hổi của Lợi phả vào cổ nàng làm nàng thổn thức. Cả nể, nàng để im, Lợi lơ mơ ngủ, một mùi thơm của da thị đàn bà xộc vào thị giác làm cho Lợi liều lĩnh, đôi tay cứ thế lần mò, khám phá công trình tuyệt mĩ của tự nhiên. Thân thể hừng hực của người con trai chưa vợ xiết chặt. Nàng từ từ ngả mình trên ghế tựa, hai cặp môi tìm đến với nhau, Lợi như người đi trên sa mạc khát nước, được thưởng thức thứ nước ngọt có ga, Lợi hối hả uống ừng ực cho đã cơn khát. Con trai chưa vợ có khác, hối hả tìm, hối hả khám phá, hối hả thưởng thức, sức mạnh của tuổi trẻ làm cho nàng không thể rứt ra được, nàng như tan biến trong Lợi, dâng hiến cho Lợi mà không hề tính toán. Được đà, Lợi cứ thế tiến sâu vào sự khoái cảm đầu đời của mình một cách bản năng. Thưởng thức trái cấm xong, Lợi như bừng tỉnh, giật mình hoảng sợ, giữa ban trưa sợ người khác nhìn thấy, sợ thân phận của mình là em sao dám đụng vào sự thiêng liêng của chị. Nhìn ánh mắt thông cảm và tha thứ của nàng, Lợi thấy yên tâm.
          - Chị bắt đền em đấy, chị ngủ quên thế mà em lại dám...!
          - Em, em không dám, tự nó... đấy chứ!
          - Chết rồi cửa vẫn mở, thế mà em liều thật ?
          - Khổ quá, chị ơi, em không cưỡng nổi. Từ nay em xin chừa.
          - Chị không cho chừa đâu nhé! Thôi về phòng đi, sắp đến giờ làm việc buổi chiều rồi đấy. Trưa mai ở lại giúp chị hoàn thành nốt văn bản nhé.
          Lợi về phòng lại việc mà người cứ lâng lâng. Từ hôm đó trở đi hình ảnh nàng cứ lung linh trước mắt Lợi. Tối về trong khu tập thể, trên chiếc giường cá nhân Lợi cứ thổn thức mãi, thân thể đầy đặn của nàng, hơi thở nóng hổi, bộ ngực phập phồng, làn môi ngọt lịm, đôi mắt gợi cảm của nàng mới đẹp làm sao, Lợi cứ ngất ngây không tài nào ngủ được. Hay là mình yêu rồi nhỉ? Nàng đã có chồng con, làm sao có thể yêu được khi nàng được nữa. Trai chưa vợ lấy gái đã có chồng có được không? Không bao giờ có sự ngược đời như thế phải không? Lợi lẩm bẩm cố quên đi, nhưng hình ảnh nàng vẫn cứ lung linh, chỉ mong sao trời chóng sáng để đỡ nghĩ về nàng. Ngày tháng thấm thoát trôi qua, Lợi và nàng quấn quýt bên nhau, người ngoài tưởng như hai chị em kết nghĩa, nhưng thực tế hai người cứ vụng trộm gặp nhau vào những buổi trưa cơ quan vắng vẻ, rồi họ sống với nhau những phút giây vợ chồng vội vã như vậy. Càng vụng trộm họ lại càng thiếu thốn, càng khát nhau như ruộng hạn khát trời mưa.
          Hôm ấy, Lợi đưa nàng vào nhà nghỉ ở thành phố, sống những giây phút vợ chồng. Không úp mở, Lợi đổi cách xưng hô với nàng.
          - Thôi em làm vợ anh nhé!
          - Có mà trời xập, gái có con lại lấy một trai tơ chưa vợ bao giờ, thôi bỏ cái ý định hão huyền ấy đi, để thế cho đẹp. Nàng khẳng định như vậy.
          - Dù thế nào anh cũng cứ muốn lấy em, không có em anh không lấy vợ nữa, không có em anh sống chẳng có ý nghĩa gì.
          - Làm thế nào để lấy anh được, khi em đã có chồng? Nàng cũng đổi cách xưng hô và hỏi lại như vậy.
          - Có chồng thì mặc có chồng, anh vẫn cứ lấy em làm vợ.
          - Thật không?
          - Thật đấy, em yêu.
          - Đùa, không bao giờ có điều ấy, con của em để đi đâu?
          - Em là vợ anh, thì con em cũng là con anh.
          - Thế phải ly dị chồng à?
          - Đúng đấy, em ly dị chồng xong, anh sẽ cưới em liền.
*
          Cánh cửa phòng nghỉ bật mở, Lợi và nàng lồm cồm bò dậy, không thể tin nổi vào mắt mình, phía cửa mở là chồng nàng và một người đàn ông cao lớn hùng hổ xông vào giơ tay tát Lợi. Nàng lao ra che và đỡ cho Lợi khỏi bị cái tát trời giáng đó. Chồng nàng dừng tay và hết sức kinh ngạc khi thấy vợ mình dám đỡ đòn cho tình địch. Chàng ỉu sìu thất vọng không thốt nên lời, đành ra hiệu cho người bạn cùng đi lôi tuột nàng ra xe chở về gia đình mình, để lại Lợi đứng trơ như khúc gỗ, ngượng ngùng thu dọn đồ đạc, trả tiền phòng và lầm lũi trở về cơ quan công tác chờ đợi một tai vạ sẽ ập xuống vào đầu mình. Nhưng sau đó mọi việc rơi vào im lặng không hề có điều tiếng gì xảy ra, Lợi thở phào nhẽ nhõm, đau đớn và suy nghĩ "có lẽ từ nay mình sẽ mất nàng, sự việc bại lộ như thế, còn mong ước có nàng sao được". Nàng xin nghỉ phép một tháng không đến cơ quan. Lợi thấy nhớ nàng quá, những ngày tốt đẹp vừa qua, sao mà êm ái, nhẹ nhàng, dễ chịu đến thế, nó như liều thuốc gây nghiện làm cho Lợi không tài nào quên được. Lợi như muốn ngay lúc này được ào đến nhà nàng, xem nàng sống ra sao, chồng nàng đối xử với nàng có tệ lắm không. Nếu nàng đồng ý, Lợi sẽ cùng nàng trốn nhà cao chạy, xa bay đến một vùng đất xa xôi nào đó sống cuộc sống tự do và hưởng thụ một tình yêu nòng ấm, thiên đường của hai người.
*
          Nàng chỉ ngồi không nói, chồng nàng thẫn thờ đi lại, có lúc như muốn gầm lên, có lúc lại dịu dàng thỏ thẻ. Chàng thấy mình bị phản bội và vừa mất đi một tài sản vô cùng quý báu trên đời này chẳng gì bù đắp được. Với tội lỗi của nàng theo tập quán Việt Nam, đủ điều kiện để chàng chia tay mà không hề vương vấn, nhưng còn con trai và gia đình hạnh phúc sao đành. Tình cảnh lúc này chàng chẳng dám làm gì cả, sau những ngày im lặng không nói năng gì, cuối cùng chồng nàng đề nghị.
          - Bây giờ em có cần gia đình này nữa không? Em đã phản bội anh nhưng vì con anh cho qua tất cả.
          - Tuỳ anh, mọi việc anh đã biết, nếu anh không chấp nhận, em đành phải chia tay. Còn nếu anh tha thứ, em vẫn mãi là mẹ của con- nàng nhỏ nhẹ.
          Thời gian im lặng khá lâu, cuối cùng chồng nàng lên tiếng.
          - Thôi được, em phải hứa là không bao giờ được phản bội anh nữa. Em nên biết điều để sống.
          - Em đồng ý, cũng mong anh từ nay đừng bao giờ nhắc lại chuyện cũ nữa nhé.
          Hết kỳ nghỉ phép, chiếc xe ô tô của chồng lại đưa nàng đến công sở làm việc. Người ta lại thấy gia đình nàng hạnh phúc, chồng quan tâm, chăm lo đến mọi hoạt động đời sống, công tác của nàng. Nhiều người trong cơ quan, nhìn thấy cảnh ấy thèm muốn có được cuộc sống hạnh phúc như vậy. Vì nàng nghỉ phép dài ngày, trong cơ quan cũng có một vài tin đồn dị nghị mong manh không tốt về nàng, nhưng thấy cảnh hạnh phúc của vợ chồng nàng, mọi suy nghĩ xấu về dần dần không còn nữa.
          Công việc nhiều, cả tháng nghỉ phép bị ùn lại, nàng ra sức làm cho kịp với tiến độ và nhiệm vụ cấp trên giao. Có hôm hết giờ, chưa hết việc, chồng nàng chờ đón cả tiếng đồng hồ mà nàng vẫn chưa rời khỏi máy vi tính. Nhiều lần như vậy, nàng đành phải ở lại cả buổi trưa để làm việc như trước kia. Chính những  buổi trưa chết tiệt ấy đã làm cho nàng khó giữ được mình, nàng ngồi một mình đánh máy, Lợi đến từ lâu, đứng phía sau ngắm cái cổ trắng nuốt của nàng, rồi bạo dạn đặt lên đó nụ hôn nóng hổi, nàng quay lại tỏ vẻ không bẳng lòng.
          - Đừng làm phiền chị nữa em!
          - Anh yêu em, thật sự anh không thể thiếu em được- Lợi thổn thức.
          - Không thể vì tình cảm bồng bột của em mà chị lại đánh đổi cả hạnh phúc gia đình của mình sao, em hãy dừng lại đi vẫn chưa muộn.
          - Anh yêu em thật lòng mà, anh sẵn sàng đổi cả sự nghiệp để được sống với em, cho dù năm tháng đó có ít ỏi đến mấy cũng được.
          - Thôi em, hãy đổi lại cách xưng hô đi nhé, chị biết tình yêu "lửa rơm" của em thì được mấy hôm. Có dám cưới chị làm vợ thật không?
          - Dám chứ, nếu em bỏ chồng, anh sẽ cưới em ngay. Bố mẹ anh đã mua cho anh một ngôi nhà ở thành phố rồi, em lấy anh đôi ta và con sẽ về đấy để ở.
          - Thôi đừng tán dóc và hão huyền nữa.
          - Anh nói thật đấy. Kiếp này chỉ có em là vợ của anh mà thôi. Nếu không lấy được em, coi như anh không có vợ.
          - Ai mà tin được lời nói của bọn con trai, nhất là của bọn choai choai.
          - Tình yêu của anh sẽ chứng minh cho em điều đó "không có em bầu trời như không có nắng, không có em chim trời như không có đôi, không có em đất trời như vô nghĩa, trên đời này như không có yêu thương".
          Vừa khe khẽ hát, Lợi vừa vít cổ và đặt đôi môi đang khát khao của mình lên đôi môi tươi thắm của nàng, nàng yên lặng và không phản ứng. Được đà, Lợi vòng tay ôm nàng đứng dậy, hai cánh tay cường tráng ghì chặt nàng vào lòng và hôn tới tấp lên môi lên cổ... cả hai từ từ ngả xuống chiếc bàn gần đấy làm tung toé cả đống tài liệu xuống thềm.
*
          Toà án gọi hai vợ chồng nàng đến.
          Toà tiến hành hoà giải giữa hai người, cố níu lại hạnh phúc gia đình mỏng manh của nàng bằng cách thuyết phục nàng hãy vì tương lai của con mà rút lại đơn xin ly hôn. Nhưng nàng đã quyết định rồi, gửi đơn đến toà án huyện, coi như nàng đã chính thức từ chối hạnh phúc đó. Quyết định chia tay với chồng, nàng hy vọng toà sẽ sử cho nàng được nuôi đứa con yêu quý của mình, đổi lại nàng không lấy bất kỳ một thứ tài sản chung nào của gia đình kể cả ngôi nhà hai tầng và khuân viên đẹp đẽ do chính tay nàng góp công xây dựng. Biết nàng kiên quyết từ bỏ hạnh phúc mà bấy lâu nay anh cố níu kéo, chồng nàng miễn cưỡng chấp nhận sự ly tán. Toà xử cho chồng nàng được quyền nuôi đứa con trai vì cháu đã lớn. Rời khỏi toà án, nàng vội vã về nhà, nhìn thấy đứa con yêu quý của mình, nàng không thể nào ngăn nổi nước mắt, nàng khóc không hiểu vì phải xa con. Thấy mẹ khóc, tuy không hiểu vì sao nhưng nó xà vào lòng mẹ khóc tức tửi, đâu biết rằng gia đình hạnh phúc của nó từ nay san đàn, xẻ nghé.
          - Nín đi con trai của mẹ, từ nay con phải ngoan nhiều hơn nhé, buổi sáng con phải dậy xớm để đi học, mẹ không được gọi con nữa đâu.
          - Sao mẹ lại khóc. Con không thích mẹ khóc bao giờ.
          - Từ hôm nay mẹ mãi xa con,hàng ngày con phải tự tắm rửa và lo lấy mọi việc cho bản thân con nhé.
          - Con không cho mẹ đi đâu cả. Mẹ phải ở nhà với con.
          - Muộn rồi con ạ, xa mẹ con có nhớ không?
          - Con yêu mẹ lắm! Làm sao mà mẹ không ở nhà nữa. Có phải ai bắt nạt mẹ, khi nào con lớn con sẽ đánh chết họ.
          - Thôi để mẹ vào nhà chuẩn bị đồ đạc, tý nữa chú Lợi sẽ đến đón mẹ đi.
          - Không được, con không cho ai đón mẹ cả, mẹ phải ở nhà với bố và con.
          Nàng gạt nước mắt, buông con ra vội vã vào nhà chuẩn bị hành trang.
*
          Chiếc xe tắc xi bốn chỗ đưa nàng xuôi về thành phố, nàng đến ở nhờ nhà chị gái, chờ một thời gian nữa Lợi đến cưới nàng và đưa nàng về nhà như lời Lợi đã hứa. Nàng xin thôi việc ở cơ quan cũ, chờ xin việc mới ở thành phố. Mọi vui buồn hạnh phúc nàng gửi lại nơi tỉnh lẻ để đến với Lợi giữa phồn hoa đô thị. Cũng vì quan hệ không lành mạnh giữa Lợi và nàng nên anh ta bị kỷ luật không được làm ở phòng kế hoạch, phải đến làm việc ở một tỉnh vùng sâu, vùng xa. Từ đó Lợi ít có điều kiện về thăm và chăm sóc nàng như trước. Mọi dự định sẽ cưới nàng sau khi ly hôn dần dần khó trở thành hiện thực. Giờ đây, biết được mối tình ngang trái của nàng và Lợi, gia đình anh ta ra sức ngăn cản. Họ tìm mọi cách để không cho Lợi có điều kiện gặp nàng, "Ai đời trai tơ chưa vợ lại yêu và lấy người đàn bà đã có con và bị chồng ly dị" - người ta nói như vậy. Ngôi nhà ở thành phố dự định cho Lợi khi cưới vợ cũng bị thu lại. Mọi người thân không có ai ủng hộ cuộc hôn nhân giữa Lợi và nàng. Lợi đứng trước rất nhiều sức ép cả về tinh thần và vật chất, không thể nào giữ được mối quan hệ và tình cảm thắm thiết với nàng như trước nữa. Nguy cơ tan vỡ mối tình với Lợi đã hiện ra trước mắt.
          Nàng bâng khuâng trước hiện thực phủ phàng, Lợi chưa phản bội nàng, nhưng mọi điều kiện để đến với nàng hầu như bế tắc. Nếu lấy nàng, về thành phố sống Lợi sẽ mất việc, trong khi đó nàng chưa xin được việc làm, cuộc sống sẽ ra sao khi không có tiền, có nhà. Tự nhiên nàng thấy chơi vơi. Nàng giật mình nhận ra mình đã ngoài 30 tuổi, còn Lợi thì trẻ quá. Hạnh phúc liệu có đến được với nàng không? nếu có chắc cũng không thể bền vững được. Nàng tự trách mình sao lại mù quáng trước tình yêu ngang trái thế. Tại sao mình không nghĩ rằng tình yêu "lửa rơm" của Lợi sẽ xớm tắt lịm. Nàng thật sự thấy chơi vơi.
          Tiếng khóc của đứa con trai yêu dấu văng vẳng, làm tim nàng đau nhói.
                                                                                 Tháng 11-2009
                                                                            

HẠT MUỐI VÀ BIỂN CẢ
Hạt muối nhỏ nhoi giữa lòng biển cả, tan biến đi khi mỗi đợt sóng triều dâng, chính điều đó góp phần làm cho biển mặn mòi, ấm áp. Hạt muốn vẫn ngàn đời sinh ra từ biển, được biển nuôi dưỡng, chở che và nhọc nhằn, vần vũ cùng với những con sóng tung bọt trắng ngần. Trăm con sông đều đổ vào biển cả, nhưng chỉ khi về với biển nước mới được hưởng sự mặn mòi, sông góp nước cho biển, nhưng muối thì phải tự biển sinh ra. Không có muối sao gọi là biển, biển mênh mông nhường ấy sẽ là vô nghĩa khi nước nhạt phèo. Từng hạt muối nhỏ nhoi tạo nên tính chất của biển cả. Từng con thuyền đánh cá đi về đều tự hào có biển, con thuyền điểm xuyết cho biển đẹp hơn, nhưng muối và nước sẽ cấu thành biển cả. Thiên nhiên tự hào có biển, con người lại rất cần muối và nước cho cuộc sống.
          Tôi đến với nghề Tuyên huấn cũng giống như hạt muối nhỏ nhoi góp sức mình vào lòng biển cả. Biển mênh mông là thế, hạt muối tôi bé nhỏ biết nhường nào, nhưng những con thuyền và cánh hải âu trên biển thì không thể xa rời biển thân yêu và hạt muối tôi cũng góp sức nâng cánh chim thân yêu và đẩy thuyền đi trong mỗi sớm mỗi chiều.
          Thủa học sinh, hai từ Tuyên huấn tôi nghe xa vời vợi, nhưng tôi ngưỡng mộ bác Tố Hữu- nhà thơ cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương thời đó. Cảm nhận của tôi, thơ có nghĩa là bác Tố Hữu; bác Tố Hữu là nhà thơ và là nhà Tuyên huấn, tôi thấy yêu thơ và yêu Tuyên huấn. Tình yêu đó được nhân lên qua năm tháng học hành dưới mái trường XHCN và được đọc thơ Tố Hữu, từ “Việt Bắc”, “Gió lộng” đến “Việt Nam máu và hoa” rồi “Những nhành xuân” đều in đậm trong trái tim tôi. Sau này tôi mới hiểu rằng Tuyên huấn đâu chỉ là thơ, thơ chưa phải là Tuyên huấn. Nhưng con đường tôi đến với Tuyên huấn có một phần đóng góp của thơ, đó là bài thơ do chính mình sáng tác đọc trước buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng. Đó là một kỷ niệm đẹp và đáng yêu biết mấy của tôi đối với Ngành Tuyên huấn.
Tôi đi bộ đội từ trước ngày chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Khi “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” thì đơn vị tôi lên tầu hành quân ra Bắc, trong đội ngũ điệp trùng của người lính bảo vệ biên cương có tôi cầm súng, góp thêm sức mạnh chống kẻ thù xâm lăng. Những ngày tháng ở biên cương tôi càng hiểu thêm nhiều về ý nghĩa của lẽ sống và tình yêu đất nước, quê hương, tình yêu con người, nỗi trăn trở của những người bảo vệ đất Việt quê hương. Trong gian khổ hy sinh đều rất cần tiếng hát, tiếng thơ, rất cần những lời động viên, chính lúc đó chúng tôi nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và quê hương nên chúng tôi đã chiến thắng giặc ngoại xâm và chiến thắng chính mình-đó chính là Tuyên huấn.
          Rồi tôi được đi học sỹ quan để trở thành người cán bộ quân sự của Đảng, tôi tự hào biết mấy, nên đã ra sức học tập, rèn luyện để được cống hiến tuổi trẻ, sức lực và trí tuệ của mình vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tốt nghiệp ra trường tôi được làm cán bộ quản lý giáo dục cấp phân đội của một trường sỹ quan lớn của Quân đội, rồi làm giảng viên bắn súng bộ binh dạy học viên đào tạo sỹ quan, sau đó tôi được điều lên làm trợ lý tuyên huấn của Nhà trường. Ôi hai từ Tuyên huấn mới ngày nào còn nghe xa lạ làm sao mà đến bây giờ đã trở thành hiện thực đối với tôi. Thế là tôi chập chững bước vào nghề bằng cả niềm say mê nhiệt huyết của con tim, khối óc của mình. Khi bắt tay vào nghề tôi mới nhận thức được làm Tuyên huấn đâu chỉ có chăm chỉ, nhiệt tình là được mà còn phải có năng lực, trí tuệ và năng khiếu thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vào nghề, tôi háo hức bắt tay làm việc, thi đua-khen thưởng nghe ra có vẻ là chỉ mang miềm vui đến cho nhiều người, nhưng thực tình công việc không hề đơn giản chút nào. Có làm nghề mới hiểu hết nghề, nhiệm vụ chuyên môn của tôi khi chập chững vào ngành Tuyên huấn là được làm công tác thi đua khen thưởng. Tôi biết, thi đua khen thưởng là một nhiệm vụ rất quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu được của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Trong hoạt động thi đua phải tạo nên được phong trào đua đuổi vượt lẫn nhau nhưng không phải là ganh đua, là cạnh tranh mà là thi đua XHCN, thi đua yêu nước, thi đua quyết thắng. Ở nhà trường đào tạo sỹ quan có làm tốt công tác thi đua khen thưởng thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục-đào tạo được. Suy rộng ra đất nước có phát triển được thì khen nhiều hơn phạt; Quân đội có mạnh không thì khen thưởng phải nhiều hơn xử lý kỷ luật. Tôi cũng hiểu rằng nhà lãnh đạo và người chỉ huy giỏi là người biết sử dụng có hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, trong đó thi đua phải có khen thưởng, mà khen phải đi đôi với thưởng. Tuy nhiên, khen thưởng phải đúng người, đúng việc, khen sao cho động viên và phát huy được tính tích cực của quần chúng. Nếu khen thưởng không đúng chẳng những không có tác dụng tích cực mà có khi lại làm thui chột cả phong trào. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
                             “Em có tài nấu nướng
 Anh có tài ngợi khen”
Tôi làm trợ lý giúp cho người lãnh đạo, chỉ huy của đơn vị về công tác thi đua khen thưởng, tôi biết đây là một vinh dự những cũng gặp đầy rẫy những khó khăn phức tạp. Làm sao để góp phần thúc đẩy phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị phát triển và theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Vì yêu nghề Tuyên huấn nên tôi yêu việc thi đua khen thưởng và tôi say mê lao vào công việc như một người lính xung kích trên mặt trận. Có những lúc thăng trầm, có những khi thất bại, những lúc thành công. Mười mấy năm trong nghề, tôi được hưởng cảm giác nhẹ nhàng thanh thản khi mình góp được tí chút công sức và trí tuệ thúc đẩy phong trào thi đua đi lên, cũng có khi buồn thê thảm khi mình chưa làm chọn vẹn một công việc chuyên môn đáng lẽ ra người trợ lý thi đua khen thưởng phải làm tốt. Cũng giống như hạt muối đã góp phần làm nên vị mặn cho đại dương bao la, nhưng cũng thật là chát đắng khi giữa mêng mông nước biếc của biển khơi mà con người không thể múc lên uống được. Những năm tháng ấy tôi hoà mình vào tập thể, lặng lẽ âm thầm làm việc, lặng lẽ âm thầm chịu đựng tiếng khen chê. Rồi những kỷ niệm ùa về, động lại mãi với thời gian, theo suốt cuộc đời, dệt nên những hoa văn điểm thêm cho nét đẹp của cuộc sống. Tôi vẫn thường tự hào nói với mọi người trong đơn vị mình là người may mắn, luôn mang niềm vui đến cho nhiều người. Tức là nhiệm vụ của tôi là làm công tác thi đua khen thưởng, tôi giúp người chỉ huy tổ chức phong trào thi đua quyết thắng, duy trì phong trào, kiểm tra đôn đốc, rồi theo dõi tổng hợp khen thương, rà soát, nâng lên đặt xuống kết quả thi đua, bình xét khen thưởng, soạn thảo các quyết định để người chỉ huy ký khen thưởng và như vậy nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng, tôi cũng vui lây niềm vui của họ. Họ thật xứng đáng với những thành tích đã đạt được trong công tác. Tuy nhiên, một số cá nhân chưa đủ tiêu chuẩn để được khen gặp tôi họ chẳng vui chút nào, ai cũng cho rằng tại tôi soi mói khuyết điểm của họ, nâng lên đặt xuống, “bới bèo ra bọ” để tập thể và cá nhân của họ không được khen, tất cả chỉ tại cái anh trợ lý phụ trách công tác thi đua khen thưởng mà thôi. Tôi cũng tự thấy mình cứ vướng víu điều gì đó rồi cứ lăn tăn mãi, “bởi xã hội và con người tốt đẹp phải khen nhiều hơn phạt” kia mà. Trách nhiệm của tôi là người nòng cốt đi xây dựng phong trào, xây dựng điển hình tiên tiến, để có nhiều “người tốt, việc tốt”. Trong cuộc sống và công tác, tôi đã làm được đến đâu? Vì vậy, tôi càng phải cố gắng, càng phải hết mình với công việc, nhưng sức lực nhỏ bé của mình có giới hạn, tác dụng được đến bao nhiêu tôi chưa có lời giải đáp. Chỉ biết rằng yêu nghề Tuyên huấn thì phải nặng lòng với nghề, trăn trở với nghề mới tốt lên được mà thôi. Thế rồi tôi lại tiếp tục bước đi nặng nhọc trên con đường đầy khúc khuỷu gập nghềnh của nghề ấy. Tôi giống như người đang bơi giữa đại dưong bao la cần phải không biết mệt mỏi, phải thắng được sóng gió, vượt qua được bão tố phong ba thì mới đến được bến bờ bình yên và tôi cứ bơi trên dòng nước của nghề thi đua khen thưởng đến khi tuổi quân, tuổi đời trải dài qua năm tháng.
Cuộc sống không đơn giản chỉ có nói và làm; nói được và làm được là điều quá tốt. Nghề tuyên huấn là phải nói thật tốt để cho mọi người nghe và làm thật tốt để cho mọi người theo, điều đó ai cũng hiểu. Nhưng tôi vẫn cứ trăn trở băn khoăn khi thấy cuộc đời này nhiều cái vẫn chưa thành công, bởi hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng đôi khi còn thấp. Phong trào được phát động liên tục nhưng thi đua thì ít mà ganh đua thì nhiều, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được các tập thể và cá nhân hưởng ứng sôi nổi, tuy nhiên học tập đạo đức, tấm gương của Bác thì tốt, nhưng làm theo được ít lắm, thậm chí có việc còn đi ngược lại với tư tưởng, đạo đức của Người thì làm sao chúng ta thấy hài lòng và không trăn trở. Thi đua khen thưởng là để xã hội tốt hơn, để con người hoàn thiện hơn, hướng tới cái tốt, hướng tới cái “chân, thiện, mỹ” và cũng để xây dựng con người mới XHCN. Đất nước đang trên đà phát triển, thi đua và cạnh tranh lành mạnh là rất tốt và cần thiết, song cũng không nên bất chấp tất cả, mỗi người hãy bằng công sức bé nhỏ của mình mà hành động vì tập thể.
Tôi cũng vậy, Tuyên huấn nói chung và thi đua khen thưởng nói riêng đã ngấm vào máu của mình, tôi theo nó đi suốt chiều dài năm tháng và cuộc đời mình, 16 năm gắn bó với nghề, buồn vui trải nghiệm, kỷ niệm đan sen. Nghiệm lại, với nghề, tôi thấy mình như hạt muối nhỏ nhoi giữa lòng biển cả. Đại dương chính là mái trường quân sự nơi tôi công tác, là nghề tuyên huấn tôi đã làm trong những năm tháng qua. Ở đó đã nuôi dưỡng hạt muối tôi tồn tại, không có đại dương bao la thì làm sao có hạt muối mặn mòi này. Những hạt muối, giọt nước chúng tôi ngày đêm góp sức nhỏ bé của mình làm nên biển cả. Biển luôn hào phóng giúp cho đời, nuôi dưỡng chúng tôi, nâng bước, chắp cánh chúng tôi đi. Trong tôi luôn âm hưởng những vần thơ mà ngày đầu chập chững bước vào nghề tôi đã đọc.
Và chúng ta cũng chính là hạt muối
Hạt muối nào cũng mặn, cũng trắng trong
Mái trường ơi, nếu người là biển cả
Xin ngàn đời vẫn sóng vỗ bao la.
                                                                  
LỰA LỜI
          Khi mặt trái của kinh tế thị trường luồn lách và đang tác động đến từng ngõ xóm, gõ cửa đến từng nhà, với biết bao ồn ào, náo nhiệt. Thì cuộc sống không đơn giản chỉ đồng tiền bát gạo mà còn rất nhiều bề bộn, lo toan. Cái được thì rất nhiều, nhưng cái mất vẫn còn và không ít những điều trăn trở, băn khoăn.
          Cuộc đời, dẫu không cho nhau được gì, cũng cần dành cho nhau những lời nói tốt đẹp, ngọt ngào, mang đậm chất nhân văn, để cho người đối thoại với mình dễ vừa lòng. Ôi những câu dân ca Bắc Bộ, những khúc hát quan họ của người xưa sao mà lắng sâu, mà chứa đựng nhiều ẩn ý đến vậy. Chẳng cần phải nặng lời, chẳng cần nài ép mà lời muốn nói của mình vẫn được đối phương chấp nhận "Lại đây ăn một miếng trầu, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng". Lời mời như vậy lẽ nào người được mời lại không đón nhận miếng trầu ấy. Mà miếng trầu tự ngàn xưa chính là mở đầu của mọi câu chuyên, "Miếng trầu nên duyên, miếng trầu mang tiếng", khi nhận ăn trầu rồi sẽ sao đây, nhiều hứa hẹn đang chờ phía trước.
          Người con gái đẹp thời nào cũng vậy đều được các chàng trai chú ý, muốn làm quen, tán tỉnh. Rồi cũng có khi quá đà thành ra là trêu nghẹo, cản đường, giằng co, đến nỗi mất cả việc, muộn cả buổi chợ. Vậy thì, những lời nhỏ nhẹ từ đôi môi xinh xắn của nàng buột ra "Người ơi buông áo em ra, để em đi chợ kẻo mà chợ trưa". Câu hát cứ nhùng nhằng, nhưng hiệu quả vô cùng, để cho em đi nhé, nếu không sẽ bị muộn chợ thì còn mua bán được gì, lỡ việc của em ra, tội nghiệp. Nghe câu hát ấy, người con trai nào mà chẳng chạnh lòng, dẫu không muốn vẫn phải buông áo em ra, không cản đường nữa, nhường bước cô em, để em đi chợ. Thế đấy, cần gì phải mắng, phải chửi, phải xô đẩy, phải lườm nguýt mới thoát khỏi sự trêu ghẹo của cánh trai làng nghịch ngợm.
          Dân ca miền Trung dẫu có thật thà đến "Giận thì giận, mà thương càng thương", nhưng cuộc sống vẫn cứ đậm đà tình nghĩa. Dù có lao động vất vả, năm nắng mười mưa nhưng câu ca vẫn còn đọng mãi "Cầu cho trong ấm, ngoài êm" quả là có ý nghĩa sâu sắc. Ở đâu cũng cần có cuộc sống bình yên để phát triển và cũng chỉ có bình yên, có "trong ấm, ngoài êm" thì mới phát triển bền vững được. Người miền Trung mượn câu dân ca "Đi cấy" để nói lên nỗi lòng của mình. Bởi mảnh đất nhọc nhằn ấy huôn phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên với cái "nắng tháng sáu, bão tháng bảy", chỉ mong sao cho êm ấm, yên vui trong xóm, ngoài làng là tốt lắm rồi.
          "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Cách nói, cách gọi của ông cha thật là giản dị và có ý nghĩa trong cuộc sống. Người miền Nam thường gọi "cái bát" thành "cái chén"; "cái chén" thành "cái ly", phải chăng ý tứ của người xưa muốn sự việc "nhỏ hoá vấn đề" chăng. Bởi cuộc sống thường nhật bao bộn bề, lo toan, kéo theo những căng thẳng, phiền toái; nhiều sự việc nếu cứ để nguyên sự thật trần trụi thì chẳng có lợi gì cho cuộc sống, mà có khi lại làm mất lòng nhau. Thì cứ lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi có tốt hơn không, cái to trở thành cái bé, cái bé trở thành cái bé hơn chắc chắn sẽ chót lọt tất cả. Nếu mời bàn bè ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "chén rượu" hoặc một "cốc rượu" như vậy có thế là nhiều, bạn của mình khó chấp nhận, thì ta mời bạn ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "ly rượu" thì chắc bạn mình dễ chấp nhận hơn, vì chỉ một chén, một ly có lẽ không nhiều.
          Cuộc sống đẹp đẽ và phong phú, "chỉ có yêu người thì người mới yêu ta". Không thủ tiêu đấu tranh, nhưng cũng đừng"quan trọng hoá" vấn đề mà làm cho cuộc sống thêm phức tạp. Trong công tác vì việc chung cần phải "phê và tự phê"sâu sắc, nhưng trong sinh hoạt có lẽ nên lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi, cái gì  bỏ qua được thì bỏ qua, thì cuộc sống sẽ rất mến thương.



Dành cho thiếu nhi:
CHÚ BÒ MỘNG AN AN
Chú ta là con bò mộng cường tráng và khoẻ mạnh, bốn chân to khoẻ, cơ bắp cuồn cuộn, bước đi vững trãi, bộ móng chẵn của cả 4 chân tròn đều, khoảng cách vừa phải. Mỗi khi bước đi, chân trước vừa nhấc khỏi mặt đất là chân sau đã đặt đúng chỗ chân trước đó. Cứ nhìn 4 chân chắc khoẻ của chú là biết chú ta có sức khoẻ cực tốt, nếu dùng cho việc cày ruộng hoặc kéo xe thì thật tuyệt vời, chẳng kém gì mấy chiếc công nông ghẻ, chạy réo um cả làng, xả khói đen mù làm bẩn cả môi trường thôn xóm. Nhìn chú bò mộng An An, người ta thích nhất là chú có cái bờm lực lưỡng, một ụ thịt gồ cao nhô khỏi bả vai trông mới kiêu hãnh làm sao; nửa thân hình phía trước của chú bò trông bề thế, cơ bắp nổi lên từng cục, tạo cho dáng của chú lao hẳn về phía trước với một sức mạnh tuyệt diệu, có thể kéo cả chiếc xe chở đầy hàng hoá nặng hàng tấn đi băng băng. Cái đầu to của chú luôn ngẩng cao với đôi mắt sáng và hai hai cánh mũi phập phồng hắt ra tiếng thở phì phì mỗi khi tức giận hoặc làm việc nặng. Đáng quý nhất là chú ta có cặp sừng to, cong và nhọn, hai đầu sừng vươn lên cao và cũng luôn hướng về phía trước như sẵn sàng đâm thẳng vào kẻ thù nếu lều lĩnh gây chiến với mình. Với cặp sừng hoành tráng như vậy, chú doạ được khối kẻ nhát gan và yếu bóng vía. Chú có cái mồm gầu giai đến nể sợ, cỏ khô, cỏ tươi chú nhai tuốt; cám cò, ngô hạt, ngô cây, lúa mới ngậm đồng chú cũng chén được; khi ăn chú vục tùng cụm cỏ nhai ngon lành, chú ăn tạp nên thân thể càng to khoẻ đồng nghĩa với sức mạnh của chú càng được nhân lên. Chú có bộ lông vàng tím, phơn phớt hồng quả là tuyệt đẹp; cụm lông dài ở bờm của chú đen óng, càng nhìn càng thấy tăng thêm sức mạnh của một chú bò mộng đang tuổi trưởng thành. Mỗi tuổi chú càng to thêm, khoẻ thêm, hùng dũng thêm, oai vệ thêm, thậm chí là tàn bạo thêm, có thể nói chú ta là con bò đầu đàn của thôn Thạch Khoán này. Chính vì vậy, trẻ con trong thôn đã tôn vinh chú, ngưỡng mộ chú và đặt tên cho chú là An An, cái tên nghe vui vui như tiếng Tầu nhưng cũng là niềm tự hào và tin tưởng về sự an toàn của đàn bò trong thôn khi có chú đứng đầu. Hình như hiểu được điều đó, An An luôn tỏ ra xứng đáng khi cần đến sức mạnh của mình để vận chuyển những khối hàng nặng nề chất trên xe của ông chủ giúp bà con thôn xóm khí cần thiết. Vào mỗi vụ thu hoạch từng đống lúa, đống khoai chất đầy trên xe nặng trĩu, chú băng băng kéo về cho mỗi gia đình, tất nhiên tiền công lao động của chú ông chủ sẽ lĩnh về, một phần để tái sản xuất sức lao động cho chú bằng những tải cám cò, ngô hạt, ngô cây. Sau mỗi ngày lao động cực nhọc An An được buộc ở góc vườn chậm dãi thưởng thức những món thức ăn giầu dinh dưỡng mà cậu chủ mang tới, rồi điềm tĩnh nhắm mắt vờ ngủ. Chú ta chỉ thấy vui và hứng khởi khi có bày trẻ nhỏ đi học về phốc lên lưng với hai ba đứa trẻ túm bờm, nắm đuôi tưởng tượng như đang được phi ngựa, giống như xem phim cao bồi miền Tây nước Mỹ. Cứ thế, từng ngày chú ăn và làm không biết mệt mỏi với bao nhiêu việc. Từ ngày xe công nông bị cấm, cả thôn Thạch Khoán này vận chuyển hàng hoá gì đều cần đến chú ta, nhiều tấn hàng đã qua vai chú.
Nhưng bị gò bó mãi trong đôi càng xe chặt chội và chiếc vai bò cong queo chú cảm thấy bắt đầu bực bội. An An ước mơ mình là một chú bò đầu đàn trên đồng cỏ thì sướng biết bao. Nếu được thế, chú sẽ là con bò mộng cai quản cả đồng cỏ mênh mông với một mầu xanh mướt mắt và no ấm trải rộng đến tận chân trời. Ở đó, An An tha hồ tung tăng bay nhảy, thích ăn thì ăn, thích chơi thì chơi, thích gặm cỏ thì cúi đầu gặm cỏ, thích thử sức thì húc đầu vào bờ đất thử sức, mà cỏ tốt trên đồng bằng cái miệng gầu giai của chú mà vục thì chẳng mấy mà no, mà đầy bụng, rồi tha hồ nhởn nhơ, thư thái. Chú ta ước ao được ngửa mặt nhìn những cụm mây trắng lang thang trền bầu trờ cao xanh, ngắm những bìa rừng xa xanh mát mắt, rì rào tiếng gió thổi, nghe vi vu như một điệu đàn ngàn đời không bao giờ tắt. Trên đồng cỏ An An sẽ được hưởng những tia nắng mặt trời buổi sáng chiếu xuống tắm cho bộ lông vàng tím, phơn phớt hồng của chú càng thêm đẹp, được đón từng cơn gió nhẹ mơn man làn da mỗi buổi hoàng hôn tắt nắng trên đồng. Chú mơ về cuộc sống tự do, không tù túng để được làm chủ bầy đàn, được chạm đôi sừng to khoẻ và nhọn hoắt của mình đấu với những chú bò mộng khác trong đàn mỗi khi khó chịu. Chú ta chắc rằng phần thắng sẽ nghiêng về mình, bởi vì chú là chú bò đầu đàn kia mà. An An nghĩ rằng nếu chú được trở về tự do trên đồng cỏ thì đôi sừng và chiếc đầu to khoẻ của chú sẽ ủi tung những gò đất bướng bỉnh nhấp nhô làm vướng mắt trên đồng. Mỗi lần húc vào ụ đất, gò đất là mỗi lần chú được thử sức với thiên nhiên được mài đôi sừng của mình cho thêm sắc nhọn, rồi ngẫu hứng chú sẽ tung bốn vó chạy trên đồng cỏ hít thở không khí trong lành và phóng khoáng của thiên nhiên ban tặng.
Bất chợt, chú trở về thực tại khi ông chủ đến dắt chú vào đôi càng xe tù túng chuẩn bị cho chuyến vận chuyển hành hoá mới. Chú ể oải bước theo ông chủ mà vẫn còn tiếc nuối với giấc mơ tự do trên đồng cỏ mà không bao giờ trở thành hiện thực. Từ đó, chú ta hay bực dọc và giở chứng, nghe theo lệnh của ông chủ một cách miễn cưỡng, chỉ khổ cho đôi càng xe bằng gỗ thỉnh thoảng lại bị chú vặc đôi sừng làm sứt sẹo và thiếu thẩm mỹ đi đôi chút. Mỗi lần kéo xe, An An lại vùng vằng khó chịu, thậm chí dùng cái mồm gầu giai của mình vít cả bó lúa, rổ khoai chất trên xe xuống nhai ngấu nghiến, rồi giả vờ quay người đụng chạm làm đổ cả hàng hoá của nhà nông. Chưa hết, chú ta còn cố tình làm ra vẻ mệt nhọc chằng chịu đi nhanh như trước, số lượng chuyến xe từng ngày cứ giảm dần, trọng lượng hàng hoá trên xe cũng nhẹ bớt. Thỉnh thoảng chú còn dùng chiếc đuôi dài cứng của mình quật qua, quật lại vun vút vào mặt, vào vai ông chủ. Vì quý An An nên ông chủ cũng làm ngơ, thấy chầot vẫn được việc nên ông chủ luôn nâng niu, chăm sóc chú chu đáo, chẳng khi nào đánh chú ta roi nào cả. Chỉ có cậu bé con ông chủ là cảm thấy nghi ngờ trước sức mạnh của An An giảm tụt như vậy, từ đó cậu chủ hay quát mắng và thỉnh thảng lại tặng cho chú một vài doi vào mông đau điếng, làm chú ta giật thót cả mình. Tuy vậy, chú ta vẫn cứ phá phách, giận cá chém thớt vục vặc khắp nơi, vào chuồng phá chuồng, kéo xe vặc xe, gặp đồng loại yếu hơn húc đồng loại, thậm chí còn vặc cả sừng vào gốc cây làm bật cả vỏ trắng hếu. Sểnh một tí là An An lao vào ruộng lúa, bãi khoai của nông dân chén bậy, làm mất mặt cả ông chủ. Cậu bé chuộc An An về vụt cho một trận, xong đâu vẫn vào đấy, hễ không có người chăn dắt là chú ta lẻn vào phá hoại hoa mầu, đến là khốn khổ với chú. Từ đó tự nhiên trong mắt người dân của thôn Thạch Khoán chú bò mộng An An mất dần cảm tình với họ, không ai đặt nhiều hy vọng là chú có thể thay thế được xe công nông đã bị cấm nữa. Mọi người mong chú hãy dùng sức khoẻ cường tráng của mình phục vụ sản xuất, giúp đỡ bà con nông dân và cũng là giúp chú có miếng ăn dễ dàng.

                                                           

HOAN HÔ "TƯ VẤN SỨC KHOẺ"
          Cơ quan tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề, mời chuyên gia cấp trên về "Tư vấn sức khoẻ", vợ tôi thuộc thành phần được tham gia, sau khi dự Hội nghị về thấy vợ phấn khởi hẳn lên, nét mặt có phần "nghiêm trọng" hơn thường ngày. Mọi công việc lo lắng cho cuộc sống gia đình có chiều hướng khác hẳn, nhất là vấn đề "chăm sóc sức khoẻ" cho chồng con là biểu hiện rõ nét nhất. Vì vậy, những sinh hoạt gia đình tất bật hơn, gần như bị đảo lộn hoàn toàn. Bản thân tôi đang là người tương đối tự do, bỗng nhiên trở thành người bị cấm đoán và theo dõi nhiều nhất, cấm đoán đến khó chịu quá mức nhưng vẫn phải chấp hành triệt để.
          Buổi cơm chiều hôm đó, ngồi vào bàn ăn tôi tìm mãi mà không thấy chai rượu nếp cẩm thường ngày tôi vẫn làm vài chén trước bữa ăn không cánh mà bay, sai con tìm thế nào cũng chẳng thấy, hỏi vợ vợ bảo không biết, tôi bực mình cáu bẳn với vợ con, làm cho bữa cơm chiều mất ngon. Xong bữa nàng mới thủ thỉ bảo tôi: Em giấu chai rượu của anh rồi, Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn uống rượu rất có hại cho sức khoẻ, làm sa sút kinh tế, vợ chồng anh em đánh cãi nhau, tan nát cửa nhà, nên em cấm anh uống rượu. Ngày hôm sau, khẩu phần ăn của gia đình có sự thay đổi đến kỳ lạ, trên mâm rau nhiều hơn thịt, cơm nấu ít hẳn đi, mà rau chẳng xào nấu gì cả, chỉ có món luộc thôi, ngồi vào mâm ăn vài miếng khó nuốt, tôi cố gắng lắm mới nuốt nổi bát cơm. Nàng nói: Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn chế độ ăn uống thời đại mới phải ăn nhiều rau, giảm thịt cá, cơm ăn mỗi bữa không quá 2 lưng bát, thức ăn hạn chế đến mức thấp nhất xào với mỡ, rau luộc là tốt nhất. Thế là từ đó tôi thường xuyên được thưởng thức món rau luộc trong thực đơn mỗi ngày.
          Buổi chiều, đến giờ tập thể thao, tôi đang định sỏ đôi giầy Adidat vừa mới mua để đi đánh bóng bàn, vợ vội chạy đến cất ngay "Từ nay anh đi tập thể thao chỉ cần đi chân đất, không cần đi giầy thì người mới khoẻ được". Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn mỗi ngày con người chúng ta đôi chân phải được tiếp đất trong khoảng thời gian nhất định để cho âm dương điều hoà. Các anh đi làm việc nhà nước, giầy dép quần áo là lượt suốt ngày có tiếp đất bao giờ đâu mà khoẻ mạnh được. Thế là từ hôm đó đôi giầy thể thao mới mua của tôi đành nằm xếp xó.
          Đi ngủ, vợ tôi nằng nặc bắt quay đầu giường ngược lại với tư thế thường ngày chúng tôi vẫn nằm, rất khó chịu nhưng là "mệnh lệnh" của nàng tôi đành miễn cưỡng chấp hành, mặc dù vẫn vùng vằng chút ít, làm cho tối hôm ấy tôi cứ trằn trọc khó ngủ vì bị thay đổi vị trí "lạ giường". Sáng ngày nàng mới nhẹ nhàng giải thích: Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn giường ngủ tuyệt đối không được quay đầu phía Bắc, vì theo khoa học dưới tác dụng của lực từ trường trái đất người nằm ngủ quay đầu phía Bắc không có lợi cho sức khoẻ, hay bị ốm. Ối giời! thế mà tôi chẳng nhận ra, từ bé đến lớn tôi nằm ngủ có bao giờ chọn hướng đâu, may mà không bệnh tật gì hết, tôi vẫn mạnh khoẻ, nặng gần 70 kg. Thật là hú vía !
          Hoan hô "Tư vấn sức khoẻ", nhờ đó mà cuộc sống thường ngày tẻ nhạt của tôi được đổi mới hoàn toàn, trọng lượng cơ thể giảm đi rõ rệt, vòng eo nhỏ lại, bữa ăn giấc ngủ đơn giản hơn, thoải mái và ngon hơn. Cái quan trọng là tôi thấy mình được coi trọng, được vợ quan tâm nhiều hơn. Tôi buột miệng "Ôi vợ muôn năm!".
                                                                  


NHỮNG BÔNG HOA TẶNG THẦY
          Người ta bảo giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường học như những người lái đò, cứ mỗi khoá học là một chuyến đò đưa khách sang sông và thường là khách nhớ người lái đò, chứ mấy khi người lái đò nhớ khách. Điều đó quả là rất đúng.
          Hôm ấy, bất ngờ Nam Ngạn nhận được một tặng phẩm gồm 20 bông hoa Dơn từ  một thành phố du lịch phía Nam mà người ta thường gọi là "Thành phố Ngàn hoa" gửi ra, nhận món quà, Nam Ngạn rất trân trọng và cảm động. Càng xúc động hơn khi biết người gửi quà cho mình lại chính là người học trò, người bạn, người đồng chí cách đây hơn 20 năm cùng đơn vị.
          Ngày ấy, Nam Ngạn và Trương Nho Tuấn ở Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trường Sỹ quan Lục quân 1. Tuấn là học viên còn Nam Ngạn là trung đội trưởng, tuy chức vụ có khác nhau, nhưng hai người có một cuộc sống khá tình cảm và vất vả, Cuộc đời của người học viên đào tạo sỹ quan và cán bộ phân đội lúc ấy có khác nhau là mấy. Thời bao cấp, cũng có lúc cơm chưa được no, áo chưa đủ ấm, lăn lộn thao trường, bãi tập suốt ngày. Cánh trung đội trưởng của Nam Ngạn cũng vất vả không kém gì học viên, ăn ngủ sát học viên, nên anh em gọi đùa thân thiết là "học viên năm thứ tư". Nam Ngạn thấu hiểu hoàn cảnh từng đồng chí trong trung đội. Tuy ai cũng vất vả, gian khổ nhưng rất tích cực học tập và rèn luyện, Trương Nho Tuấn là một người trong số trên ba chục học viên thuộc trung đội Nam Ngạn quản lý như thế. Tuấn học khá, rèn luyện tốt nên giữa năm thứ hai anh đã trở thành đối tượng được kết nạp Đảng, nhưng khi xét kết nạp, Tuấn chưa đủ điều kiện vì chưa có xác minh lý lịch đành phải hoãn lại, nhưng Tuấn không nãn chí, anh tiếp tục học tập, rèn luyện tốt, mãi đến năm cuối, trước khi ra trường, Tuấn mới trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời gian chờ xác minh lý lịch của Tuấn, hai người vẫn thường trao đổi, tâm sự với nhau, Nam Ngạn vừa ở cương vị là đồng chí đồng đội, vừa là người anh, cấp trên động viên Tuấn cố gắng học tập, để tốt nghiệp ra trường trở thành người cán bộ chỉ huy giỏi. Thế rồi, ra trường Tuấn về nhận nhiệm vụ ở một quân đoàn chủ lực đóng quân trên một vị trí chiến lược của Tổ quốc, Nam Ngạn ở lại trường tiếp tục làm giảng viên rồi trợ lý cơ quan của Nhà trường. Xa nhau hàng nghìn Km hai người chưa một lần gặp lại nhau, ai vì công việc người đó, nên cái tên Trương Nho Tuấn cũng phai mờ trong Nam Ngạn theo năm tháng và "những chuyến đò" nối tiếp nhau chắp cánh cho những ước mơ của bao lớp học viên bay đi khắp mọi miền Tổ quốc cứ thế sang sông.
          Bẵng đi hơn 20 năm sau, Nam Ngạn nhận được những bông hoa Dơn tươi thắm của người học trò, khi anh đang là giảng viên của một học viện Quân sự  ở phía Nam đất nước. Món quà giá trị vật chất tuy không lớn, nhưng giá trị tinh thần và tình cảm đồng chí, thầy trò thì thật là lớn biết bao.
          Nam Ngạn nghĩ, những người thầy có công chăm sóc, vun sới những "mần xanh tương lai tuổi trẻ" thật là hạnh phúc, chính họ là "những người lái đò" đã góp rất nhiều công sức để đưa những con thuyền trí tuệ tới bến bờ hạnh phúc. Những người "đi đò" không đơn giản chỉ là "đi đò"mà ở họ luôn nhớ mãi con đò đã từng đưa đón họ vượt qua bao thác ghềnh để đến bến bờ của vinh quang, thành đạt.

LỰA LỜI
          Khi mặt trái của kinh tế thị trường luồn lách và đang tác động đến từng ngõ xóm, gõ cửa đến từng nhà, với biết bao ồn ào, náo nhiệt. Thì cuộc sống không đơn giản chỉ đồng tiền bát gạo mà còn rất nhiều bề bộn, lo toan. Cái được thì rất nhiều, nhưng cái mất vẫn còn và không ít những điều trăn trở, băn khoăn.
          Cuộc đời, dẫu không cho nhau được gì, cũng cần dành cho nhau những lời nói tốt đẹp, ngọt ngào, mang đậm chất nhân văn, để cho người đối thoại với mình dễ vừa lòng. Ôi những câu dân ca Bắc Bộ, những khúc hát quan họ của người xưa sao mà lắng sâu, mà chứa đựng nhiều ẩn ý đến vậy. Chẳng cần phải nặng lời, chẳng cần nài ép mà lời muốn nói của mình vẫn được đối phương chấp nhận "Lại đây ăn một miếng trầu, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng". Lời mời như vậy lẽ nào người được mời lại không đón nhận miếng trầu ấy. Mà miếng trầu tự ngàn xưa chính là mở đầu của mọi câu chuyên, "Miếng trầu nên duyên, miếng trầu mang tiếng", khi nhận ăn trầu rồi sẽ sao đây, nhiều hứa hẹn đang chờ phía trước.
          Người con gái đẹp thời nào cũng vậy đều được các chàng trai chú ý, muốn làm quen, tán tỉnh. Rồi cũng có khi quá đà thành ra là trêu nghẹo, cản đường, giằng co, đến nỗi mất cả việc, muộn cả buổi chợ. Vậy thì, những lời nhỏ nhẹ từ đôi môi xinh xắn của nàng buột ra "Người ơi buông áo em ra, để em đi chợ kẻo mà chợ trưa". Câu hát cứ nhùng nhằng, nhưng hiệu quả vô cùng, để cho em đi nhé, nếu không sẽ bị muộn chợ thì còn mua bán được gì, lỡ việc của em ra, tội nghiệp. Nghe câu hát ấy, người con trai nào mà chẳng chạnh lòng, dẫu không muốn vẫn phải buông áo em ra, không cản đường nữa, nhường bước cô em, để em đi chợ. Thế đấy, cần gì phải mắng, phải chửi, phải xô đẩy, phải lườm nguýt mới thoát khỏi sự trêu ghẹo của cánh trai làng nghịch ngợm.BỮA CƠM CHIỀU MUỘN

          Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in bữa cơm chiều muộn ấy. Cũng như bao gia đình nông dân nghèo của mảnh đất miền Trung những năm tháng khó khăn đó. Nhà tôi chạy ăn từng bữa, sắn khoai chẳng có mà ăn nói chi đến cơm trắng cá kho. Mẹ tôi tần tảo xớm trưa, mưa nắng ngoài đồng "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" mà vẫn không đủ ăn. Hạt lúa, củ khoai quằn mình nuôi lớn 6 chị em chúng tôi trong những năm tháng đói nghèo đó. Có nghĩa là gia cảnh nhà tôi bần hàn, túng thiếu, ít khi có bữa no. Nhưng có một kỷ niệm mà tôi nhớ mãi không bao giờ quên những ngày khốn khó. Bữa cơm chiều đến muộn, nói đúng hơn là hôm đó không có bữa cơm chiều, mà cả nhà tôi chờ bữa cơm tối. Hôm đó đã hơn 8 giờ 30 tối mà mẹ tôi đi chợ Hoàng (Nga Sơn) vẫn chưa về, ở nhà hết gạo, mấy bố con chúng tôi chả biết tìm đâu ra gạo để nấu cơm chiều. Đi vay thì hàng xóm cũng cảnh nghèo như mình, chẳng có gạo mà vay đành phải đợi mẹ về chợ mà thôi. 7 người trong gia đình tôi đợi mẹ từ lúc chập chiều đến tối mịt vẫn chưa thấy mẹ về. Bố đưa tôi đi đón mẹ, chúng tôi vượt quảng đường hơn 3 km đến đoạn đê vòng vẫn không thấy mẹ đâu. Hai bố con ngồi xuống vệ cỏ bờ đê chờ mẹ, bụng đói lép kẹp, tôi nằm xuống triền đê ngửa mặt lên trời hóng gió. Mùa hè những ngọn gió nồm nam rất mát thổi từ hướng biển vào làm tôi khoan khoái, tạm quên đi cơn đói đến cồn cào. Lúc đó tôi chỉ ước gì đón được mẹ về lục gánh lấy tạm củ khoa lang sống ăn cho đỡ đói lòng mà mãi chẳng thấy mẹ đâu. Thế rồi tôi ngủ quên trên bờ đê lúc nào chẳng rõ. Tôi mơ thấy mình lạc vào lạc vào vườn ổi nhà Bác tôi đầy những quả chín vàng. Tôi trèo cây hái quả và ngấu nghiến ăn cho đỡ cơn đói. Cứ thế tôi trẩy hết quả này đến quả kia cho vào mồm ăn liên tục. Tôi giơ tay ra phía đầu cành vít lấy một quả ổi to chín mọng. Chợt cành ổi gãy đôi, tôi rơi từ trên cao xuống đất rợn hết cả người và ú ớ la to. Cùng lúc đó, tôi giật mình tỉnh giấc đã thấy bàn tay âu yếm của mẹ đỡ tôi ngồi dậy trên bờ đê. Mẹ tôi bảo "con nói gì trong mơ mà mẹ nghe líu ríu". Bố tôi gánh hàng chợ giúp mẹ đi về, mẹ đỡ tôi đứng dậy về theo. Tôi túm gấu áo mẹ lon ton chạy sau, mẹ giúi vào tay tôi miếng bánh đa nướng đã ỉu xìu để tôi ăn tạm. Về đến nhà, các chị và em tôi đã ngủ, lúc này bố mẹ tôi mới nhanh chóng nhóm lửa vo gạo nấu nhanh nồi cơm chiều. Khi cơm canh chín đã gần 10 giờ đêm, chị em tôi mới thức giấc ăn bữa cơm chiều muộn nhưng hạnh phúc quá chừng. Mẹ tôi bưng bát cơm lên, dưới ánh đèn dầu tôi thấy mắt bà ngấn lệ, đôi dòng nước mắt chảy ra, mẹ tôi kín đáo lau sạch không cho chúng tôi biết mẹ khóc, rồi nhìn đàn con bé bỏng của mình ăn cơm, chắc lòng bà đau sắt. Tôi là đứa trẻ tham ăn, đánh vèo một cái đã xơi hết toi hai bát cơm mẹ xới, mẹ xẻ thêm cơm cho tôi từ bát của bà. Tôi bưng bát cơm định đưa lên miệng ăn tiếp, chợt nhìn thấy mẹ buông đũa không ăn, quay mặt chùi nước mắt. Tôi hỏi nhỏ "sao mẹ không ăn nữa". Mẹ nhìn tôi nhỏ nhẹ "mẹ no rồi, các con cứ ăn đi". Tôi tưởng mẹ ăn no thật rồi, nên bình thản ăn nốt phần cơm mẹ vừa xẻ cho, đâu có biết rằng mẹ tôi nhịn đói nhường cho tôi thêm khẩu phần của mẹ.
          Tuổi thơ của tôi cứ vô tư lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và gia đình. Rồi tôi nhập ngũ, lên đường ra biên giới chặn quân thù phía Bắc. Từ người lính trở thành sĩ quan, trải qua bao gian khổ, vất vả. Đến nay, cuộc sống của tôi tương đối ổn định, nhớ lại bữa cơm chiều muộn hôm đó, tôi mới ân hận làm sao. Tuổi trẻ của mình bồng bột quá, đâu có biết rằng để thêm một miếng cơm cho mình là phải bớt phần của mẹ ! Giờ đây, cầm nén hương thơm trước mộ phần của mẹ, tôi không thể nào quên bữa cơm chiều muộn năm ấy mà nước mắt rưng rưng. Tôi lầm rầm khấn trước hương hồn mẹ hãy tha thứ cho đứa con bé bỏng và ngây thơ của mẹ năm xưa..
          Khi có miếng ăn, cái mặc đủ đầy, sao lại quên đi những ngày đói kém. Cuộc sống hôm nay, thêm một bát gạo, thêm một đồng tiền vào túi của mình là bớt đi khẩu phần ăn của bao nhiêu người khác. Tôi vẫn thầm nhủ với chính lòng mình là hãy hiểu rõ quy luật của tự nhiên "Mọi vật chất đều có tổng số không đổi, nếu bên này nhiều thì bên kia sẽ ít".


ĐÒ LÈN-CÂY CẦU MỘT THỜI HUYỀN THOẠI
Thời đó, có một cây cầu cũng đã tứng hứng chịu hàng chục nghìn tấn bom đạn của quân thù, nhưng nó vẫn tồn tại và nối mạch giao thông, góp phần quan trọng làm nên chiến thắng trong sự nghiệp giải phòng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Đó là cây cầu Đò Lèn trên Quốc lộ 1A bắc trên sông Lèn (một nhánh của sông Mã). Cách cầu Hàm Rồng 17 km về phía Bắc, cầu Đò Lèn hiên ngang nối hai bờ của huyện Hà Trung và Hậu Lộc (Thanh Hoá). Cũng giống như cầu Hàm Rồng, cầu Đò lèn là một trọng điểm đánh phá của máy bay địch, mỗi ngày có hàng chục lượt máy bay đến quần đảo đánh phá, các trận địa pháo phòng không của ta giăng lưới lửa chống lại quân thù. Trận đầu mùng 3,4 tháng 4 năm 1965 ngay từ sáng sớm máy bay địch đã ập đến dội bom tới tấp xuống cầu. Lúc ấy bảo vệ cầu là những khẩu pháo cao xạ 37 ly, 14,5 ly của bộ đội chủ lực và một số trận địa súng máy phòng không 12,7 ly của dân quân địa phương, số lượng rất ít nhưng đã chiến đấu rất có hiệu quả. Trận đánh rất ác liệt xảy ra, máy bay địch, quần đảo, bổ nhào thả bom, bắn rốckét, pháo phòng không của ta từng loạt trả lời. Có lúc hết đạn, pháo thủ bị thương, dân quân và thanh niên địa phương của các xã Hà Phong, Hà Ngọc (huyện Hà Trung-Thanh Hoá) nhanh chóng tiếp đạn cho bộ đội, thay thế các pháo thủ bị thương tiếp tục nổ súng bắn trả máy bay địch. Trong 2 ngày chiến đấu dũng cảm đó, quân và dân Đò Lèn đã bắn cháy 4 máy bay phản lực của địch, bảo vệ an toàn cho cây cầu lịch sử .
Cầu Đò Lèn ở hạ lưu sông Mã nơi có địa hình bằng phẳng, khó nguỵ trang nên dễ bị địch phát hiện và tấn công, sau này máy bay địch dùng bom la de đánh xập cầu, nhưng ở đoạn sông ấy những cây cầu dã chiến tiếp tục được mọc lên giữ vững mạnh máu giao thông, chi viện sức người sức của cho miền Nam. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến 1972 ở đoạn sông Lèn nơi có cây cầu sắt lịch sử bị máy bay địch đánh xập ấy đã có 5 cây cầu khác, với các chất liệu và hình thức nghi binh khác nhauđược mọc lên thay thế. Cầu 2 là cầu phao đêm đêm bộ đội công binh bắc vội để cho những chuyên xe quân sự sang sông. Cầu 3 là cây cầu gỗ bắc xuyên qua đoạn sông giữa làng Tương Lạc của tôi, đêm đem những đầu máy hơi nước từ bờ Bắc sông Lèn đẩy những toa hàng sang bên kia sông cho một đầu máy khác keo đi về phía Nam. Cầu 4 sát với cây cầu chính cũng là cây cầu gỗ có đường sắt chạy qua để cho các đoàn tầu chở hàng qua sông. Cầu 5 là cây cầu treo ở phía thượng lưu nơi có thể nguỵ trang tốt và bất ngờ để cho các đoàn xe vượt sông khi vắng bóng máy bay địch. Cầu 6 là cây cầu đường sắt đi vòng lên phái thượng nguồn của dòng sông. Sáu cây cầu bắc trên sông Lèn giống như 6 con rồng dũng mãnh vươn mình vượt qua sông Mã oai hùng, đưa những đoàn xe, đoàn tầu vào Nam đánh giặc. Máy bay địch thường xuyên trinh sát lùng sục, chúng phát hiện ra những cây cầu đó và tập trung đánh phá, nếu một cây cầu đổ xuống, chỉ vài ngày sau lại có một cây cầu khác mọc lên, giữ vững huyết mạnh giao thông nối dài ra tiền tuyến. Bảo vệ những cây cầu là các trận địa pháo phòng không của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân các làng xã lân cận, tạo thành lưới lửa nhiều tầng, nhiều lớp đánh trả máy bay địch, quyết tâm bảo vệ cầu. Với câu khẩu hiệu "còn người là còn trận địa, còn những cây cầu", đã có những cán bộ, chiến sỹ quân đội và dân quân anh dũng hy sinh trong các trận chiến đấu bắn trả máy bay địch, tên tuổi của họ có thể bị lãng quên cùng với năm tháng, nhưng họ đã góp phần viết nên bản hùng ca rực rỡ về cây cầu Đò Lèn anh dũng. Cùng với cây câu huyền thoại Hàm Rồng, trên huyết mạnh giao thông của con đường quốc lộ 1A năm xưa có một cây cầu thứ 2 là Đò Lèn anh dũng, Hai cây cầu trên tạo thành những điểm nhấn đầy ấn tượng trong lịch sử oai hùng của quân và dân Thanh Hoá trong cuộc kháng chiến thần thánh giải phóng và bảo vệ Tổ Quốc.
Ngày nay, bên cạnh cây cầu sắt lịch sử, lại có thêm một cây cầu đường bộ bắc song song với cây cầu sát cũ. Ở đó Cầu Đò Lèn vẫn là huyết mạch giao thông của tuyến đường Quốc lộ 1A  thông suốt Bắc Nam.               



CON GÁI SƠN TÂY

Hồi ấy, câu nói “Gái Hà Nội, Bộ đội Sơn Tây” cứ ám ảnh mãi chúng tôi suốt chặng đường từ đơn vị chiến đấu tận biên giới phía Bắc về trường sĩ quan đóng ở thị xã Sơn Tây (Hà Tây cũ) để học. Khi chưa đến xứ Đoài, chúng tôi cứ tưởng ở Sơn Tây chỉ có lính và lính mà thôi. Vì ở đó là “Vùng đất lính” kia mà, con gái chắc là ít lắm. Từ bé, chúng tôi lại được nghe bập bõm những câu thơ về con gái xứ Đoài “Con gái Sơn Tây, yếm thủng tày dần; răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo”, rồi “Tóc rễ tre, chải lược bồ cào, sần sùi da cóc, hắc lào tứ tung, trên đầu chấy rận như sung...”. Muốn tìm một cô người yêu hẳn là phải xuống Hà Nội mới có, như vậy thì học viên sỹ quan chúng tôi làm gì có thời gian để đi tìm bạn gái, rồi thì “tình phí” lấy đâu ra, phương tiện đi lại lúc ấy khó khăn vô cùng. Thế thì có lẽ phải trở về quê nhờ bố mẹ tìm và cưới cho một cô gái làng làm vợ mà thôi. Với những suy nghĩ mặc cảm và nỗi ám ảnh về con gái Sơn Tây như  vậy, nên giai đoạn là học viên vì bận học tập, ít được tiếp xúc với bà con nhân dân địa phương trong đó có các cô gái Sơn Tây chúng tôi chưa hề có cảm tình gì với họ, mà chỉ chăm chú vào việc học hành, rèn luyện để trở thành người sỹ quan tương lai.
Thế mà! mọi suy nghĩ và tình cảm của chúng tôi  bị đảo lộn khi đơn vị đi học tập dã ngoại xa trường, đóng quân trong nhà dân. Lần đầu tiên chúng tôi được gặp “Cô gái Sơn Tây”, đó là một cô gái ngang tuổi chúng tôi, hồi ấy khoảng mười chín, đôi mươi. Cô tên là Dự con gái chủ nhà, đã từng học xong trung cấp y tế đang chờ xin việc làm. Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi thấy cô gái trẻ và có duyên này, tuy ít tuổi nhưng hiểu biết xã hội khá sâu. Sau mỗi buổi đi huấn luyện về được trò chuyện với cô, chúng tôi biết cô yêu nghề y và rất mến áo lính. Ước mơ của cô nếu không xin được việc làm thì sẽ đăng ký đi nghĩa vụ quân sự để được phục vụ trong quân đội, được mang “mầu xanh áo lính”. Gần cô gái có dịp ngắm em, chúng tôi thấy tuy là con gái Sơn Tây nhưng em có làn da trắng, tóc dài đến thế, em nói chuyện có duyên và lém lỉnh, reo vào lòng chúng tôi những rung cảm đầu đời. Mỗi khi đi học ngoài thao trường về đến nhà trọ được gặp em tươi cười, rót cho chúng tôi bát nước chè xanh là thấy nhẹ cả người, bao nhiêu mệt nhọc biến đi đâu hết. Ngày nghỉ, em rủ chúng tôi ra ruộng rỡ khoai giúp gia đình, tối về quây quần bên bếp lửa vừa ôn bài vừa bóc khoai nướng xì xụp ăn, rồi cười khúc khích, thật là một kỷ niệm vui, em để lại nhiều ấn tượng với chúng tôi. Từ bữa đó, cảm giác không đẹp về con gái Sơn Tây đã bay đi đâu mất, chỉ còn lại hình ảnh tươi rói về em theo chúng tôi đi suốt những ngày tháng trên giảng đường của trường sỹ quan.
Thời tiết của vùng “đất lính” thật là khắc nghiệt, đúng là “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”, nhưng con người Sơn Tây thì thật là hiền hoà và tốt bụng. Quân đôi chắp canh cho chúng tôi bay lên, cơm gạo Sơn Tây nuôi dưỡng chúng tôi, tình cảm của nhân dân Sơn Tây nâng bước chúng tôi đi. Kỷ niệm về vùng đất Sơn Tây theo suốt cuộc đời lính chúng tôi bắt đầu từ những năm tháng học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan và rồi sau đó gắn bó suốt cuộc đời.
Tốt nghiệp sỹ quan ra trường, chúng tôi được tổ chức phân công ở lại trường công tác. Đất xứ Đoài không còn xa lạ nữa, con người và những cô gái Sơn Tây giờ đây trở thành thân quen. Sơn Tây trở thành một phần của Thủ đô Hà Nội với những khu du lịch có vẻ đẹp và huyền thoại nổi tiếng như hồ Đồng Mô, Ao Vua, làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Mía...Những cô gái Sơn Tây không còn phải đi xe đạp nữa, họ đi xe máy tay ga đời mới, ngồi xe ô tô sang trọng đắt tiền “ba chấm không”, đó là những xô gái năng động sáng tạo, chịu khó học hành và thành đạt. Còn bao nhiêu cô gái Sơn Tây khác hiền thục và đảm đang “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, cấy lúa, trồng hoa, chăn tằm, dệt vải việc nào cũng thành thạo. Những “cô gái Suối Hai” trở thành nổi tiếng, những nàng áo xanh dưới chân núi Tản Viên chăn nuôi bò rất giỏi để ngày ngày cho những dòng “sữa trắng Ba Vì”; những cô thôn nữ với vành nón trắng nhấp nhô trên đồng cho những mùa thu hoạch bội thu, làm “Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc”. Sơn Tây đẹp như huyền thoại, con gái Sơn Tây chung tay xây dựng đất nước. Công sức và trí tuệ của họ đã góp một phần biến vùng đất đá ong xưa, nay trở thành làng du lịch sinh thái, khu công nghệ cao và những con đường nhựa, đường bê tông rộng rãi nối xã nọ, làng kia cùng nhau phát triển kinh tế, “xoá đói giảm ngheo”.
Với tôi, con gái Sơn Tây giờ đây đã là ruột thịt - cô gái trẻ Sơn Tây năm xưa nay là “bà lão” thân sinh ra hai đứa con của mình. Cô gái Sơn Tây ấy sẽ mãi mãi gắn bó với tôi, cùng chung niềm vui và nỗi buồn qua năm tháng.
Hoá ra cái cảm giác ban đầu hay đánh lừa chúng ta đến thế, con người giống như một quyển sách nếu chưa đọc thì chưa thể biết hết cái hay của nó. Phải chăng đừng vội ngộ nhận bất kỳ điều gì khi chúng ta mới gặp?

XỨ ĐOÀI-MÍT MẬT, ĐÁ ONG
          Xứ Đoài mây trắng, nơi ấy có núi Tản Viên với truyền thuyết Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh, phản ánh tinh thần anh dũng, lao động sáng tạo của con ng­ời chiến thắng thiên tai, lũ lụt bảo vệ mùa màng. Sơn Tây, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi sinh ra nhiều anh hùng dân tộc, với Đư­ờng Lâm-một làng có hai vua (Ngô Quyền và Phùng H­ưng). Về với Xứ Đoài là về với danh lam thắng cảnh và những huyền tích lịch sử, có Hát Môn nơi ghi dấu Hai Bà Trưng tuẫn tiết còn mãi tiếng thơm, có thành cổ Sơn Tây, có đền Và, chùa Mía, chùa Tây Ph­ương với 18 vị La Hán và một dải sông Đà, sông Tích làm nên nhiều chiến công huyền thoại. Ngày nay, xứ Đoài mây trắng lại là vùng đất đầy tiềm năng của kinh tế, du lịch đã và đang trở thành hiện thực nh­ư Đồng Mô-Ngải Sơn, Ao Vua, Thác Đa, Suối Tiên…và nhiều sản phẩm nông nghiệp của một vùng quê phía tây Hà Nội. Khó có thể quên đối với những ai đã đến Xứ Đoài khi đ­ược thấy hai sản phẩm quý báu đã trở thành "đặc sản" và truyền thống, nét đẹp văn hoá đối với ng­ười dân nơi đây-đó chính là mít mật và đá ong. Mới nghe tên hai sản phẩm này quả là quá bình th­ường, nh­ưng kỳ thực lại rất đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa. Ng­ười quê cũng như­ ng­ười thành phố chắc là ai cũng đã một lần đ­ược ăn mít mật, mới thấy hết vị ngọt của loại hoa trái này. Mít mật xứ Đoài lại có những đặc thù riêng hiếm có. Vị ngọt của mít mật nơi đây đ­ược rễ cây chiết xuất từ những vỉa đá ong trong lòng đất mẹ. Bổ quả mít mật chín cây, chỉ cần cầm cuống mít nhấc lên, nõ của nó tụt ra, để lại một mầu vàng t­ươi của những múi mít vàng ­ươm, bên trong óng ánh của những giọt mật ngọt thơm ngon. Ng­ười đ­ược th­ưởng thức mít mật chỉ cần nhón tay nhặt chiếc tăm cắm vào múi mít nhắc lên, đ­ưa vào miệng, một vị ngọt đậm đà từ từ trôi vào cổ họng mới dễ chịu làm sao, ăn một múi mít lại cứ muốn ăn thêm múi nữa, cứ thế hai ba ngư­ời với một quả mít mật nhanh chóng hết veo.
          Đá ong, nghe tên chỉ là một chất liệu khô khan, cứ t­ưởng rằng chẳng có tác dụng gì, nh­ưng đá ong nơi đây lại là một "đặc sản" quý hiếm khó nơi nào có đ­ược. Đá ong là một loại vật liệu ng­ười dân nơi đây dùng để xây nhà rất phổ biến. Đi dọc theo quốc lộ 32, quốc lộ 21A hoặc vào những làng quê đâu đâu cũng thấy những ngôi nhà xây đá ong rất đẹp. Loại vật liệu này rất dễ sản xuất, miễn là có sức khoẻ và một ít kỹ thuật. Ng­ười dân xứ Đoài nhà nào cũng có một dụng cụ đào đá mà ng­ười ta quen gọi là "chiếc thó". Chiếc thó cán dài, l­ưỡi sắc. hai bên có cạnh để đào đá, từng hòn đá hình hộp chữ nhật đ­ược đ­ưa lên từ lòng đất để kiến tạo nên một ngôi nhà mới. Tr­ước kia, những ngôi nhà của dân hoàn toàn đ­ược xây bằng sản phẩm đá ong, hiện nay đá ong ít dần, gạch đỏ nhiều lên, xây nhà cao tầng ít dùng tới đá ong nữa. Nh­ưng đá ong vẫn là sản phẩm cần thiết cho nhân dân lao động, dù có gạch đỏ thì ngư­ời dân ở đây vẫn dùng đá ong để xây nền móng. Có đá ong, móng của ngôi nhà sẽ tăng thêm độ chắc và bền vững. Bởi mỗi vỉa đá ong có sự kỳ lạ tuyệt vời, từng viên đá ong khi ch­ưa đào lên chỉ là một thứ đá lẫn với đất rất mềm, nh­ưng khi đã thành từng viên vuông vắn, càng dải nắng dầm m­ưa, gạch đá ong càng tăng thêm độ cứng, m­ưa to trôi đi lớp đất chỉ còn lại đá lỗ chỗ như tổ ong càng rắn chắc thêm. Khi đ­ược xây bằng vữa, bằng hồ sẽ tạo thành sự bền vững dãi dãi dầu qua năm tháng. Đất ở xứ Đoài, có đá ong tạo cho nguồn n­ước nơi đây trong mát, những chiếc giếng khơi, giếng khoan có nguồn n­ước sạch, ngọt đến tuyệt vời, hầu nh­ư nư­ớc không có lẫn thêm một tạp chất nào nữa, vì nó đã đ­ược lọc qua đá ong tạo nên trong vắt. Đó là thứ nước ngọt của tự nhiên quý hiếm, bà con đi làm đồng về nóng bức kéo một gầu n­ước từ giếng lên, ngửa cổ tu một hơi ừng ực. giải toả cơn khát giữa mùa hè nóng nực mà bụng chẳng hề gì.
            Mít mật, đá ong quả là những "đặc sản" của xứ Đoài mến yêu, vỏ ngoài của nó rất gồ ghề nhăm nhở như­ng bên trong thì thật ngọt ngào và tinh tuý nh­ư chính tấm lòng ngư­ời dân mảnh đất nơi này.



ĐỀN VÀ
          Đền Và là nơi thờ Đức Thánh Tản Viên sơn - Sơn Tinh.
          Sơn Tinh là vị thánh đứng đầu Tứ Bất tử của nước Nam (Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Liễu Hạnh). Sơn Tinh nổi tiếng với truyền thuyết cuộc chiến chống Thuỷ Tinh trị thuỷ thời hồng hoang, biểu hiện của sự đoàn kết toàn dân chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, được người đời tôn vinh là Đức Thánh Tản. Truyền thuyết lịch sử về Sơn Tinh đến ngày nay vẫn còn lưu truyền mãi mãi, thể hiện sự tích anh hùng và tâm linh của con người đất Việt. Tương truyền thời giặc phương Bắc đô hộ nước ta, viên quan (tiết độ sứ) cai trị là Mã Viện - một thầy phù thuỷ cao tay dùng phép thuật yểm bùa phá các long mạch và chấn hết các huyệt thiêng của nước Nam, hòng làm cho đất nước ta không phát triển được để dễ bề cai trị. Nhưng khi Mã Viện yểm bùa chấn 2 huyệt là Hồ Tây và Tản Viên sơn (Núi Ba Vì) thì bị thất bại vì ở đó Mã Viện gặp phải các vị thánh linh thiêng và cao siêu của nước Nam (ở Tản Viên Sơn do Sơn Tinh chấn giữ) làm cho Mã Viện không thể chấn yểm được. Như vậy, có thể thấy Đức Thánh Tản là vị anh hùng dân tộc, dẫu hoá thân thành Thánh nhưng giặc không thể nào khuất phục được Ngài (cũng chính là không thể khuất phục được lòng dân đất Việt). Ngài thật xứng đáng là vị thánh đứng đầu các vị thánh trời Nam (vị thánh tổ của bách thần- đệ nhất phúc thần).
Đền Và thờ đức Thánh Tản
Có rất nhiều đền thờ Đức Thánh Tản Viên sơn, nhất là ở vùng xung quanh núi Ba Vì như Sơn Tây, Phú Thọ, Vĩnh Phúc...Một trong những đền thờ linh thiêng đó là Đền Và ở Sơn Tây. Đền Và toạ lạc trên một đồi lim nhỏ cạnh Quốc lộ 21 kéo dài từ thị xã Sơn Tây đi Trung Hà thuộc xã Trung Hưng (Sơn Tây, Hà Nội).Về quy mô, Đền Và tuy không to, không lớn, không rộng nhưng là một công trình kiến trúc văn hoá vật thể đặc sắc vừa mang tính cổ truyền vừa mang tính hiện đại, bởi Đền Và thường xuyên được trùng tu, tôn tạo.
          Theo truyền thuyết vào thời Hùng Vương thứ 18 có ba vị đức thánh, thần phò vua Hùng dựng nước. Nguyên ba vị thánh, thần đó là 3 anh em con chú, con bác nhà họ Nguyễn, người anh con ông bác là Nguyễn Tuấn (tên huý của Sơn Tinh) còn hai người em sinh đôi con ông chú là Nguyễn Hiền và Nguyễn Sùng. Ba người anh hùng đó sau khi giúp vua Hùng đánh tan giặc, liền xin với vua đi khắp các làng mạc giúp dân khai điền, đắp đê, trị thuỷ; dạy dân cày ruộng cấy lúa nước, phá rẫy trồng lúa nương, lấy ống cây nứa, cây bương, cây giang trong rừng cho gạo vào nấu thành cơm lam. Việc giúp dân khai sơn, trị thuỷ, đắp đê chống lụt có rất nhiều hiệu quả, hàng năm mùa màng tốt tươi, mang lại no ấm cho các bản làng. Việc có ích đó dần dần trở thành ý thức tự giác trong nhân dân cả nước, như một phép mầu để nhân dân hàng năm đắp thêm nhiều đê ngăn nước lũ, chiến thắng thuỷ thần. Ba anh em đi đến đâu cũng được nhân dân tin yêu, quý mến và tôn vinh, riêng Sơn Tinh được tôn vinh là ông vua trị thuỷ, người đời truyền gọi ba anh em là “Một thánh, hai thần” Đức Thánh Tản Sơn Tinh (Nguyễn Tuấn), Cao Sơn thần (Nguyễn Hiền), Quý minh thần (Nguyễn Sùng). Một lần Đức Thánh Tản Sơn Tinh phò vua Hùng dẹp giặc Thục xong, Người cùng quân lính đi đến bên bờ sông Tích, nơi có đất đai mầu mỡ, phong thuỷ hữu tình. Bỗng có một vầng mây hồng xà xuống che trên đầu như một cái tán khổng lồ trời buông, Sơn Tinh cho đây là điềm lành và đặt tên nơi đây là Vân Già. Ngài cho xây một Đông cung để mỗi lần đi qua có chỗ trú chân (dân làng lấy tên ấy đăt tên cho làng mình là Vân Già gọi chệch là Vân Gia). Tại nơi đây, người đời sau cho xây một đền thờ đặt tên là Đền Và (Đông cung-Đông Chấn cung). Từ đó trở đi, Đền Và là nơi thờ Đức Thánh Tản để nhân dân dâng hương cầu thánh, thần phù hộ, độ trì và tưởng nhớ đến vị những thánh, thần bất tử của trời Nam.
 Đến Đền Và bắt đầu từ tấm bia “hạ mã” đặt ở lối vào, là nơi dừng ngựa, xuống xe, xuống kiệu. Bên ngoài là giếng nước nhỏ, nước trong ngắn ngắt, ai đến thăm mà được múc nước rửa mặt thì sẽ thấy mình thanh thoát. Tiếp theo là động ngũ hổ rồi đến Nghi môn - cổng lớn dẫn vào nội đền, qua khoảng sân rộng là đến nhà tiền tế. Trong Đền Và thờ đức Quốc mẫu; thời tam vị Đức Thượng đẳng là Đức Thánh Tản Sơn Tinh (Nguyễn Tuấn), Cao Sơn thần (Nguyễn Hiền), Quý minh thần (Nguyễn Sùng). Ở đền Trung có 4 pho tượng tứ trấn mình khoác áo bào đỏ, tay cầm vũ khí, trấn giữ 4 phương Đông - Tây - Nam - Bắc quanh núi Ba Vì. Ngoài hiên là hai pho tượng quan văn và quan võ có nhiệm vụ lắng nghe lời thỉnh cầu của dân gian rồi trình lên Đức Thánh Tản. Trong Đền Và còn có 18 đạo sắc phong, 47 đôi câu đối, 18 bức hoành phi, 1 quyển văn tế, 2 tấm bia đá, 3 quả chuông đồng.
Lễ hội Đền Và
Đền Và là nơi Lễ hội của nhân dân địa phương, nơi thờ cúng Đức Thánh Tản, thánh mẫu và các huynh đệ của Ngài; là địa điểm du lịch đón khách thập phương đến thưởng ngoạn và dâng hương lễ Thánh, tỏ lòng biết ơn người anh hùng khai sơn, trị thuỷ từ thủa hồng hoang. Lễ hội Đền Và là nét đẹp của sinh hoạt văn hoá cộng đồng, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tâm linh, văn hoá thờ thần thánh, thờ các vĩ nhân và anh hùng dân tộc. Lễ hội Đền Và có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân địa phương và du khách gần xa tham gia. Lẽ hội hàm chứa ước vọng thiêt tha của bà con nhân dân, của cộng đồng về khát vọng chiến thắng thiên tai, vươn lên làm chủ thiên nhiên. Những hoạt động tâm linh trong lễ hội gắn kết giữa linh thiêng và đời thường; giữa thánh thiện và trần tục, giữ thánh thần và anh hùng dân tộc. Lễ hội còn là truyền thống văn hoá, là nét đẹp của những tấm lòng hướng thiện, sự biết ơn, sự tôn vinh và hướng về cội nguồn.
Theo tục truyền vào mùa xuân, trung tuần tháng giêng âm lịch lễ hội được tiến hành, nhân dân trong vùng nô nức kéo nhau về dâng hương hoa cầu sự may mắn cho một năm mới. Có 8 làng tham gia rước kiệu và dự tế ở Đền Và, bao gồm làng Vân Gia, Cầu Trì, Ái Mỗ, Mai Trai, Nghĩa Phú, Đàm Trai (xã Trung Hưng, Sơn Tây); Phú Nhi (phường Phú Thịnh, Sơn Tây), Phù Sa (xã Viên Sơn, Sơn Tây); Di Bình (Vĩnh Thịnh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Phúc). Kiệu rước bài vị tam vị Đức Thánh gồm 32 trai tráng khoẻ mạnh thay nhau khênh (16 người khênh, 16 người thay thế), ngoài ra còn có 4 người nang quạt che đai và 2 người cầm tán. Khi rước, kiệu chính đi trước đến kiệu văn (để văn tế và sự tích vị thần), tiếp đến kiệu long mũ của tam vị, sau đó đến kiệu hương hoa, oản quả. Đám rước đi vào cổng thành cổ Sơn Tây quay một vòng rồi mới ra bờ sông Hồng, khi nào thấy lá cờ tứ linh gặp gió thổi phất đuôi cờ về phía Nam thì trở lại Đền Và. Ngày Đền Và lễ hội chính là ngày 15 tháng riêng nhân dân các thôn và khách thập phương đến dâng hương hoa, oản quả viếng Đức Thánh để cầu phúc, lộc, thọ. Bên cạnh lễ hội Đền Và, nhân dân quanh vùng còn tổ chức các trò chơi dân gian như: chọi gà, đấu vật, đánh cờ người, bịt mắt đập niêu, thi nấu cơm, mặc quần áo, hát các bài hát dân ca mang đậm bản sắc văn hoá Xứ Đoài huyền thoại.
Ngày nay, Xứ Đoài đang trên đường đổi mới, kinh tế phát triển, nhân dân ngày càng no ấm, Lễ hội Đền Và lại càng được chú trọng, thể hiện sự tôn vinh và hướng về nguồn cội, đây là nét đẹp văn hoá tâm linh của người dân Sơn Tây nói riêng và cả nước nói chung. Hàng năm, vào ngày đầu xuân Đền Và mở hội, hàng vạn du khách gần xa chảy về vùng đất thiêng Xứ Đoài dự lễ. Từng dòng ô tô, xe máy đổ về đậu kín bãi đỗ xe, du khách xuống viếng Đền thắp hương tế tam vị Đức Thánh. Người ta bầy các vật phẩm của ngon vật lạ: nào chè, nào thuốc, nào bia lon, rượu ngoại, nào tiền vàng, hoa quả vào các mâm nhôm, mâm đồng dâng lên Đức Thánh, có người lầm nhầm tự khấn vái, nhiều người nhờ các cụ Thủ từ ở đền cúng hộ, nhưng dù hình thức cúng vái nào thì ai cũng thành tâm trước Thánh, Mong ngài phù hộ, độ trì cho tai qua, nạn khỏi, ăn nên, làm ra, sức khoẻ dồi dào, phát triển mọi mặt. Đi lễ hội Đền Và là món ăn tinh thần, là động lực để mỗi người tự tin hơn, vững bước trên con đường đổi mới làm giầu cho chính mình, cho quê hương đất nước, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

                          

LÊN THĂM CHÙA MÍA XỨ ĐOÀI
          Nói đến xứ Đoài là nói đến vùng đất địa linh nhân kiệt, vùng đất của lịch sử văn hoá với những danh lam thắng cảnh tuyệt mỹ. Một trong những địa danh nổi tiếng của xứ Đoài là Đường Lâm - ngôi làng cổ sinh ra hai vua (Phùng Hưng và Ngô Quyền), ở đó có rất nhiều công trình văn hoá như đền thờ Phùng Hưng, lăng và đền thờ Ngô Quyền, đình Mông Phụ, đình Đoài Giáp, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh... nhưng nổi tiếng vẫn là chùa Mía - một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo tuyệt đẹp của quê hương xứ Đoài (Sơn Tây, Hà Nội).
          Từ Hà Nội theo Quốc lộ 32 hoặc Quốc lộ 21 đi qua thị xã Sơn Tây khoảng 4 km sẽ đến làng cổ Đường Lâm. Sau khi rẽ trái qua chiếc cổng làng là đến đền thờ Bố cái Đại vương (Phùng Hưng), đối diện là chùa Mía. Chùa Mía toạ lạc trên đồi đất cao thuộc thôn Đông Sàng (xã Đường Lâm). Chùa có tên chữ là Sùng Nghiêm tự, chùa được xây dựng từ thời xa xưa tại vùng đất cổ xứa Đoài - nơi giao thoa của văn hoá thờ thần thánh, tổ tiên ông bà cha mẹ (thờ Sơn Tinh, Phùng Hưng, Ngô Quyền; thờ thành hoàng) với thờ phật. Chùa Mía được xây dựng lại từ đầu thế kỷ XVII (1632) thời kỳ vua Lê chúa Trịnh, do Nguyên phi trong phủ Trịnh Tráng có tên là Nguyễn Thị Ngọc Dong (Ngọc Diêu-Ngọc Dao) quê gốc ở đất Mía đứng ra hưng công xây dựng lại. Đến nay, chùa Mía vẫn thường xuyên được tu bổ tôn tạo nên chùa vẫn giữ dược dáng xưa, là nơi đáp ứng nhu cầu văn hoá tâm linh, tín ngưỡng đạo phật của đông đảo phật tử gần xa.
          TƯỢNG Ở CHÙA...
          Là ngôi chùa cổ, chùa Mía có 287 tượng phật lớn nhỏ, trong đó có 6 tượng đồng, 107 tượng mộc còn lại là tượng thổ. Mỗi pho tượng dù được đúc bằng đồng, tạc bằng gỗ hay sinh ra từ đất nhưng tất cả đều có vẻ đẹp linh thiêng, huyền ảo riêng, đầy chất nghệ thuật của nghề điêu khắc Việt Nam. Tượng phật trong chùa Mía mỗi pho đều có tư thế, dáng vẻ, vị trí khác nhau nhưng đều nhìn  người đời với ánh mắt từ bi hỉ xả, bao dung độ lượng (trừ tượng ông Ác). Trong chùa có đến 6 tượng Thích Ca Mâu Ni, điển hình là tượng Ngài Thích Ca Mâu Ni sơ sinh choàng áo đỏ đứng trong vòng cung cửa động Cửu Long hai bên là tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, biểu hiện Ngài là người trời. Mới lọt lòng sinh ra Thái tử Tất Đạt Đa hay còn gọi là But Đa (dân gian vẫn thường gọi là Bụt) con vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Da của nước Ca Tỳ La Vệ ở phia Bắc Ấn Độ (có tài liệu cho là Nê Pan) đã nói "Thiên thượng, thiên hạ, duy ngã độc tôn" (nghĩa là trên trời, dưới trần chỉ có ta là một) hẳn ngài muốn nói vai trò của mình là "cứu khổ, cứu nạn" cứu chúng sinh thoát khỏi bể khổ trầm luân. Tiếp sau vẫn là tượng Thích ca sơ sinh kề bên là hai tượng đồng Ngọc Nữ, cạnh đó là tượng Ngọc Hoàng, Lão Tử; sát hai bên bệ thờ là hai hàng tượng thập nhị Minh Vương (12 vị vua trời cai quản 12 năm ở cõi dương gian. Sau nữa vẫn là bộ tượng Thích Ca Mâu Ni sơ sinh bằng đồng khoác áo đỏ. Phía sau là tượng Adi Đà Phật pháp quang bằng đồng, dáng cao, khuôn mặt từ bi, độ lượng nhìn chúng sinh. Trong cùa Mía có 2 pho tượng tương đối cao to là tượng của Đại pháp Tiên Cương và tượng Đế Thích, đây là hai đệ tử tin cậy nhất của Phật. Bên trong nữa là tượng đồng Adi Đà rất đẹp, ngài toạ trên toà sen, dáng khổ hạnh, kiên trì, tóc xoăn hình xoắn ốc, hai bên và thấp hơn ngài là tượng đức Địa Tạng và đức Mục Liên.
          Có một pho tượng rất đáng chú ý và trở thành quen thuộc đối với phật tử là tượng ông Di Lặc (Bá Đại Hoà thượng), dáng ông ngồi đường bệ, thư thái, miệng hơi cười như thấu nỗi trần gian; đôi tai dài chảy xuống như nghe thấu mọi điều tốt sấu, ngang trái đời thường. Bụng ngài rất bự, chắc ngài đã nuốt nhiều lời của thế thái nhân tình để cho bụng ngài ngày một tròn hơn. Phật tử thờ ngài vì biết ngài luôn thấu nỗi trường đời, đại từ đại bi, "cứu một người phúc đẳng hà sa".
          Hai pho tượng "hộ pháp" cao to nhất chùa là tượng của ông Thiện và ông Ác. Ông Thiện là Thái tử Thiện Hữu với ánh mắt hiền từ, trừu mến, với cái nhìn độ lượng bao dung ấm áp của đức phật, thấu hiểu nổi đau khổ của nhân gian; sẵn sàng tha thứ cho những lỗi lầm của người đời mắc phải một khi biết ăn năn hối lỗi, nhận rõ những sai lầm, biết đứng dậy sửa sai để làm việc tốt. Ông Ác là Thái tử Ác Hữu, mắt xếch, lông mày to dậm, oai phong dữ dằn, ông có ánh mắt và cái nhìn sắc như dao cau, biểu hiện của sự giận dữ, muốn trừng trị những kẻ có dã tâm, làm điều ác độc đối với con người và tự nhiên. Đến chùa, ai có khuyết điểm cũng đều tự giật mình khi đứng trước ông.
          Chìa Mía có bộ tượng Bát Bộ Kim Cương 8 pho rất đẹp, biểu tượng của những ông võ tướng với nét uy nghi oai phong lẫm liệt. Tám vị tướng võ này bảo vệ cho tám hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc của dương gian luôn được bình an vô sự. Tiếp theo hai bên hành lang của chùa là bộ tượng Thập bát vị La Hán (18 vị La Hán) mỗi bên 9 vị. Mỗi tượng La Hán có hình dáng khác nhau, tư thế khác nhau biểu hiện của hành động khác nhau, cách ngồi khác nhau, trạng thái nét mặt khác nhau, ánh mắt nhìn khác nhau... thể hiện cho mỗi thân phận con người nơi trần thế gặp nhiều hoàn cảnh khó khăn, khổ ải, đớn đau khi bị lưu lạc, đoạ đầy, oan nghiệt.
          Phía nhà sau của chùa là những tượng ngự trong các động, các cung khác nhau với nhiều tượng của các nhân vật nổi tiếng theo phật hoặc là những vị thánh trong dân gian và lịch sử dân tộc như  tượng A Nan (Đức thánh Hiền), Đức ông Cô Độc, Quan âm thị Kính, bà chúa Liễu Hạnh, động Tuyết Sơn... Đặc biệt ở gian trước của chùa còn có nơi thờ di ảnh những anh hùng liệt sĩ, những người có công với đất nước trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, biểu hiện của đạo với đời luôn gắn liền với nhau.
          ...PHẬT Ở TRONG TÂM
          Dân gian thường nói thờ phật ở chùa không bằng thờ phật trong tâm. Chẳng cứ phải đến chùa mới cầu được tài được lộc. Mà hãy tin ở chính lòng mình, nếu làm nhiều việc thiện, giúp được nhiều người, biết kính trọng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, yêu quý quê hương đất nước thì sẽ thấy lòng mình thư thái, thanh thản, bớt đi những nghen tuông, tham lam, tà dâm, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Dẫu có đi chùa thắp hương trước tượng phật hay "tu tại gia" thì bằng chính lòng mình hãy đọc "Nam mô phật, tây phương cực lạc thế giới đại từ đại bi - adi đà phật" và tự hỏi rằng trong cuộc sống mình đã làm điều gì tốt chưa chắc sẽ được đức phật phù hộ độ trì, có sức khoẻ tốt, "ăn nên làm ra". Ai gây ngang trái, lừa thầy phản bạn, làm nhiều điều không hay dẫu có đến chùa thờ phật cũng khó lòng thanh thản và chẳng bao giờ được bình yên. Như vậy là phật luôn trong tâm và đi cùng với người trên con đường đến nơi cực lạc.
          Chùa Mía một công trình văn hoá nghệ thuật, có giá trị tâm linh, phản ánh góc cạnh cuộc sống đời thường, nơi hoạt động thờ cúng của giới tăng ni phật tử và quần chúng nhân dân. Đến với chùa Mía để thấy lòng mình thảnh thơi, gột đi những bụi trần, làm thêm nhiều điều tốt. Là con người bất kỳ già trẻ, gái trai đã đến với chùa, đứng hoặc quỳ lậy trước tượng phật chính là bày tỏ tấm lòng hướng thiện, muốn tìm về cái tốt, cái bản ngã của mỗi người. Đó là nét đẹp của văn hoá, tôn giáo phương Đông, văn hoá Việt Nam mà xứ Đoàn là nơi gìn giữ, hội tụ và toả sáng.


SƠN TÂY – MẢNH ĐẤT XỨ ĐOÀI

Sơn Tây, mảnh đất xứ Đoài với nhiều huyền thoại của cả lịch sử và hiện tại lại là nơi đùm bọc, gúp đỡ, che trở bộ đội Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn năm xưa nay là Trường Sĩ quan Lục quân 1 - Trường Đại học Trần Quốc Tuấn. Trong 70 năm xây dựng, chiến đấu, đào tạo và trưởng thành thì có đến hơn 60 năm Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đóng quân trên đất Sơn Tây giàu truyền thống cách mạng. Ngay từ khi mới thành lập, Sơn Tây đã được Nhà trường chọn làm nơi đóng quân để huấn luyện những khoá cán bộ "Võ bị Trần Quốc Tuấn" đầu tiên, góp phần đào tạo ra đội ngũ cán bộ quân sự ưu tú cho Đảng và Quân đội, để bảo vệ chính quyền nhân dân còn non trẻ lúc bấy giờ. Nhân dân Sơn Tây luôn yêu quý, đùm bọc, giúp đỡ bộ đội Lục quân rất nhiều cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính ở khu vực bến xe ô tô Sơn Tây ngày nay là nơi Khoá 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn được khai mạc, Nhà trường đã cùng với nhân dân Sơn Tây rất vui mừng, phấn khởi được đón Bác Hồ về thăm và trao lá cờ truyền thống "Trung với nước, Hiếu với dân" cho Nhà trường tại vùng đất thiêng này. Ngày nay, "Trung với nước, Hiếu với dân" đã trở thành truyền thống và lời thề danh dự của Quân đội nhân dân việt Nam đối với Tổ quốc.
Kháng chiến bùng nổ, bộ đội của Trường Đại học Trần Quốc Tuấn tạm biệt quê hương Sơn Tây trở lại chiến khu Việt Bắc và sang nước bạn đào tạo. Đồng bào Sơn Tây chia tay, mong có ngày bộ đội Lục quân trở lại. Hoà bình lập lại, bộ đội Lục quân trở về Sơn Tây, trên mảnh đất Công trường 50 (Nay là xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Đồng bào Sơn  Tây lại cùng với bộ đội Lục quân san sẻ những gian khổ trong lao động, huấn luyện và xây dựng Nhà trường. Có những lúc nhạt muối, đói cơm nhưng tình nghĩa quân dân cá nước thì không bao giờ phai nhạt. Cũng có khi nhân dân gặp hiểm nghèo, lũ lụt kéo về, phản động quấy rối, máy bay quân thù bắn phá..., bộ đội Lục quân lại giúp dân trừ gian, cứu đói, hộ đê, chống lũ lụt, giúp đồng bào sơ tán khỏi bom đạn của giặc Mỹ... ơn nghĩa đó đồng bào và bộ đội đều ghi.
          Đất nước mở cửa, nền kinh tế của cả nước nói chung và của Sơn Tây nói riêng có bước phát triển vượt bậc. Bộ đội Lục quân lại góp phần cùng với Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân Sơn Tây chung tay xây dựng quê hương giầu đẹp, phát triển kinh tế vững mạnh, xây dựng địa bàn đóng quân an toàn, an ninh, trật tự xã hội. Công cuộc xoá đói giảm nghèo được các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương chăm lo, thúc đẩy. Bộ đội Lục quân lại cùng với nhân dân đóng góp giúp đỡ những gia đình chính sách, những người có công với cách mạng, những người có hoàn cảnh khó khăn. Bộ đội tặng quà, tặng sổ tiết kiệm, xây nhà tình nghĩa, đóng góp quỹ từ thiện, quỹ bảo trợ trẻ em, khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân trên địa bàn đóng quân, xay dựng khu dân cư an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Nhân dân địa phương vẫn yêu quý bộ đội Lục quân như xưa, đồng bào tạo điều kiện mọi mặt cho bộ đội Lục quân học tập, huấn luyện. Những lúc khó khăn, gian khổ, bộ đội Lục quân đã dựa vào nhân dân, phối hợp với cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể các địa phương kịp thời tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho nhân dân. Bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả bộ đội Lục quân đã xây dựng tốt mối đoàn kết quân dân, xây dựng được lòng tin yêu của nhân dân.
          Bộ đội Lục quân còn tích cực tổ chức giao lưu kết nghĩa với các địa phương khu vục đóng quân, tạo nên tình cảm gắn bó keo sơn. Các chi đoàn, liên chi đoàn và đoàn cơ sở trong Nhà trường và tổ chức đoàn ở các địa phương thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thi đấu thể thao, lao động giúp đỡ các gia đình chính sách...Vào dịp hè tổ chức cho các cháu thiếu nhi ở những thôn xung quanh Nhà trường hoạt động hè sôi nổi, bổ ích; đội văn nghệ xung kích và đội điện ảnh lưu động của Nhà trường thường xuyên đi về các địa phương, vùng sâu, vùng xa thuộc địa bàn hoạt động của Nhà trường biểu diễn văn nghệ, chiếu phim màn ảnh rộng phục vụ bà con nhân dân... Những việc làm trên, được Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận.


CÓ MỘT TƯỢNG ĐÀI TRÊN ĐẤT SƠN TÂY

          Tượng đài Quốc công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được xâu dựng trên mảnh đất Sơn Tây đầy huyền thoại và cách mạng. Đây là một công trình nằm trong quần thể tượng đài các danh nhân văn hoá, quân sự Việt Nam-là một công trình kiến trúc văn hoá có giá trị thẩm mỹ và tư tưởng cao. Tượng đài được Trường Đại học Trần Quốc Tuấn xây dựng trên chính khuôn viên của Nhà trường và khánh thành vào năm 2005.
Lịch sử dân tộc đã ghi nhận, Quốc công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn-là danh nhân quân sự kiệt xuất- Người đã vì nước, vì dân, gạt bỏ thù riêng, đoàn kết quân dân một lòng, giúp Vua Trần ba lần đại thắng quân Nguyên-Mông, giữ vững bờ cõi, sơn hà xã tắc, xây dựng vương triều Trần thành một trong những vương triều phong kiến hưng thịnh nhất của lịch sử Việt Nam.
          Trần Quốc Tuấn là người văn võ song toàn, khi đất nước đứng trước hoạ xâm lăng dưới vó ngựa của giặc Nguyên Mông-đội quân hung hăn nhất đã từng chinh phạt khắp châu Á, châu Âu mà không thế lực nào ngăn cản nổi. Ông đã giúp vua Trần mở Hội nghị Bình Than lấy ý kiến dân chủ, đoàn kết của tướng sỹ một lòng vì nước, mở Hội nghị Diên Hồng xin ý kiến các bô Lão về đoàn kết toàn dân đánh giặc xây dựng nên ý chí “Sát Thát”. Người đã viết nên những áng văn bất hủ “Hịch tướng sỹ” kêu gọi ba quân cùng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Người đã xây dựng nên một ý chí quyết đánh quyết thắng, củng cố niềm tin dám đánh, dám thắng vào lòng vua tôi Nhà Trần với câu nói bất hủ “Nếu Bệ Hạ muốn hàng thì hãy chém đầu thần trước đã”. Người là tác giả của sách lược, chiến lược phòng thủ đất nước chống giặc ngoại xâm mà nổi tiếng là bộ “Binh thư yếu lược-Vạn kiếp tông bí truyền thư ” với kế sách giữ nước còn lưu mãi đến đời sau “Khoan thư sức dân, làm kế sâu rễ bền gốc là thượng sách giữ nước”.Người đã được Vua Trần Nhân Tôn và Thượng hoàng Trần Thánh Tôn giao cho trọng trách nặng nề Quốc công Tiết chế thống lĩnh quân đội, chiến đấu chống giạc phương Bắc xâm lược, bảo vệ giang sơn gấm vóc.
Đóng quân trên địa bàn Sơn Tây, Trường Sỹ quan Lục quân 1 được mang tên Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn ngày nay), tên này do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho Nhà trường với mong muốn đây là nơi đào tạo những nhà chỉ huy Quân đội đầy tài năng, thao lược, quả cảm và nhân nghĩa, Bác đã nói: “Trường của các cháu lấy tên là Trần Quốc Tuấn, cái tên đó chỉ rõ nhiệm vụ nặng nề và tương lai vẻ vang của các cháu, các cháu phải ra sức thi đua làm tròn nhiệm vụ để xứng đáng với tên Trường vẻ vang của các cháu, để xứng đáng với lòng tin cậy mà Chính phủ và đồng bào đặt nơi các cháu...”. Được mang tên Người Anh hùng dân tộc-một danh nhân lịch sử là một vinh dự to lớn luôn nhắc nhở mọi cán bộ, giảng viên, học viên hãy noi gương ý chí của người xưa hết lòng xả thân vì đất nước, ra sức học tập, rèn luyện để xáng đáng với truyền thống đánh giặc giữ nước của tổ tiên, là người cán bộ quân sự thì phải có ý chí quyết đánh, quyết thắng từ đó mà xây dựng quyết tâm cao tích cực trong giảng dạy, học tập, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục-đào tạo, xây dựng Nhà trường vững mạnh toàn diện.
Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã xây dựng tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn giữa giữa lòng mảnh đất Sơn Tây. Bắt đầu từ năm 2000 Trường Đại học Trần Quốc Tuấn đã tổ chức hội thảo, xin ý kiến các cơ quan chức năng và các nhà chuyên môn trong đó có ý kiến tham gia của Giáo sư sử học Lê Văn Lan, hoạ sỹ Trần Khánh Chương...để tuyển chọn mẫu tượng đài. Cũng trong năm 2000, đồng chí Phan Văn Khải-nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ đã đến thăm Trường và tặng Nhà trường bức tượng Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn bằng thạnh cao, đây là cơ sở rất quan trọng để Hội đồng tuyển chọn mẫu tượng đài của Nhà trường làm căn cứ. Sau nhiều lần hội thảo, Nhà trường đã quyết định chọn mẫu tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cơ bản giống như bức tượng bằng thạch cao mà nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã tặng. Đây là mẫu tượng đài rất phù hợp với không gian bố trí trong khuôn viên của Nhà trường, tượng đài vừa có ý nghĩa thẩm mỹ kiến trúc vừa có ý nghĩa văn hoá, lịch sử và theo đúng quy chế quản lý tượng đài của Bộ Văn hoá,Thể tao và Du lịch. Tượng đài được thi công đúng tiến độ và khánh thành vào dịp kỷ niệm lần thứ 60 năm Ngày truyền thống Nhà trường 15/4/2005. Đây là một công trình nằm trong quần thể tượng đài các danh nhân văn hoá, quân sự Việt Nam-là một công trình kiến trúc văn hoá có giá trị thẩm mỹ và tư tưởng cao, là tài sản rất có giá trị không những của Nhà trường mà còn là của quân đội và đất nước. Tượng đài được đặt đúng vị trí hợp lý trong khu làm việc của Nhà trường - giữa lòng mảnh đất Sơn Tây, với quy mô tổng diện tích 2826 mét vuông bao gồm cấu trúc mặt nước với cây xanh, hài hoà với cảnh quan xung quanh, cùng mảng phù điêu, khối tượng đài Quốc Công tiết chế Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cao lớn uy nghiêm, mắt sáng nhìn xa, một tay cầm đốc kiếm, một tay cầm cuốn binh thư, thể hiện rõ một vị "Nhân tướng". Công trình tượng đài là một điểm nhấn, một tâm điểm quan trọng trong bố cục quy hoạch tổng thể của Nhà trường và một phần văn hóa Sơn Tây.
Tượng đài Trần Quốc Tuấn không chỉ phản ánh lịch sử, văn hóa, chính trị của dân tộc mà còn tô điểm làm đẹp cảnh quan của một Nhà trường đào tạo sỹ quan mang tên Người. Những giá trị đích thực của công trình tượng đài góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho cán bộ, học viên, công nhân viên, chiến sỹ Nhà trường và địa phương. Khắc ghi những mốc son chói lọi, vẻ vang của Nhà trường, nhắc lại kỷ niệm sâu sắc thiết tha đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đây cũng là một hình tượng giáo dục đầy ý nghĩa cả về lịch sử, hiện tại và tương lai cho các thế hệ học viên sĩ quan và nhân dân địa phương.
          Mỗi khi đến viếng và thắp hương trước tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chính là sự tôn vinh đối với Người anh hùng dân tộc-danh nhân quân sự Thế giới. Mỗi người luôn bày tỏ tình cảm và thái độ trân trọng, tôn vinh người anh hùng dân tộc, vị tướng tài, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, đối với các thế hệ sĩ quan Lục quân cũng như đối với nhân dân địa phương trên địa bàn đóng quân trong quá trình hoạt động giao lưu. Đồng thời, chú trọng bảo quản, giữ gìn, tu bổ, tôn tạo tượng đài và các công trình văn hoá của Nhà trường đã được các thế hệ đi trước xây dựng nên. Đặc biệt luôn quan tâm đến các tài sản văn hoá có giá trị, kể cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, làm cơ sở để giáo dục truyền thống, động viên bộ đội trong học tập, công tác và rèn luyện, kịp thời khai thác, sử dụng các công trình văn hoá vào học tập, sinh hoạt có hiệu quả. Từ đó nêu cao tinh thần trách nhiệm và lòng tự hào của mỗi cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên, chiến sỹ của Nhà trường khi được mang tên người anh hùng dân tộc "Võ bị Trần Quốc Tuấn" mà Bác Hồ tin tưởng đặt cho, khẳng định vai trò quan trọng của Nhà trường trong nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho quân đội, quan hệ đoàn kết quân dân gắn bó. Từ đó không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, phấn đấu hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, giữ vững truyền thống Nhà trường anh hùng.





HẠNH PHÚC ĐẾN MUỘN

Ngày ấy, đơn vị học viên sĩ quan chúng tôi đi học tập dã ngoại đóng quân trong nhà dân tại một thôn nhỏ thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Xóm nhỏ ấy ẩn mình sau rặng tre xanh tốt dưới chân một triền đồi hình vòng cung giống như một con cò đang lặn lội kiếm ăn. Đồi cao, cây tốt, tre xanh thật là một làng quê yên ả, ấm cúng, đúng là “đất lành chim đậu” chiều chiều từng đàn cò trắng chấp chới bay về đây trú ngụ trên những ngọn tre, tiếng kêu ồn ả, làm náo động cả dáng chiều thôn xóm. Mỗi buổi sáng tinh mơ, khi mặt trời chưa thức giấc đàn cò đã thức dậy, nhộn nhạo rồi bay đi kiếm ăn, từng vệt trắng vút lên không trung tản về các cánh đồng đâu đó kiếm mồi. Rồi mỗi buổi chiều cò lại bay về thôn trú ngụ làm nên khoảng lặng xôn xao và thanh bình của một vùng đồi núi thôn quê. Chẳng biết có phải nhiều cò về xóm làm tổ hay không hoặc do dáng đất của xóm có hình giống như một con cò đang lặn lội kiếm ăn mà tên xóm được đặt là “Xóm Cò” hoặc “Làng Cò”.
Xóm Cò dân cư không đông lắm, với trên hai chục nóc nhà, tuy thế cũng đủ để đại đội học viên chúng tôi đóng quân học tập dã ngoại. Tiểu đội 4 của tôi được phân công ở trong ngôi nhà tranh giữa xóm, chủ nhà là một bà mẹ già, hai cô gái lớn và một đứa cháu ngoại khoảng 4 tuổi, gia đình dành cho chúng tôi toàn bộ 2 gian nhà ngoài còn ba mẹ con họ ở gian buồng phía trong. Khi đàn cò tao tác đi kiếm ăn cũng là lúc chúng tôi tập trung thành đội hình ra thao trường huấn luyện tập bài chiến thuật “Tiểu đội bộ binh tiến công địch phòng ngự ở địa hình rừng núi”. Những ngày đóng quân trong nhà dân, sau giờ học tập, huấn luyện vất vả chúng tôi được sống trong tình cảm và không khí ấm cúng tình quân dân cá nước làm vợi bớt đi những mệt nhọc của nắng gió thao trường. Buổi tối miền sơn cước bao giờ cũng đến xớm, mùa đông thường lạnh hơn, khi không phải sinh hoạt, tiểu đội chúng tôi thường cùng gia đình ngồi quây quanh bếp lửa sửi ấm, nướng khoai lang, sít xoa bóc vỏ mời nhau ăn. Bà mẹ của hai cô gai thật là vui tính và quý mến bộ đội, bà thường dành cho học viên chúng tôi những củ khoai, củ sắn nướng thơm lừng, khoảng cách giữa chủ nhà và bộ đội cứ ngắn dần và thân thiết đoàn kết gắn bó. Chúng tôi chuyện trò và biết được hoàn cảnh của gia đình, nhà có hai chị em, cô em gái thứ hai đã học xong phổ thông cơ sở, không có điều kiện học tiếp cấp III ở nhà giúp mẹ việc ruộng đồng nương rẫy, cô chưa có chồng. Cô chị tuổi chừng trên 30 đã có một đứa con trai lên 4 tuổi, suốt ngày cháu chỉ thích đi theo các chú bộ đội. Không biết chồng cô làm gì ở đâu mà những ngày đóng quân tại gia đình cúng tôi không hề gặp. Qua tìm hiểu, được biết chị tên là Dung, đã đi bộ đội mới về phục viên được mấy năm nay. Khi về chị mang theo một đứa con trai, chị bảo chị chưa có chồng, nhưng đã có con, điều đó làm chúng tôi tò mò muốn nghe chị kể lại những vui buồn gian khổ đời lính của chị. Thế rồi, chị kể: Năm đó, chị nhập ngũ vào bộ đội hậu cần, được đi học y tá rồi chị trở thành người chiến sĩ quân y phục vụ tại Quân y viên 175 đóng quân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Viện Quân y 175 là một bệnh viện lớn của Quân đội, là tuyến cuối quân y ở các tỉnh phía Nam. Ngày ấy, Viện 175 tràn ngập thương binh từ các tỉnh biên giới Tây Nam và chiến trường nước bạn Campuchia về điều trị. Nhiều thương binh nặng với những vết thương cực kỳ nguy hiểm rất cần sự cứu chữa của những bác sĩ giỏi và bàn tay chăm sóc, tình cảm thương yêu của những nữ hộ lý, y tá của bệnh viện. Chị là một trong những người rất cần như vậy, là nữ y tá đảm nhiệm cương vị hộ lý chị hết lòng chăm hóc thương binh, từ phụ giúp bác sĩ mổ, gây mê hồi sức đến sự chăm lo nơi ăn, chốn ngủ, gường nằm cho thương binh, có những lúc chị phải tận tình bón từng thìa cháo, thìa sữa cho thương binh nặng, thay băng, rửa vết thương, ngồi làm chỗ dựa và hát cho thương binh ngủ để họ dịu bớt những cơn đau trên thân thể không lành lặn của họ. Chị làm việc nhiệt tình, quên cả vất vả, mệt mỏi nhằm san sẻ những nỗi đau cho các anh bộ đội bị thương. Chị dành tình thương thật sự cho người chiến sĩ, chỉ mong sao cho các anh mau khỏi bệnh, lành vết thương được xuất viện xớm. Đáp lại tình thương yêu chăm sóc của chị, nhiều thương binh được điều trị khỏi vết thương, luôn cám ơn sự chăm sóc đó. Trong sự vất vả, trách nhiệm cũng có niềm vui, niềm hành phúc nhen nhúm, nảy sinh từ trong đau đớn. Có một anh thương binh đồng hương cùng tỉnh Hòa Bình trong thời gian điều trị tại bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm, gần gủi, chăm sóc, tâm sự của chị đã đem lòng yêu chị, một tình yêu thắm thiết của sự trân trọng và biết ơn. Những lúc gần gủi chăm sóc, anh thường kể lại cho chị nghe về những kỷ niệm đẹp từ thủa còn thơ cắp sách đến trường, chăn trâu cắt cỏ trên quê hương Hòa Bình, làm cho chị bùi ngùi nhớ quê da diết và cũng từ lúc nào chị đem lòng yêu anh thắm thiết mặc dù anh là thương binh nặng. Chị biết và trân trọng một phần xương máu của anh đã gửi lại nơi chiến trường biên giới để cho quê hương được bình yên. Như có phép mầu, đón nhận tình yêu và bàn tay chăm sóc dịu dàng của chị, thương tật của anh hồi phục nhanh chóng. Trong một buổi tối cùng anh đi dạo trong khuôn viên bệnh viện, hai người đã nói với nhau những lời yêu thương tha thiết, một nụ hôn nóng hổi của người thương binh đồng hương đậu trên môi người nữ y tá viện quân y và rồi từ đó tình yêu của họ ngày càng nồng thắm như bao lứa đôi trai gái khác. Không cầm lòng được chị đã trao cho anh tất cả sự trinh nguyên của người con gái. Thề là, ít lâu sau một mầm sống trong chị đang lớn lên từng ngày, chị cảm thấy hạnh phúc đang đến rất gần với người con gái sắp được làm vợ, làm mẹ.
Thế rồi, mặt trận biên giới phía Tây Nam ngày càng nóng bỏng, thương binh về bệnh viện càng nhiều. Tạm ổn định thương tật, chuẩn bị ra viện, đơn vị đưa xe về đón anh sang đất bạn tiếp tục chiến đấu cứu dân thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt. Anh đột ngột ra mặt trận, buổi chia tay thật vội vã, chỉ có những cái bắt tay rất chặt và đôi mắt đắm đuối nhìn nhau như hẹn ước ngày trở về gặp lại, anh chẳng nói lên lời mà chị cũng chỉ òa lên khóc tiễn anh mà không kịp hẹn ước với nhau được điều gì, chỉ để lại đôi dòng địa chỉ. Anh trở lại mặt trận chiến đấu vẫn chưa kịp biết mình đã có con với một người con gái mà mình luôn quý trọng và biết ơn. Thế là chị sẽ trở thành mẹ mà chưa một ngày được làm vợ. Khi đứa bé chào đời cũng là lúc chị nhận được quyết định phục viên rời quân ngũ. Trở về gia đình, chị chẳng có gì cả ngoài tài sản quý giá nhất đó là đứa con trai ngoài giá thú, nhưng đó là niềm an ủi, một hạnh phúc không trọn vẹn của đời người con gái. Thôi thế cũng được, mình cũng đừng gây khó dễ cho bất kỳ ai, cũng chẳng cần tìm quê nội của con làm gì để gia đình anh ấy khỏi bận tâm vì có một người phụ nữ bỗng dưng bế con về trả “nhà chồng”. Dân làng quê anh sẽ đồn thổi rằng anh là con người phụ bạc, con trai chị lại mang tiếng là đứa con vô thừa nhận - chị nghĩ như vậy.
Về quê, chị và con âm thầm sống, âm thầm chịu đựng. Chị cùng mẹ và em gái tần tảo xớm hôm lao động trên đồng ruộng, nương rẫy làm ra hạt lúa củ khoai, nuôi sống chính mình và xã hội. Vốn là một nữ y tá có tay nghề vững, chị gúp dân làng chữa bệnh, nhà ai có người ốm cần đến là chị có mặt ngay, chị không nề hà vất vả xớm khuya giúp đỡ mọi người, nên chị luôn được dân làng trong xóm Cò quý trọng và yêu mến.
Nghe chị kể mà chúng tôi buồn với nỗi buồn và vui với niềm vui nho nhỏ mà đầy nỗi chân chuyên của chị.
Một buổi chiều, từ ngoài thao trường về, trên đường làng chúng tôi gặp một người đàn ông ở độ tuổi trung niên, dáng người mảnh khảnh, mặc bộ quân phục cũ, dắt chiếc xe đạp thống nhất đang ngó nghiêng như muốn tìm một nhà ai đó, thỉnh thoảng lại nhìn vào một tờ giấy nhỏ như muốn tìm hiểu điều gì. Khi gặp một bà cụ già, người đàn ông lễ phép hỏi:
- Cụ cho cháu hỏi thăm, đây có phải là xóm Cò không ạ?
- Đúng rồi, đây chính là xóm Cò! Thế chú hỏi nhà ai?
- Dạ cháu tìm nhà cô Dung ạ, cô Nguyễn thị Dung là bộ đội phục viên ấy mà!
- Cô Dung ý tá phải không?
- Dạ phải ạ!
- Thế thì nhà cô ấy ở phía trước đấy, ngôi nhà tranh có hàng cau trước cửa. Chắc giờ này cô ấy đi làm về rồi đấy, tiện đường để tôi đưa chú đến đó.
Đến ngôi nhà tranh có hàng cau trước cửa, người đàn ông ngập ngừng dắt xe vào ngõ. Bà cụ già đứng ngoài đường gọi vào:
- Cô Dung y tá ơi! nhà có khách ra mà đón kìa.
Rồi bà cụ tiếp tục đi làm việc của mình.
Đang ngồi nhặt rau dưới bếp, chị Dung nghe tiếng gọi, báo có khách đến thăm, chị vội đứng dậy chạy ra ngoài, nhìn thấy người đàn ông dắt xe đạp đã vào đến sân có khuôn mặt quen quen. Bất chợt chị nhận ra người mà mình chờ đợi bấy nhiêu năm, nay mới xuất hiện, chị đứng xững người, mớ rau muống trên tay chợt rơi xuống đất lúc nào mà chị không hề biết. Đôi dòng nước mắt của chị chẩy dài mà không tài nào thốt nên lời.
Chẳng khác gì chị, người đàn ông cứ vậy đứng nhìn chị khóc mà chẳng có lời nói và hành động gì, chiếc xe đạp không có chỗ dựa lăn kềnh ra đất. Tự nhiên như hai luồng điện lóe sáng.
- Dung em, anh đi tìm em mãi! Đúng là em rồi?
- Anh Tuấn, có phải anh Tuấn thương binh không?
- Anh đây, tưởngrằng trong cuộc đời này anh không được gặp em nữa!
- Thế anh đi đâu mà mãi đến giờ mới đến tìm em. Vào nhà đi anh, sao cứ đứng ngoài sân thế này.
Tuấn vội vàng chạy về phía Dung như muốn ôm người yêu vào lòng nhưng ngượng ngập, bẽn lẽn, một lúc lâu sau hai người mới dắt tay nhau vào nhà. Thằng bé con chẳng hiểu mô tê chi cả liến láu hỏi mẹ “Nhà mình có khách hả mẹ. Bác bộ đội này ở xa đến hả mẹ, Bác có ăn cơm nhà mình không?”
Thế rồi, ít lâu sau, đám cưới của chị Dung và anh Tuấn được tổ chức rất đơn giản nhưng ấm cúng. Chị theo chồng về làm dâu nhà người tuy có đôi chút muộn màng nhưng tràn đầy hạnh phúc. Người mẹ của đứa trẻ ấy sau những năm tháng dài âm thầm chờ đợi không hy vọng nay đã được làm vợ.
Một mối tình của lính dẫu gặp nhiều gian truân và vô vàn trắc trở do hoàn cảnh chiến tranh để lại nay đã được đoàn tụ. Hạnh phúc luôn mỉm cười với ai biết trân trọng và kiên trì chờ đợi, niềm tin người lính mãi mãi được tỏa sáng đối với những ai có tấm lòng cao thượng.
Chiến tranh có thể cướp đi nhiều thứ, có thể cả tính mạng nhưng tình yêu thì mãi mãi không thể lấy đi.
Hạnh phúc dẫu muộn màng nhưng niềm tin luôn chiến thắng.

LÀNG NUÔI RẮN Ở SƠN TÂY

          Phụng Thượng là một xã thuần nông, một trong những vựa lúa của huyện, đất ở đây mầu mỡ, dễ canh tác, lúa tốt, hạt mẩy, năng xuất cao, gạo ngon cơm dẻo. Tuy nhiên, Phụng Thượng có dân số đông, diện tích hẹp, ruộng đất cứ ít dần so với tỷ lệ tăng dân số (người đẻ chứ ruộng đất không đẻ), nên lao động dôi dư nhiều, việc làm thiếu. Người dân Phụng Thượng năng động, sáng tạo, luôn vươn lên chiến thắng đói nghèo và tìm cách làm giầu bằng chính đôi tay, khối óc, sức lực của mình. Họ làm nhiều nghề, đi đến nhiều nơi để buôn bán và tổ chức làm nghề phụ, chăn nuôi các loại động vạt hoang dã từ gấu, nai, kỳ đà, trăn, rắn... Đặc biệt là người dân Phụng Thượng chú trọng chăn nuôi rắn hổ mang xuất khẩu, đây là một nghề nguy hiểm, có thể nói là nghề nuôi rắn "tử thần". Bởi vì, rắn hổ mang có hai loại đó là rắn hổ mang bành (hổ mang phì) và hổ mang chúa. Rắn hổ mang bành có nọc rất độc nhưng không thể độc bằng rắn hổ mang chúa. Rắn hổ mang chúa có nọc cực độc, người hoặc động vật bị loại rắn này coi như lĩnh án tử hình, ít có khả năng cứu chữa được. Khi nọc rắn hổ mang chúa đã vào máu thì đành bó tay, kể cả những ông lang giỏi nhất của nghề chữa rắn cắn đến những bệnh viện hiện đại nhất cũng khó mà chữa khỏi.
Trò chuyện với anh Đỗ Thế Thọ - một người làm nghề nuôi rắn hổ mang chúa, quê ở xã Phụng Thượng-huyện Phúc Thọ-tp Hà Nội, anh cho biết: ở xã Phụng Thượng của anh hiện nay có 19 cô gái tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã là những người đàn bà goá chồng do chồng của họ bị rắn hổ mang chúa cắn. Mặc dù các đức ông chồng của các cô đều là những người nuôi rắn hổ mang cự phách, nhưng họ đã "tử vì nghệ". Đa số họ chết khi bị chính những con rắn hổ mang chúa của mình cắn với nhiều tình huống bất khả kháng khác nhau. Mà đã bị hổ mang chúa cắn coi như cầm chắc cái chết, mặc dù họ đều có kinh nghiệm nuôi rắn và chữa rắn độc cắn. Họ bị rắn cắn trong quá trình chăm sóc rắn, cho rắn ăn, chỉ một chút lơ là, bất cẩn mà tính mạng của họ bị huỷ hoại. Có người vừa mở nắp hầm nuôi rắn ra, liền bị hổ mang chúa mổ đúng vào môi nên không thể garo được, chất độc ngấm vào máu, người tím tái đến chết. Có người vừa mở tủ quần áo ra liền bị rắn hổ mang chúa nằm trong tủ lúc nào không biết mổ vào mặt thế rồi cũng không thể thoát được lưỡi hái của tử thần. Hầu hết, những người bị rắn hổ mang chúa cắn mặc dù biết chết nhưng đành chịu bó tay, chỉ dặn vội vợ con phải cận trọng hơn trong khi chăm sóc rắn và đến lứa thì bán đi đừng nuôi chúng nữa, kẻo hại đến tính mạng. Họ ra đi để lại những người vợ trẻ, những đứa con thơ và món tiền nợ ngân hàng lên đến hàng chục triệu đồng.
          Tâm sự với tôi, anh Đỗ Thế Thọ kể tiếp: hiện nay tôi không còn nuôi rắn hổ mang chúa nữa mà chuyển sang làm nghề khác vì nuôi rắn nguy hiểm quá, nguy hiểm không những cho mình mà cho cả vợ con và gia đình nữa. Anh biết không, nghề nuôi rắn hổ mang cũng đầy rủi ro; nguy hiểm thì ai cũng biết nhưng rủi ro thì có ở trong nghề mới rõ. Chỉ cần rắn bị bệnh, bỏ ăn, không lớn được hoặc bị chết thì người nuôi rắn sẽ bị lỗ nặng, tiền vay ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con, có khi dẫn đến phá sản. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là nguy hiểm cận kề. Hồi đó, đàn rắn nhà tôi có một con hổ mang chúa khá to, nặng khoảng trên 7 kg, nhà tôi hôm ấy gặp may nếu không thì chưa biết điều gì đã xảy ra. Buổi tối hôm trước khi cho rắn ăn, tôi đậy nắp hầm không kín, với sức mạnh của con rắn lớn, trưa hôm sau, lúc đói, nó đội nắp hầm chui ra ngoài, bò thẳng đến tấm phản nơi có đứa con trai 3 tuổi của tôi đang nằm ngủ, nó trườn qua người thằng bé, vợ chồng tôi nhìn thấy rợn hết tóc gáy nhưng đành phải đứng bất động nhìn con rắn trườn trên người đứa con yêu thương của mình mà không làm gì được, chỉ cần thằng bé cựa quậy là cháu sẽ bị nó cắn ngay và chúng tôi sẽ mãi mãi mất con. May thay, thằng bé vẫn ngủ ngon lành, không hay biết gì cả, con rắn từ từ trườn vào gầm giường nơi mát mẻ nằm cuộn tròn ở đó. Vợ tôi vội rón rén đến bế con lên tránh xa con rắn đó, tôi bình tĩnh vào gầm giường túm đuôi lần theo lưng rắn, chẹn ngang đầu, bắt nó thả vào hầm nuôi đậy kín lại và cho nó ăn. Thật là hú vía, xong việc chân tay chúng tôi mới run lên bầy bật, may mà có trời phật giúp đỡ chứ không thì hôm đó chúng tôi đã bị mất đứa con trai yêu quý của mình. Sau này lứa rắn đó lớn lên đủ trọng lượng xuất chuồng, gia đình tôi bán đi tất cả và quyết định từ đó không bao giờ nuôi rắn độc trong nhà nữa. Nhưng ở xã Phụng Thượng thì vẫn còn những hầm nuôi rắn độc của nhiều nhà dân, nên ở đây luôn đầy rẵy nguy hiểm cận kề. Tôi chỉ sợ trong làng, trong xã không dừng lại ở con số 19 phụ nữ goá chồng nữa mà còn có thể nhiều người sấu số hơn thì đáng buồn biết bao.
          Tò mò, tôi hỏi anh Đỗ Thế Thọ, nuôi rắn hổ mang chúa cho nó ăn bằng gì, anh Thọ cho biết, nếu như rắn hổ mang bành chuyên ăn chuột, ăn cóc thì rắn hổ mang chúa không ăn chuột, ăn cóc mà thức ăn của chúng chính là đồng loại. Vì nọc của hổ mang chúa là độc nhất nên nó không sợ bất kỳ loài rắn nào, nó ăn thịt tất cả các loài rắn khi bắt gặp kể cả rắn hổ mang bành hoặc rắn cạp nong, cạp nia. Người nuôi rắn thường thu mua các loại rắn khác mang về làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa. Trước khi cho chúng ăn, người nuôi thường làm sạch ruột rắn mồi và nhét vào đó thuốc kháng sinh, thuốc bổ, thuốc tăng trọng và vitamin để rắn hổ mang chúa không bị mắc bệnh và chóng lớn, nhanh xuất chuồng.
          Trong môi trường ở nước ta, hầu như hổ mang chúa không sinh sản được, nên nguồn rắn giống phải nhập khẩu từ nước ngoài, chính những cánh rừng già ở Campuchia, Lào, Thái Lan là nơi cung cấp rắn hổ mang chúa vào Việt Nam. Đến nước ta có bao nhiêu cá thể rắn hổ mang chúa giống thì phát triển bấy nhiêu rắn trưởng thành chứ không sinh sản thêm được cá thể nào nữa. Chúng được nhập khẩu lậu theo đường tiểu ngạch mỗi cá thể nặng khoảng 0,5 - 0,7 kg, nửa năm sau rắn lớn lên nặng khoảng 7-8kg, cá biệt con to nhất nặng đến 17 kg. Rắn càng to thì nọc càng độc. Loại Hổ mang chúa to nặng này mà cắn thì đến voi, trâu cũng chết, nói chi đến con người. Nhưng  hổ mang chúa có nọc độc nhất khi nó sắp lột xác; con rắn có dáng chậm chạp, hai mắt mờ đục, da xù vẩy, ấy là lúc chuẩn bị lột xác, nọc cực độc, cắn người và động vật chết ngay lập tức.
          Nuôi rắn hổ mang chúa rất nguy hiểm, cái chết luôn rình rập bên cạnh, nhưng vì lợi nhuận kinh tế cao nên nhiều hộ dân ở Phụng Thượng vẫn cứ nuôi. Một kg rắn hổ mang chúa có giá lên đến 2 triệu đồng, trong khi đó một kg rắn hổ mang bành chỉ có giá khoảng 87 nghìn đồng mà thôi. Theo anh Thọ nói: trong một số gia đình nuôi rắn hổ mang chúa đã có những nhà nuôi được những con rắn nặng đến 17, 18 kg tức là đã có số tiền trị giá bằng một chiếc xe máy đắt tiền. Vì vậy, biết nguy hiểm cận kề nhưng nhiều người dân ở đây vẫn cứ tiến hành nuôi rắn hổ mang chúa, thậm chí họ còn chăm sóc loài vật nguy hiểm này cẩn thận hơn những loại vật nuôi khác. Khi rắn hổ mang chúa bị ốm hoặc chúng lười ăn, người nuôi rắn phải nhét mồi vào miệng và ấn vào bụng rắn như ta nhồi bánh đúc cho gà ăn vậy, thật là nguy hiểm. Nhưng vì miếng cơm manh áo và phát triển kinh tế, ở Phụng Thượng những ông chủ nuôi rắn thấy rất bình thường, họ bắt rắn như ta bắt gà vậy, tuy nhiên ở họ chắc là có bí quyết riêng, nếu không họ sẽ bị rắn cắn ngay lập tức.
          Rời làng rắn Phụng Thượng, tôi thấy gai người khi nghĩ lại cái cảm giác của anh Đỗ Thế Thọ chứng kiến con rắn hổ mang chúa nặng gần một yến trườn qua người đứa con trai 3 tuổi thân yêu của mình khi cháu đang nằm ngủ bình yên giữa căn nhà yêu dấu của mình.



BIỂN HÁT CHIỀU NAY
MỘT CA KHÚC VỀ BIỂN CÒN MÃI VỚI THỜI GIAN

            Trong các bài hát về biển có rất nhiều bài hay, nhưng có một ca khúc để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng nhất đối với thính giả đó là ca khúc "Biển hát chiều nay" của Nhạc sĩ Hồng Đăng. Ca khúc về biển này có giai điệu đằm thắm, thiết tha, lời ca gần gũi, trong sáng, thân tình mà sâu nặng. Mở đầu là câu hát "Chân trời rất xa gọi nắng xôn xao" mở ra một khoảng không gian rộng lớn về biển với mầu xanh bất tận đến chân trời, xôn xao ánh nắng gọi về. Biển hiền hoà, hào phóng, biển mang về cho quê hương nhiều hải sản quý hiếm, nuôi sống con người, biển giữ vững an ninh chính trị, biển là phên dậu của Tổ quốc. Đất nước rộng dài bao gồm đất liền, thềm lục địa và các hải đảo xa xôi. Biển cả với mặt nước mênh mông, rộng và đẹp biết nhường nào. Tổ quốc như một gấm hoa, ở đó biển chính là bông hoa đẹp nhất, xanh trong, nắng và gió mát lành "Chân trời rất xa gọi nắng xôn xao". Hình tượng những con tầu ra khơi xa đầy ắp cá trở về làm nên no ấm. Những cánh buồm no gió vươn xa cùng cánh hải âu thấp thoáng, những vạt nắng chiều trở về cảng, cá ngập đầy khoang hoà trong nhiềm vui chung của những ngư dân ven biển. "Con thuyền rất vui gọi nắng mới ngọt ngào", những cô gái làng chài xinh đẹp, e ấp trong vành nón trắng, trên vai đôi quang ra đón thuyền cập bến và những gánh nặng đầy no ấm. áo xanh hoà vào mây trắng làm sôn xao rộn rã cả một góc biển chiều. Đại dương bao la luôn đợi chờ những khát khao của những tâm hồn và trí tuệ muốn làm chủ biển khơi, khám phá tiềm năng của biển. Những con sóng xanh, sóng bạc cứ nối đuôi nhau đùa vui không dứt, nhưng ở đó còn dấu diếm bao điều thầm kín. Phía xa chân trời, mầu biển xanh gợi nhớ những ánh mắt thăm thẳm ngóng chờ tin người thân xa khơi. Biển là thử thách, là rèn luyện, là đón chờ những ý chí dám vươn xa, những khát khao không mệt mỏi, những cánh tay vươn dài về phía đại dương xanh thẳm. Màu xanh ấy là niềm tin, là sự sống, là hy vọng và đợi chờ từ hai phía. Những dải mũ hải quân, những tà áo trắng lính thuỷ, những đôi tay rắn chắc bẻ lái các con tầu vẫn hiện hữu nụ cười xinh tươi về những nàng tiên của biển nơi hậu phương xa lắc "Môi cười rất xinh, lung linh mầu áo, mây trắng gợn lên những khát khao đại dương". Câu hát cứ vời vợi, vừa gần gủi vừa xa xôi, như có thể nắm lấy, nhìn thấy, sờ thấy, nhưng khát khao thăm thẳm và vẫn phải đợi chờ.
          Vẫn biết biển rộng mênh mông là thế, biển là những con sóng là hào phóng nhưng cũng rình rập những hiểm nguy, chỉ khi nào con tầu cặp bến, hoàn thành sứ mạng thì người giữ biển mới có em, lúc ấy người lính biển đan tay cùng người yêu dạo phố Cam Ranh, Vũng Tầu, Nha trang, Hải Phòng... Khi con tầu còn lắng sóng trên biển thì người yêu của anh chính là biển xanh. Khi những chiếc thuyền ra khơi mà cá chưa đầy khoang thì mây trời và những con sóng vẫn là hướng cần tìm, đành gác lại tình em vào dịp khác. Cứ mỗi buổi bình minh với mầu nắng mới ngọt ngào toả khắp không gian lại mở ra phía chân trời khát khao và hy vọng mới. Nơi ấy gọi người đi xa, nơi ấy có gió xôn xao, có lung linh mầu nắng và tràn trề những niềm vui mới. Nhạc sĩ Hồng Đăng vẽ ra một bức tranh về đại dương xanh thẳm, rộng lớn. Biển gọi người đi khám phá những điều kỳ thú, bất chấp những cản trở của thiên nhiên và kẻ thù tiềm ẩn. Gợi cho bao con người những điều cần biết về biển đảo Việt Nam "Có gì sáng nay mà gió xôn xao, chân trời vẫn xanh mầu nắng vẫn ngọt ngào". Đúng là biển Việt Nam giống như con người Việt Nam một nắng hai sương, giống dải đất Việt Nam hình chữ S oằn mình chịu bão táp phong ba, giống lịch sử Việt nam bốn nghìn năm tồn tại và linh thiêng, giống chân lý Việt Nam kiên cường và bất khuất, giống con tầu Việt Nam rẽ sóng vươn xa vượt qua muôn vàn bão tố. Để con người Việt Nam làm chủ tương lai, để đất nước Việt Nam như một dáng rồng bay, để lịch sử Việt Nam oai hùng và bất tử, để chân lý Việt Nam mãi mãi vững bền, để con tầu Việt Nam hoà nhập cùng đại dương "Ơi biển Việt Nam, ơi sóng Việt Nam, qua bao nhiêu thăng trầm mà chiều nay vẫn dịu dàng". Khổ đau nhiều nên yêu thương lắm, gian khổ đạn bom, thuỷ lôi, tàu chiến địch quần đảo làm rách biển nhiều lần, vết thương chưa lành, biển tạm quên đi những buốt sót, để nghĩ về quê hương, để xây dựng quê hương, xây dựng tiềm năng biển, đảo, khai thác thềm lục địa, khoan mỏ tìm dầu và để biển hát tình ca. Biển luôn hào phóng và tha thứ "Vùi sâu dưới đáy những gì yêu thương, biển lại hát tình ca, biển kể chuyện yêu thương". Rất nhân văn và đậm đà tình nghĩa, biết căm thù nhưng cũng biết yêu thương. Biển Việt Nam tạm quên đi những qua khứ, mở ra nhiều tương lai, đa phương hoá quan hệ, là bạn với mọi người, bắt tay thiện chí với đối tác. Biển Việt Nam là thế đấy, với quê hương biển luôn cận kề, chở che cho đất, biển là thành luỹ, biển là tiềm năng, là niềm hy vọng, là bản nhạc muôn đời sóng vỗ du dương nhưng với kẻ thù thì sẵn sàng chôn vùi chúng mỗi khi chúng xâm lược.
          Mọi con sóng luôn bắt nguồn từ biển và hối hả đổ bờ với những yêu thương, hờn giận, cả oai hùng và cay đắng. Con người Việt Nam, biển Việt Nam là những dũng sĩ có sức mạnh vô địch, sức mạnh đó bắt nguồn từ tình yêu với những thăng trầm trải dài qua năm tháng. Nhạc sĩ Hồng Đăng với nguồn cảm xúc và tình yêu biển thiết tha, từ đáy lòng đã làm nên một ca khúc để đời và sống mãi với thời gian, để cho mỗi cuộc đời và cả quê hương đều nhân lên tình yêu với biển, tình yêu con người với con người, tình yêu với quê hương đất nước.  Thử thách ấy được chính biển xanh ghi nhận và giữ gìn vào lòng đại dương xanh thẳm "Mỗi một tình yêu, mỗi một cuộc đời; qua bao nhiêu thăng trầm lửa thử vàng mới nên người; biển xanh vẫn nhắc những lời yêu thương; biển vẫn hát tình ca, biển kể chuyện quê hương". Kết thúc bài hát, những lời ca ngọt ngào, sâu lắng như nhắc nhở, nhắn gửi đối với mỗi người về những trăn trở và cần phải làm gì với biển quê hương.


"MẶT TRỜI BÉ CON" CÒN MÃI
TRONG TÂM HỒN NGƯỜI CHIẾN SĨ

          Tình cảm thân thiết, gắn bó giữa các chú bộ đội và các cháu thiếu nhi đã được thể hiện rất rõ trong cuộc sống và trong sách báo cũng như các hình thức nghệ thuật khác. Các nhạc sĩ đã có những bài hát rất hay dành cho thiếu nhi và nói về tình cảm giữa các cháu đối với các chú bộ đội. Trong số những bài hát đó, đáng chú ý và trân trọng là bài hát "Mặt trời bé con" của Nhạc sĩ Trần Tiến. Giai điệu và lời ca của bài hát không những đã thể hiện rõ những tình cảm gắn bó thân thiết của những "cô bé, cậu bé" đối với các chú bộ đội mà còn thể hiện những khát vọng trở thành người lớn với những ước mơ cháy bỏng của các cô cậu ở độ tuổi học trò.
          Tự hào và khâm phục biết bao người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam mạnh mẽ trong chiến đấu, vững vàng đi đầu trong phòng chống thiên tai, bão lũ, cứu hộ, cứu nạn nhưng cũng rất giầu tình cảm, trí tuệ và tài năng. Chỉ một thời gian ngắn ngủi, rãnh rỗi lúc xa nhà, anh ngồi đàn hát những bài ca cách mạng sao mà hay quá, tha thiết quá, thu hút quá, mở ra một khoảng trời mơ ước  lớn biết nhường nào, để những "cô bé, cậu bé" nghe và "cười mơ màng" đầy ắp niềm vui. Người chiến sĩ thả tâm hồn của mình vào bài hát say sưa như quên đi chính mình và cũng không hề biết rằng có người đang nghe trộm bài hát của mình.     Tâm hồn của người chiến sĩ trong trắng vô tư đến vậy và của cô bé, cậu bé học trò ngây thơ quá độ, nghe đến đam me và cuốn hút quên cả hoàn cảnh của chính mình. Các đối tượng rơi vào các hoàn cảnh khác nhau, một người "mắt tròn xoe đám say" một người không nhớ mnổi chính mình đang hát đến đoàn nào của bài hát "Đàn tôi hát câu chi, mà sao cô bé cười" mở đôi mắt tròn xoe.
          Cảm ơn người nhạc sĩ tài hoa đã đưa vào điệu nhạc, lời ca những âm thanh đồng điệu của các em nhỏ đối với các chú "bộ đội Cụ Hồ", tình cảm tha thiết đến vậy. Sự hoà đồng lên đến đỉnh điểm, chỉ là vô tình nhưng anh chiến sĩ vẫn say sưa đàn hát; rất cố ý nên các em bé đã quên đi cả những trò chơi khác "bắn bi, đánh đáo, trốn tìm" để tập trung nghe những âm thanh tâm tình của người chiến sĩ xa nhà. Quả thật đối với anh chiến sĩ hết bất ngờ này, đến bất ngờ khác ập tới, từ khi bắt gặp cô bé trèo cành me nghe anh hát đến khi thấy cô bé mắt tròn xoe nghe tiếng đàn của anh.
          Chỉ một hình tượng người chiến sĩ và cô bé kia thôi cũng đã nói rõ được tình đoàn kết quân dân, tình cảm của "Bộ đội Cụ Hồ" với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Hẵn rằng trong mắt các cháu trẻ thơ hình ảnh các chú bộ đội rất đẹp, là ước mơ của bao cô cậu học trò, của bao chàng trai cô gái, đó là niềm tin, là hy vọng, là ước mơ, là hứa hẹn của các cháu vào tương lai tươi sáng.
          Người chiến sĩ vẫn mong các cháu lớn từng ngày, trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Niềm tin ấy thắp sáng theo năm tháng "Trời mưa quá bao lâu, mà sao cô vẫn chờ, vẫn đợi". Đây chính là niềm tin, hy vọng của những tâm hồn trong trắng ngây thơ. Biết đâu ngày mai cô bé trở thành cô giáo, anh chiến sĩ trở thành một sĩ quan quân đội. Mà tâm hồn sĩ quan và cô giáo trường làng thường có những đồng cảm sâu sắc và một sức hút vô tình nào đó, để lúc ấy cô bé không phải trèo cành me nghe trộm bài hát của anh chiến sĩ nữa. Mong muốn đó quá giản dị và đơn sơ như chính cuộc đời của họ vậy "Hạnh phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ như chờ từng giấc mơ". Chắc Nhạc sỹ Trần Tiến cũng rất xúc động khi chứng kiến cô bé, cậu bé kia yêu ca nhạc đến nh­ường nào và quý mến chú bộ đội đến đâu mới phải nhìn qua khe cửa và trèo lên cành me để nghe chú đàn, chú hát.
          Thật là hạnh phúc đối với người chiến sĩ xa quê luôn có những ng­ười quan tâm đến tiếng đàn tiếng hát tức là quan tâm đến chính mình, mặc dù những người đó chỉ là những "cô bé", "chú bé". Nỗi niềm đó luôn là chờ đợi, ngóng trông, là niềm hy vọng thiết tha dù cho đó có phải là sự chờ đợi đơn sơ nhất. Anh chiến sĩ xa nhà, anh chiến sĩ hát, anh chiến sĩ đàn, đó là điều bình thư­ờng của cuộc sống, như­ng với thế giới trẻ thơ hình ảnh chú bộ đội luôn là hình ảnh cao th­ượng, là niềm tin, là hy vọng, là ­ước muốn lớn lao của biết bao thế hệ "ng­ười lớn" khi tuổi còn thơ.
          Đẹp thay, hình ảnh "Anh bộ đội Cụ Hồ" cũng luôn lắng động trong lòng ng­ười Nhạc sỹ tài hoa. Bằng ngôn ngữ âm nhạc, Trần Tiến đã chụp lại tấm hình với đủ các sắc mầu của âm thanh mối quan hệ mật thiết ân tình, sâu lắng và sinh động của ng­ười chiến sĩ và các cháu thiếu nhi. Với ống kính âm thanh vang vọng ấy, càng tôn vinh ân tình ng­ười chiến sĩ và tâm hồn trẻ thơ đến tuyệt đẹp. Thật là cao thượng và thiêng liêng đến nh­ường nào, những "thiên thần bé nhỏ" luôn tồn tại và là mục tiêu chiến đấu của biết bao thế hệ "Bộ đội Cụ Hồ". Cảm phục sự phát hiện tinh tuý của Nhạc sỹ về những điều kỳ thú ấy của "Thế giới trẻ thơ". Ngôn ngữ âm nhạc quả là có sức mạnh diệu kỳ, nó làm lay động đến tận tâm khảm của mỗi ng­ười, rồi cứ ngấm dần, ngấm dần, thẩm thấu êm dịu và lung linh huyền ảo, tạo nên sự đam mê của từng tấm lòng yêu trẻ.
          Biết rằng, cuộc sống vẫn còn đầy dẫy những vất vả, lo toan, nh­ưng những giai điệu âm thanh trong trẻo, vui tư­ơi và nhân hậu đó làm thổn thức, rung động bao trái tim và khối óc ng­ười Việt Nam. Hiểu rằng, tăng thêm trách nhiệm chăm lo cho thế hệ t­ương lai, những trẻ thơ của đất n­ước là của mọi ngư­ời.
          Một sự thật đến độ yêu th­ương và dễ thông cảm cho cả chú và các cháu, đàn hát và nghe đàn hát say sư­a đến quên cả chính mình, để cho trời m­ưa ­ướt cả bản nhạc, lời ca đến độ ray dứt khôn nguôi, câu ca như­ cứa vào trái tim ng­ười nỗi niềm luyến tiếc báu vật tinh thần của chú và cháu "Trời m­ưa quá bao lâu, bài ca ướt mất rồi còn đâu ?". Nh­ưng dù sao tiếng đàn của anh chiến sĩ vẫn mãi mãi là niềm tin, niềm hy vọng không bao giờ tắt đối với các cháu thiếu nhi "Đàn anh đã cho tôi dòng sông mang cánh buồm khát vọng". Chính lời ca và điệu nhạc cảm động ấy, là ngọn lửa thắp sáng mãi tâm hồn trẻ thơ và những tâm hồn trẻ thơ cũng là những đề tài vô tận, những cảm hứng thiết tha để các nhạc sỹ sáng tác.
          Bài hát đã kết thúc rồi, nh­ưng âm h­ưởng của nó vẫn lắng sâu trong tâm trí của bao ng­ười nói chung và ng­ười chiến sĩ nói riêng. Riêng tôi luôn ở trong tâm trạng mong muốn đ­ược nghe nhiều lần bài hát "Mặt trời bé con", đ­ược nhâm nhi thư­ởng thức nó như­ đ­ược nhâm nhị một cốc r­ượu đầy đang "sủi bọt".


NỖI NHỚ S«ng quª"
Trªn thao tr­êng, sau nh÷ng giê luyÖn tËp vÊt v¶, häc viªn Lôc qu©n tô tËp bªn nhau v©y quanh c©y ®µn ghi ta bËp bïng vµ h¸t cho nhau nghe nh÷ng ca khóc c¸ch m¹ng ca ngîi Tæ quèc, ca ngîi quª h­¬ng, ®Ó dÞu bít ®i c¸i n¾ng mïa hÌ gay g¾t, xua tan ®i nh÷ng mÖt nhäc thao tr­êng. Ai còng thÝch h¸t vµ nghe nh÷ng bµi h¸t vÒ quª h­¬ng, bëi ë ®ã ®Çy ¾p nh÷ng kû niÖm tuæi th¬ cña hä. Mét trong nh÷ng bµi h¸t ®ã lµ "Khóc h¸t s«ng quª" cña Nh¹c sü NguyÔn Träng T¹o ®­îc mäi ng­êi yªu thÝch nhÊt. Bëi, xa quª, ai còng nhí vÒ quª h­­¬ng, ng­­êi lÝnh còng vËy, quª h­­¬ng g¾n bã mét thêi kh«ng thÓ nµo quªn. Ng­­êi lÝnh lín lªn tõ b¸t c¬m quª, tõ tiÕng ru Çu ¬i cña mÑ, ra ®i tõ nh÷ng c©u ca cña bµ víi c¸nh cß, c¸nh v¹c bªn s«ng. Quªn sao ®­­îc qu¶ cµ ch¸t mÆn, nh÷ng ngän rau muèng, rau dÒn c»n cçi, qu¶ bÇu lñng l¼ng treo trªn giµn cha b¾c véi b»ng cét gç, cµnh tre. Nh÷ng ®ªm tr¨ng s¸ng trai g¸i lµng rñ nhau ngåi c¹nh bê s«ng hoÆc trªn nh÷ng triÒn ®ª hãng giã, ®ïa nhau t¸n tØnh mÊy c©u ch¼ng cã cuèi, cã ®Çu. ThÕ mµ hä yªu nhau råi ra ®i cÇm sóng, ®Ó tr­­íc qu©n thï d¸m hy sinh cho th«n lµng ®­­îc ªm  Êm, yªn vui; ®Ó tiÕng ru cña mÑ, cña bµ vÉn ngµn ®êi m·i m·i ng©n vang; ®Ó c¸nh cß, c¸nh v¹c vÉn cø lÆn léi trong c©u ca dao kh«ng bao giê t¾t. §Õn h«m nay, Tæ quèc hoµ b×nh, ®Êt n­­íc ph¸t triÓn, nh©n d©n Êm no h¹nh phóc, nh­­ng ng­­êi lÝnh vÉn cø m·i xa quª, vÉn canh c¸nh nhí vÒ mét lµng quª cña m×nh. ë ®ã cã con s«ng quª yªu dÊu, n¬i Êy cã trµn trÒ kû niÖm kh«ng thÓ phai mê, cã con ®ß x­­a, cã chç ngåi ngãng mÑ, cã ®µn tr©u ®ñng ®Ønh mçi chiÒu bu«ng, cã c¸c em th¬ t¾m m¸t d­­íi tr­­a hÌ. Hoµi niÖm Êy cóa ïa vÒ bÊt tËn, ®Õn l¾ng s©u, dÞu rµng, tan n¸t mçi khi ®­­îc nghe "Khóc h¸t s«ng quª" cña NguyÔn Träng T¹o. Chao «i! ng­­êi lÝnh xa quª ®Õn qu¸ nöa ®êi ng­­êi, nh­­ng mçi khi ®­­îc trë l¹i th¨m quª, ®­­îc óp mÆt trªn dßng s«ng tho¶ thÝch, ®­­îc kho¶ m¸t, ®¾m m×nh d­­íi dßng n­­íc xanh ng¨n ng¾t míi thÊy hÕt c¸i tét cïng cña nçi nhí quª da diÕt. Nçi nhí Êy ®­­îc tÝch tô l©u ngµy råi vì oµ ra cïng dßng ch¶y cña s«ng quª. Trªn ®êi nµy kh«ng cã g× bao la b»ng Tæ quèc, kh«ng cã g× réng më nh­­ lßng mÑ vµ dßng s«ng th¬ Êu còng kh¾c kho¶i nhí mong vµ d¹t dµo nh­­ lßng mÑ, lµm sao cã thÓ quªn ®­­îc hìi ng­êi ! Gian lao vÊt v¶ cña ng­­êi ra ®i cÇm sóng b¶o vÖ quª h­­¬ng, ®èi mÆt  víi hy sinh, víi "chíp bÓ, m­­a nguån", nh­­ng vÉn cã niÒm tin chiÕn th¾ng, vÉn trµn trÒ hy väng phï sa cña quª h­­¬ng sÏ mang vÒ mïa mµng béi thu, vÒ nh÷ng c¸nh ®ång 5 tÊn, c¸nh ®ång cña 50 triÖu/ha. DÉu cho cã "n¾ng th¸ng s¸u, b·o th¸ng bÈy" th× ng­­êi lÝnh vÉn nhí vÒ quª mÑ ë ®ã cã dßng s«ng quª, cã c©u hß väng m·i bÕn s«ng x­a.
§Êt n­­íc ViÖt Nam th©n yªu nµy, lµng quª nµo còng cã mét dßng s«ng, con suèi ch¶y qua. Nh÷ng kû niÖm ªm ®Òm cßn ®éng m·i trong lßng ng­­êi xa quª. Tuæi th¬ vêi vîi g¾n bã víi dßng s«ng, ai ®ã m×nh trÇn, ch©n ®Êt, quÇn ®ïi ngôp lÆn gi÷a dßng ch¶y tr­­a hÌ ®Õn ch¸y x¸m thÞt da. Råi ch¨n tr©u, c¾t cá lËt ®Ët quanh n¨m, thÊm ®Ém nçi vÊt v¶ cña lµng quª nghÌo. Quªn sao ®­­îc c¸i ®ãi ®Õn cån cµo, thÌm mét b¸t c¬m khoai, mét cñ s¾n lïi, mét n¾m ng« rang; thÕ ®Êy, ®ãi ®Õn nao lßng mµ trong bÕp vÉn l¹nh tanh v× ch­­a cã g¹o thæi c¬m. VËy th× ra bê s«ng ngåi hãng giã, ngãng mÑ vÒ chî víi x©u b¸nh ®a võng, vµi ba c©y mÝa ë trong t­­ëng t­­îng ®· c¶m thÊy no råi. Khi trËn m¹c ®i qua, ®Êt n­­íc yªn b×nh, nçi nhí s«ng quª ®Ó dµnh lµm kû niÖm "S«ng cßn nhí ch¨ng? n¬i ta ngåi ngãng mÑ, vêi vîi tuæi th¬…"
Nh¹c sü NguyÔn Träng T¹o vµ nhµ th¬ Lª Huy MËu tµi ba ®· nãi giïm ta nh÷ng kû niÖm ªm ®Òm mµ da diÕt ®ã. C¸i yªu th­­¬ng tr×u mÕn ®Õn kh¾c nghiÖt cña tuæi th¬ nghÌo vÒ mét dßng s«ng quª lu«n in ®Ëm trong lßng ng­­êi lÝnh xa quª. DÉu r»ng c¸c dßng s«ng bao giê còng cho nh÷ng mïa mµng t­­¬i tèt, ®ã lµ t­¬ng lai, lµ no Êm, lµ b·i ng« ven s«ng, v­­ên rau m­­ít m¾t, lµ "c©y trång trªn b·i". Yªu quª h­­¬ng lµm sao chÝnh lµ ®©y, lµng quª ven s«ng víi bê b·i xanh t­¬i, n¬i ®ã chiÒu chiÒu cã nh÷ng c« g¸i g¸nh n­­íc t­­íi rau, nh÷ng chµng trai vun trång hoa tr¸i, lµ n¬i hß hÑn løa ®«i khi ®ªm ®Õn tr¨ng lªn, bao chuyÖn t×nh say ®¾m cña trai g¸i lµng quª víi nh÷ng yªu th­­¬ng, hên dçi, nh÷ng chuyÕn ®ß ®Çy sang s«ng, cÆp bÕn vµ nh÷ng ng­­êi lì ®ß ®ªm khuya thÊp thÓnh tiÕng gäi khµn da diÕt ®Õn nao lßng lµm nghiªng ng¶ c¶ v¹t s«ng. ThÕ råi b×nh minh lªn, nh÷ng tia n¾ng xanh t­­íi trªn bê b·i phï sa, chît vôt ngang trêi mét con s¸o sang s«ng, tiÕng sãng vç bê kh¾c kho¶i nh­­ chia sÎ nçi buån c« ®¬n cña ng­­êi trai lµng võa tiÔn ng­­êi yªu m×nh lªn "xe hoa" qua s«ng kÕt duyªn míi.
Dßng s«ng quª xanh ®Õn b¸t ng¸t nghÜa t×nh, s«ng cho c¸ t«m, s«ng cho n­íc m¸t t­íi kh¾p ruéng ®ång ®Ó mçi mïa thu ho¹ch béi thu. ¤i chao! mïi th¬m cña lóa míi, cña r¬m quª sao tha thiÕt thÕ, ®Õn kh«ng thÓ nµo t¶ næi, cø vêi vîi, xao xuyÕn, nao lßng "Lóa gÆt råi, cßn ®Ó l¹i r¬m th¬m". NhiÒu ng­­êi xa quª dÉu cã cuéc sèng sung tóc, no ®ñ n¬i thÞ thµnh, nh­­ng nhí vÒ dßng s«ng, ®ång lóa, ®­êng th«n víi mïi th¬m cña lóa míi, cña r¬m th¬m ch¾c r»ng kh«ng khái ch¹nh lßng, nh÷ng kû niÖm x­­a, nh÷ng nçi nhí l¹i ïa vÒ ®Õn øa n­­íc m¾t, s«ng ¬i!
Quª h­­¬ng cña Nh¹c sü NguyÔn Träng T¹o vµ nhµ th¬ Lª Huy MËu ch¾c còng c¹nh mét dßng s«ng, nªn ca khóc "Khóc h¸t s«ng quª" cña c¸c «ng lµm l¾ng ®éng bao tr¸i tim ng­­êi xa quª, giai ®iÖu m­­ît mµ nh­­ dßng ch¶y s«ng quª, dÉu cã "chíp bÓ m­­a nguån" nh÷ng vÉn lai l¸ng t×nh ng­­êi ®Êt mÑ, quª cha. Tõng nèt nh¹c bay bæng ©n t×nh, ©m h­­ëng lan to¶ vµ ngÊm ®Ém vµo lßng ng­êi. Ca tõ rÊt hiÖn ®¹i nh­­ng gÇn gñi qu¸, th©n th­­¬ng qu¸, da diÕt qu¸. "¤i con s«ng quª d¹t dµo nh­­ t×nh mÑ", ®Õn h¹t phï xa còng lµm ta nuèi tiÕc, ngän giã heo may sao ®Ñp ®Õn v« ngÇn, ®Ó cho em yªu cã ®«i m¸ öng hång "H­­¬ng vÞ heo may trªn m¸ em hång". Ca tõ ®¾t ®Õn thÕ lµ cïng, tÊt c¶ gi¶n dÞ th«n quª nh­­ng cã giai ®iÖu nµo, lêi ca nµo mµ kh«ng lµm say ®¾m lßng ng­­êi, nã cø th¨ng hoa, cø day røt, cø vêi vîi, cø man m¸c ®Õn ngÈn ng¬ råi ngÊm s©u ®Õn tËn ®¸y lßng. Nghe mét lÇn kh«ng thÓ nµo quªn, nghe nhiÒu lÇn thµnh ra nçi nhí, thuéc lêi råi nh­ thÊy bãng h×nh m×nh trong ®ã. Vµ råi ¸y n¸y, ®øng ngåi kh«ng yªn nghÜ r»ng ®· lµm ®­­îc g× cho mÑ cha, ®ãng gãp ®­­îc g× cho quª h­­¬ng, ®Êt n­­íc. ChØ ngÇn Êy th«i còng ®ñ lµm lßng ta quÆn ®au, nhøc nhèi. Bµi ca nh­­ lêi nh¾n göi thóc giôc ©n t×nh, nh¾c nhë chóng ta, ai còng cã thÓ quªn ®i nhiÒu thø nh­­ng t×nh yªu quª h­­¬ng ®Êt n­­íc th× ®õng bao giê quªn. S«ng nh­­ nghÜa mÑ, s«ng nh­­ t×nh cha, s«ng nh­­ t×nh yªu ®Êt n­­íc; nghÜa mÑ réng lín bao la, t×nh cha réng dµi v« tËn, ®Êt n­­íc ngµn ®êi bao dung.
Lêi ca m­­ît mµ s©u l¾ng cña ca sü Anh Th¬, ca sü Minh Ph­­¬ng vµ cña ng­êi lÝnh Lôc qu©n ®Ó cho dßng s«ng cø ch¶y m·i, ch¶y hoµi nh­­ lßng mÑ bao la "Mét dßng xanh ch¶y m·i ®Õn v« cïng". Yªu biÕt mÊy "Khóc h¸t s«ng quª" ®· cho ng­êi lÝnh mét khóc tù t×nh, mét kû niÖm d»n lßng theo n¨m th¸ng.

         
          CHƠI VƠI !
                                                                             Truyện ngắn
          Nàng có đôi mắt đẹp, người ta nhớ đến nàng chính là nhờ đôi mắt biết nói ấy. Nhìn vào mắt nàng, các chàng trai như thấy nàng đang nói với mình điều gì, những tâm sự về cuộc đời riêng tư của nàng hay là kỷ niệm về một thời thiếu nữ ngây thơ trong trắng trên ghế giảng đường của trường đại học. Ánh mắt của nàng làm xao xuyến bao trái tim các chàng trai. Mỗi buổi sáng đến cơ quan có nàng bầu không khí như ấm cúng hơn, thoải mái hơn. Nàng bước vào phòng làm việc, mùi thơm và gió mát như ùa theo. Đôi bàn tay nàng với những ngón búp măng, nõn nà múa trên bàn phím triết xuất ra những trang tài liệu rất cần cho nhiệm vụ của cơ quan. Nàng làm việc say mê, nhiệt tình và có chất lượng. Nàng xinh sắn và thông minh, giao tiếp có duyên nên ai cũng mến. Sức hút của nàng đối với phái mày dâu rất khá, ban đầu chỉ là cảm tình, ngưỡng mộ, nhưng sau đó quý nàng, thầm yêu trộm nhớ về nàng. Người ta đi qua, đi lại ngắm nàng, nhìn trộm nàng một chút, sững sờ khi bắt gặp ánh mắt của nàng ban tặng. Ai đó được hưởng tý chút nụ cười của nàng quả là điều may mắn.
          Nhà nàng cách nơi làm việc của cơ quan khá xa, một ngôi nhà hai tầng toạ lạc trên một quả đồi thấp rất đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi và một khoảng sân rộng chứa đầy ánh mặt trời xanh biếc. Nàng đã có chồng và con hạnh phúc. Anh ta yêu nàng lắm, mỗi buổi đi làm nàng thường mặc chiếc váy lửng sặc sỡ mầu hoa, lộ rõ đôi chân trần trắng muốt. Nàng ngồi trên chiếc xe ô tô do chồng làm tài xế đưa nàng đến cơ quan, chờ cho nàng khuất hẳn sau cánh cửa phòng làm việc xong chiếc xe mới quay đầu đi nơi khác. Tám giờ vàng ngọc nàng chăm chỉ, cặm cụi hoàn thành các công việc được giao. Là người thông minh, có hiểu biết xã hội rộng, nàng nắm chắc kiến thức chuyên môn, thành thạo vi tính, biết đôi chút Tiếng Anh, am hiểu lịch sử "Đông tây kim cổ" nên nàng nói chuỵện hấp dẫn và lôi cuốn. Khi nàng cất tiếng nói đôi môi hình hạt lúa của nàng như ngậm tia nắng trời phát ra thứ âm thanh dịu nhẹ, dễ nghe. Cách nói của nàng như tâm sự với người đối diện. Rất muốn ít tiếp xúc với mọi người để tập trung cho công việc, nhưng trong cơ quan cánh mày râu vẫn tìm mọi lý do để trêu chọc nàng, có anh gặp nàng chỉ lúng túng dăm ba câu chẳng có đầu, có cuối. Nàng biết đó là cái cớ để họ tiếp cận nàng, lâu dần nàng quen với điều đó và thấy rất vui. Nhìn ánh mắt của mọi người nàng thấy họ tôn vinh, ngưỡng mộ mình. Tuy vậy, chỉ về đến nhà là nàng thích nhất, con trai của nàng chạy ra đón, sách túi, cất mũ giúp mẹ, nàng cảm thấy hạnh phúc quá chừng. Nàng nghĩ không có bất kỳ cái gì đổi lại được niềm vui này. Mỗi ngày, gia đình xum họp sau bữa cơm chiều, con trai ngồi vào bàn học những bài đầu tiên của chương trình lớp một thì hai vợ chồng nàng ngồi xem chương trình thời sự trên ti vi. Cuộc sống gia đình công chức của nàng quả là hết sức tươi đẹp trôi đi trong tình thân ái của bà con xóm giềng lân cận.
          Ở phòng làm việc kế bên xuất hiện một chàng trai mới tốt nghiệp đại học về cơ quan công tác. Cậu ta tên là Lợi trông bộ dạng nhanh nhẹn và tháo vát. Mới vào nghề, nên Lợi chưa thạo việc văn phòng, thỉnh thoảng lại sang phòng nàng hỏi đủ thứ việc. Thông cảm với người mới đến, nàng nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo. Càng ngày Lợi càng gắn bó với nàng hơn, nhận được công văn cấp trên về sang hỏi nàng cách thực hiện; chuẩn bị xây dựng kế hoạch mới sang hỏi nàng nên bắt đầu tư đâu; hoàn thành một văn bản sang hỏi nàng như thế đã được chưa và đề nghị nàng cho ý đóng góp đúng sai. Ngày nối ngày hai chị em quấn quýt bên nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Lợi được sự giúp đỡ của nàng nên tiếp cận công việc nhanh, việc làm hiệu quả. Thủ trưởng cơ quan tin tưởng vào cậu ta, chỉ một thời gian ngắn Lợi đã trở thành nhân viên chính thức của cơ quan, đóng vai trò quan trọng của bộ phận kế hoạch. Lợi rất biết ơn nàng, nhiều lần cậu ta mua quà tặng và cảm ơn nhưng nàng không nhận. Điều đó lại càng làm cho Lợi ngưỡng mộ nàng hơn, mọi việc lớn nhỏ Lợi vẫn nhờ nàng cố vấn. Lợi quý mến nàng thật sự, nàng có vấn đề gì cần sự giúp đỡ, Lợi xung phong làm giúp. Hai chị em thân thiết với nhau như người nhà, Lợi có xe máy nên tình nguyện đưa nàng đi về mỗi buổi, đỡ vất vả cho chồng nàng hơn. Rồi Lợi giúp nàng đưa thằng bé đi học ở trường tiểu học, thậm chí đưa nàng đi siêu thị sắm hàng hoá vật dụng gia đình, may quần áo trang phục. Mỗi khi mua được chiếc áo đẹp, mặc vào nàng nhờ Lợi ngắm xem mình mặc có đẹp không? Cứ thế dần dần Lợi trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống đời thường của nàng. Lợi coi nàng như sư phụ, như người chị của mình, coi gia đình nàng như gia đình mình, nàng coi Lợi như em trai vậy; mọi vấn đề trong cuộc sống, trong sinh hoạt chẳng cần giữ ý gì cả. Mọi người trong cơ quan ai cũng cảm phục trước tình cảm của họ.
          Nàng mặc một chiếc áo sơ mi trắng, cổ rộng, eo thắt làm cho bộ ngực tròn căng, nhô cao, một mảng rộng phía trên trắng ngần lộ rõ, gợi cảm, đúng là "Gái một con trong mòn con mắt". Buổi trưa, nhà xa nàng không về, biết Lợi đang gấp rút hoàn thành bản công văn trình thủ trưởng cơ quan. Cửa mở, nàng đến bên Lợi, từ phía sau lưng, nàng cúi xuống sửa giúp bản kế hoạch trên máy vi tính giúp Lợi. Đôi tay của nàng thoăn thoát gõ bàn phím, nhấc chuột điều chỉnh máy rất thành thạo. Thỉnh thoảng thân thể của nàng chạm khẽ vào vai Lợi, như bị điện giật, Lợi nhẹ tránh, nàng cũng không để ý chỉ chú ý sửa văn bản. Lợi cố tình làm ngơ nhưng bản năng của một cậu con trai chưa vợ cứ trỗi dậy. Bầu ngực tròn của nàng đôi khi tỳ vào khuỷu tay, Lợi cố tránh nhưng trong người cứ thấy rạo rực cả lên. Từ hôm đó, Lợi hay để ý đến nàng, mọi hành động giúp đỡ lẫn nhau không tự nhiên như trước nữa. Lợi thấy thích nàng, vẫn những lần đưa đón nàng đến cơ quan, đưa con nàng đi học thay chồng. Tình cảm của hai chị em, một người phụ nữ đã có con và một chàng trai chưa vợ thì có gì mà phải câu nệ, phải giữ gìn, đó là tình cảm chị em kia mà, nàng nghĩ như vậy. Nhưng mà gần đây nàng có cảm nhận mơ hồ là Lợi thích ngắm nhìn nàng. Khi được đóng góp về cách ăn mặc của nàng, Lợi cho rằng nằng mặc áo chẽn, hở cổ sẽ đẹp hơn. Nàng không nghĩ xấu về Lợi vì nàng biết rằng tuy mình đã có chồng con nhưng vẫn được các chàng trai chú ý. Đến như Lợi một sinh viên mới tốt nghiệp đại học ra trường kiếm đâu chẳng được một cô vợ sinh đẹp như mộng mà vẫn còn thích ngắm nhìn nàng nữa là. Thôi cứ để cho cậu ta ngắm, cũng tốt vì mỗi lần cậu ta nhìn nàng là một lần kiểm nghiệm tính hấp dẫn của thân thể mình với cánh con trai. Không sao cả, là phụ nữ nếu không được người đàn ông nào để ý thì còn có ý nghĩa gì, chán chết.
          Một lần khác, trong giờ nghỉ trưa, khu làm việc vắng vẻ, chỉ còn hai chị em nàng ở lại hoàn thành nốt phần việc cuối cùng của bản kế hoạch. Lợi đọc bản thảo cho nàng soát, mệt và buồn ngủ Lợi tựa vào vai nàng từ từ thiếp đi, hơi thở nóng hổi của Lợi phả vào cổ nàng làm nàng thổn thức. Cả nể, nàng để im, Lợi lơ mơ ngủ, một mùi thơm của da thị đàn bà xộc vào thị giác làm cho Lợi liều lĩnh, đôi tay cứ thế lần mò, khám phá công trình tuyệt mĩ của tự nhiên. Thân thể hừng hực của người con trai chưa vợ xiết chặt. Nàng từ từ ngả mình trên ghế tựa, hai cặp môi tìm đến với nhau, Lợi như người đi trên sa mạc khát nước, được thưởng thức thứ nước ngọt có ga, Lợi hối hả uống ừng ực cho đã cơn khát. Con trai chưa vợ có khác, hối hả tìm, hối hả khám phá, hối hả thưởng thức, sức mạnh của tuổi trẻ làm cho nàng không thể rứt ra được, nàng như tan biến trong Lợi, dâng hiến cho Lợi mà không hề tính toán. Được đà, Lợi cứ thế tiến sâu vào sự khoái cảm đầu đời của mình một cách bản năng. Thưởng thức trái cấm xong, Lợi như bừng tỉnh, giật mình hoảng sợ, giữa ban trưa sợ người khác nhìn thấy, sợ thân phận của mình là em sao dám đụng vào sự thiêng liêng của chị. Nhìn ánh mắt thông cảm và tha thứ của nàng, Lợi thấy yên tâm.
          - Chị bắt đền em đấy, chị ngủ quên thế mà em lại dám...!
          - Em, em không dám, tự nó... đấy chứ!
          - Chết rồi cửa vẫn mở, thế mà em liều thật ?
          - Khổ quá, chị ơi, em không cưỡng nổi. Từ nay em xin chừa.
          - Chị không cho chừa đâu nhé! Thôi về phòng đi, sắp đến giờ làm việc buổi chiều rồi đấy. Trưa mai ở lại giúp chị hoàn thành nốt văn bản nhé.
          Lợi về phòng lại việc mà người cứ lâng lâng. Từ hôm đó trở đi hình ảnh nàng cứ lung linh trước mắt Lợi. Tối về trong khu tập thể, trên chiếc giường cá nhân Lợi cứ thổn thức mãi, thân thể đầy đặn của nàng, hơi thở nóng hổi, bộ ngực phập phồng, làn môi ngọt lịm, đôi mắt gợi cảm của nàng mới đẹp làm sao, Lợi cứ ngất ngây không tài nào ngủ được. Hay là mình yêu rồi nhỉ? Nàng đã có chồng con, làm sao có thể yêu được khi nàng được nữa. Trai chưa vợ lấy gái đã có chồng có được không? Không bao giờ có sự ngược đời như thế phải không? Lợi lẩm bẩm cố quên đi, nhưng hình ảnh nàng vẫn cứ lung linh, chỉ mong sao trời chóng sáng để đỡ nghĩ về nàng. Ngày tháng thấm thoát trôi qua, Lợi và nàng quấn quýt bên nhau, người ngoài tưởng như hai chị em kết nghĩa, nhưng thực tế hai người cứ vụng trộm gặp nhau vào những buổi trưa cơ quan vắng vẻ, rồi họ sống với nhau những phút giây vợ chồng vội vã như vậy. Càng vụng trộm họ lại càng thiếu thốn, càng khát nhau như ruộng hạn khát trời mưa.
          Hôm ấy, Lợi đưa nàng vào nhà nghỉ ở thành phố, sống những giây phút vợ chồng. Không úp mở, Lợi đổi cách xưng hô với nàng.
          - Thôi em làm vợ anh nhé!
          - Có mà trời xập, gái có con lại lấy một trai tơ chưa vợ bao giờ, thôi bỏ cái ý định hão huyền ấy đi, để thế cho đẹp. Nàng khẳng định như vậy.
          - Dù thế nào anh cũng cứ muốn lấy em, không có em anh không lấy vợ nữa, không có em anh sống chẳng có ý nghĩa gì.
          - Làm thế nào để lấy anh được, khi em đã có chồng? Nàng cũng đổi cách xưng hô và hỏi lại như vậy.
          - Có chồng thì mặc có chồng, anh vẫn cứ lấy em làm vợ.
          - Thật không?
          - Thật đấy, em yêu.
          - Đùa, không bao giờ có điều ấy, con của em để đi đâu?
          - Em là vợ anh, thì con em cũng là con anh.
          - Thế phải ly dị chồng à?
          - Đúng đấy, em ly dị chồng xong, anh sẽ cưới em liền.
*
          Cánh cửa phòng nghỉ bật mở, Lợi và nàng lồm cồm bò dậy, không thể tin nổi vào mắt mình, phía cửa mở là chồng nàng và một người đàn ông cao lớn hùng hổ xông vào giơ tay tát Lợi. Nàng lao ra che và đỡ cho Lợi khỏi bị cái tát trời giáng đó. Chồng nàng dừng tay và hết sức kinh ngạc khi thấy vợ mình dám đỡ đòn cho tình địch. Chàng ỉu sìu thất vọng không thốt nên lời, đành ra hiệu cho người bạn cùng đi lôi tuột nàng ra xe chở về gia đình mình, để lại Lợi đứng trơ như khúc gỗ, ngượng ngùng thu dọn đồ đạc, trả tiền phòng và lầm lũi trở về cơ quan công tác chờ đợi một tai vạ sẽ ập xuống vào đầu mình. Nhưng sau đó mọi việc rơi vào im lặng không hề có điều tiếng gì xảy ra, Lợi thở phào nhẽ nhõm, đau đớn và suy nghĩ "có lẽ từ nay mình sẽ mất nàng, sự việc bại lộ như thế, còn mong ước có nàng sao được". Nàng xin nghỉ phép một tháng không đến cơ quan. Lợi thấy nhớ nàng quá, những ngày tốt đẹp vừa qua, sao mà êm ái, nhẹ nhàng, dễ chịu đến thế, nó như liều thuốc gây nghiện làm cho Lợi không tài nào quên được. Lợi như muốn ngay lúc này được ào đến nhà nàng, xem nàng sống ra sao, chồng nàng đối xử với nàng có tệ lắm không. Nếu nàng đồng ý, Lợi sẽ cùng nàng trốn nhà cao chạy, xa bay đến một vùng đất xa xôi nào đó sống cuộc sống tự do và hưởng thụ một tình yêu nòng ấm, thiên đường của hai người.
*
          Nàng chỉ ngồi không nói, chồng nàng thẫn thờ đi lại, có lúc như muốn gầm lên, có lúc lại dịu dàng thỏ thẻ. Chàng thấy mình bị phản bội và vừa mất đi một tài sản vô cùng quý báu trên đời này chẳng gì bù đắp được. Với tội lỗi của nàng theo tập quán Việt Nam, đủ điều kiện để chàng chia tay mà không hề vương vấn, nhưng còn con trai và gia đình hạnh phúc sao đành. Tình cảnh lúc này chàng chẳng dám làm gì cả, sau những ngày im lặng không nói năng gì, cuối cùng chồng nàng đề nghị.
          - Bây giờ em có cần gia đình này nữa không? Em đã phản bội anh nhưng vì con anh cho qua tất cả.
          - Tuỳ anh, mọi việc anh đã biết, nếu anh không chấp nhận, em đành phải chia tay. Còn nếu anh tha thứ, em vẫn mãi là mẹ của con- nàng nhỏ nhẹ.
          Thời gian im lặng khá lâu, cuối cùng chồng nàng lên tiếng.
          - Thôi được, em phải hứa là không bao giờ được phản bội anh nữa. Em nên biết điều để sống.
          - Em đồng ý, cũng mong anh từ nay đừng bao giờ nhắc lại chuyện cũ nữa nhé.
          Hết kỳ nghỉ phép, chiếc xe ô tô của chồng lại đưa nàng đến công sở làm việc. Người ta lại thấy gia đình nàng hạnh phúc, chồng quan tâm, chăm lo đến mọi hoạt động đời sống, công tác của nàng. Nhiều người trong cơ quan, nhìn thấy cảnh ấy thèm muốn có được cuộc sống hạnh phúc như vậy. Vì nàng nghỉ phép dài ngày, trong cơ quan cũng có một vài tin đồn dị nghị mong manh không tốt về nàng, nhưng thấy cảnh hạnh phúc của vợ chồng nàng, mọi suy nghĩ xấu về dần dần không còn nữa.
          Công việc nhiều, cả tháng nghỉ phép bị ùn lại, nàng ra sức làm cho kịp với tiến độ và nhiệm vụ cấp trên giao. Có hôm hết giờ, chưa hết việc, chồng nàng chờ đón cả tiếng đồng hồ mà nàng vẫn chưa rời khỏi máy vi tính. Nhiều lần như vậy, nàng đành phải ở lại cả buổi trưa để làm việc như trước kia. Chính những  buổi trưa chết tiệt ấy đã làm cho nàng khó giữ được mình, nàng ngồi một mình đánh máy, Lợi đến từ lâu, đứng phía sau ngắm cái cổ trắng nuốt của nàng, rồi bạo dạn đặt lên đó nụ hôn nóng hổi, nàng quay lại tỏ vẻ không bẳng lòng.
          - Đừng làm phiền chị nữa em!
          - Anh yêu em, thật sự anh không thể thiếu em được- Lợi thổn thức.
          - Không thể vì tình cảm bồng bột của em mà chị lại đánh đổi cả hạnh phúc gia đình của mình sao, em hãy dừng lại đi vẫn chưa muộn.
          - Anh yêu em thật lòng mà, anh sẵn sàng đổi cả sự nghiệp để được sống với em, cho dù năm tháng đó có ít ỏi đến mấy cũng được.
          - Thôi em, hãy đổi lại cách xưng hô đi nhé, chị biết tình yêu "lửa rơm" của em thì được mấy hôm. Có dám cưới chị làm vợ thật không?
          - Dám chứ, nếu em bỏ chồng, anh sẽ cưới em ngay. Bố mẹ anh đã mua cho anh một ngôi nhà ở thành phố rồi, em lấy anh đôi ta và con sẽ về đấy để ở.
          - Thôi đừng tán dóc và hão huyền nữa.
          - Anh nói thật đấy. Kiếp này chỉ có em là vợ của anh mà thôi. Nếu không lấy được em, coi như anh không có vợ.
          - Ai mà tin được lời nói của bọn con trai, nhất là của bọn choai choai.
          - Tình yêu của anh sẽ chứng minh cho em điều đó "không có em bầu trời như không có nắng, không có em chim trời như không có đôi, không có em đất trời như vô nghĩa, trên đời này như không có yêu thương".
          Vừa khe khẽ hát, Lợi vừa vít cổ và đặt đôi môi đang khát khao của mình lên đôi môi tươi thắm của nàng, nàng yên lặng và không phản ứng. Được đà, Lợi vòng tay ôm nàng đứng dậy, hai cánh tay cường tráng ghì chặt nàng vào lòng và hôn tới tấp lên môi lên cổ... cả hai từ từ ngả xuống chiếc bàn gần đấy làm tung toé cả đống tài liệu xuống thềm.
*
          Toà án gọi hai vợ chồng nàng đến.
          Toà tiến hành hoà giải giữa hai người, cố níu lại hạnh phúc gia đình mỏng manh của nàng bằng cách thuyết phục nàng hãy vì tương lai của con mà rút lại đơn xin ly hôn. Nhưng nàng đã quyết định rồi, gửi đơn đến toà án huyện, coi như nàng đã chính thức từ chối hạnh phúc đó. Quyết định chia tay với chồng, nàng hy vọng toà sẽ sử cho nàng được nuôi đứa con yêu quý của mình, đổi lại nàng không lấy bất kỳ một thứ tài sản chung nào của gia đình kể cả ngôi nhà hai tầng và khuân viên đẹp đẽ do chính tay nàng góp công xây dựng. Biết nàng kiên quyết từ bỏ hạnh phúc mà bấy lâu nay anh cố níu kéo, chồng nàng miễn cưỡng chấp nhận sự ly tán. Toà xử cho chồng nàng được quyền nuôi đứa con trai vì cháu đã lớn. Rời khỏi toà án, nàng vội vã về nhà, nhìn thấy đứa con yêu quý của mình, nàng không thể nào ngăn nổi nước mắt, nàng khóc không hiểu vì phải xa con. Thấy mẹ khóc, tuy không hiểu vì sao nhưng nó xà vào lòng mẹ khóc tức tửi, đâu biết rằng gia đình hạnh phúc của nó từ nay san đàn, xẻ nghé.
          - Nín đi con trai của mẹ, từ nay con phải ngoan nhiều hơn nhé, buổi sáng con phải dậy xớm để đi học, mẹ không được gọi con nữa đâu.
          - Sao mẹ lại khóc. Con không thích mẹ khóc bao giờ.
          - Từ hôm nay mẹ mãi xa con,hàng ngày con phải tự tắm rửa và lo lấy mọi việc cho bản thân con nhé.
          - Con không cho mẹ đi đâu cả. Mẹ phải ở nhà với con.
          - Muộn rồi con ạ, xa mẹ con có nhớ không?
          - Con yêu mẹ lắm! Làm sao mà mẹ không ở nhà nữa. Có phải ai bắt nạt mẹ, khi nào con lớn con sẽ đánh chết họ.
          - Thôi để mẹ vào nhà chuẩn bị đồ đạc, tý nữa chú Lợi sẽ đến đón mẹ đi.
          - Không được, con không cho ai đón mẹ cả, mẹ phải ở nhà với bố và con.
          Nàng gạt nước mắt, buông con ra vội vã vào nhà chuẩn bị hành trang.
*
          Chiếc xe tắc xi bốn chỗ đưa nàng xuôi về thành phố, nàng đến ở nhờ nhà chị gái, chờ một thời gian nữa Lợi đến cưới nàng và đưa nàng về nhà như lời Lợi đã hứa. Nàng xin thôi việc ở cơ quan cũ, chờ xin việc mới ở thành phố. Mọi vui buồn hạnh phúc nàng gửi lại nơi tỉnh lẻ để đến với Lợi giữa phồn hoa đô thị. Cũng vì quan hệ không lành mạnh giữa Lợi và nàng nên anh ta bị kỷ luật không được làm ở phòng kế hoạch, phải đến làm việc ở một tỉnh vùng sâu, vùng xa. Từ đó Lợi ít có điều kiện về thăm và chăm sóc nàng như trước. Mọi dự định sẽ cưới nàng sau khi ly hôn dần dần khó trở thành hiện thực. Giờ đây, biết được mối tình ngang trái của nàng và Lợi, gia đình anh ta ra sức ngăn cản. Họ tìm mọi cách để không cho Lợi có điều kiện gặp nàng, "Ai đời trai tơ chưa vợ lại yêu và lấy người đàn bà đã có con và bị chồng ly dị" - người ta nói như vậy. Ngôi nhà ở thành phố dự định cho Lợi khi cưới vợ cũng bị thu lại. Mọi người thân không có ai ủng hộ cuộc hôn nhân giữa Lợi và nàng. Lợi đứng trước rất nhiều sức ép cả về tinh thần và vật chất, không thể nào giữ được mối quan hệ và tình cảm thắm thiết với nàng như trước nữa. Nguy cơ tan vỡ mối tình với Lợi đã hiện ra trước mắt.
          Nàng bâng khuâng trước hiện thực phủ phàng, Lợi chưa phản bội nàng, nhưng mọi điều kiện để đến với nàng hầu như bế tắc. Nếu lấy nàng, về thành phố sống Lợi sẽ mất việc, trong khi đó nàng chưa xin được việc làm, cuộc sống sẽ ra sao khi không có tiền, có nhà. Tự nhiên nàng thấy chơi vơi. Nàng giật mình nhận ra mình đã ngoài 30 tuổi, còn Lợi thì trẻ quá. Hạnh phúc liệu có đến được với nàng không? nếu có chắc cũng không thể bền vững được. Nàng tự trách mình sao lại mù quáng trước tình yêu ngang trái thế. Tại sao mình không nghĩ rằng tình yêu "lửa rơm" của Lợi sẽ xớm tắt lịm. Nàng thật sự thấy chơi vơi.
          Tiếng khóc của đứa con trai yêu dấu văng vẳng, làm tim nàng đau nhói.
                                                                                 Tháng 11-2009
                                                                            

HẠT MUỐI VÀ BIỂN CẢ
Hạt muối nhỏ nhoi giữa lòng biển cả, tan biến đi khi mỗi đợt sóng triều dâng, chính điều đó góp phần làm cho biển mặn mòi, ấm áp. Hạt muốn vẫn ngàn đời sinh ra từ biển, được biển nuôi dưỡng, chở che và nhọc nhằn, vần vũ cùng với những con sóng tung bọt trắng ngần. Trăm con sông đều đổ vào biển cả, nhưng chỉ khi về với biển nước mới được hưởng sự mặn mòi, sông góp nước cho biển, nhưng muối thì phải tự biển sinh ra. Không có muối sao gọi là biển, biển mênh mông nhường ấy sẽ là vô nghĩa khi nước nhạt phèo. Từng hạt muối nhỏ nhoi tạo nên tính chất của biển cả. Từng con thuyền đánh cá đi về đều tự hào có biển, con thuyền điểm xuyết cho biển đẹp hơn, nhưng muối và nước sẽ cấu thành biển cả. Thiên nhiên tự hào có biển, con người lại rất cần muối và nước cho cuộc sống.
          Tôi đến với nghề Tuyên huấn cũng giống như hạt muối nhỏ nhoi góp sức mình vào lòng biển cả. Biển mênh mông là thế, hạt muối tôi bé nhỏ biết nhường nào, nhưng những con thuyền và cánh hải âu trên biển thì không thể xa rời biển thân yêu và hạt muối tôi cũng góp sức nâng cánh chim thân yêu và đẩy thuyền đi trong mỗi sớm mỗi chiều.
          Thủa học sinh, hai từ Tuyên huấn tôi nghe xa vời vợi, nhưng tôi ngưỡng mộ bác Tố Hữu- nhà thơ cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương thời đó. Cảm nhận của tôi, thơ có nghĩa là bác Tố Hữu; bác Tố Hữu là nhà thơ và là nhà Tuyên huấn, tôi thấy yêu thơ và yêu Tuyên huấn. Tình yêu đó được nhân lên qua năm tháng học hành dưới mái trường XHCN và được đọc thơ Tố Hữu, từ “Việt Bắc”, “Gió lộng” đến “Việt Nam máu và hoa” rồi “Những nhành xuân” đều in đậm trong trái tim tôi. Sau này tôi mới hiểu rằng Tuyên huấn đâu chỉ là thơ, thơ chưa phải là Tuyên huấn. Nhưng con đường tôi đến với Tuyên huấn có một phần đóng góp của thơ, đó là bài thơ do chính mình sáng tác đọc trước buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng. Đó là một kỷ niệm đẹp và đáng yêu biết mấy của tôi đối với Ngành Tuyên huấn.
Tôi đi bộ đội từ trước ngày chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Khi “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” thì đơn vị tôi lên tầu hành quân ra Bắc, trong đội ngũ điệp trùng của người lính bảo vệ biên cương có tôi cầm súng, góp thêm sức mạnh chống kẻ thù xâm lăng. Những ngày tháng ở biên cương tôi càng hiểu thêm nhiều về ý nghĩa của lẽ sống và tình yêu đất nước, quê hương, tình yêu con người, nỗi trăn trở của những người bảo vệ đất Việt quê hương. Trong gian khổ hy sinh đều rất cần tiếng hát, tiếng thơ, rất cần những lời động viên, chính lúc đó chúng tôi nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và quê hương nên chúng tôi đã chiến thắng giặc ngoại xâm và chiến thắng chính mình-đó chính là Tuyên huấn.
          Rồi tôi được đi học sỹ quan để trở thành người cán bộ quân sự của Đảng, tôi tự hào biết mấy, nên đã ra sức học tập, rèn luyện để được cống hiến tuổi trẻ, sức lực và trí tuệ của mình vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tốt nghiệp ra trường tôi được làm cán bộ quản lý giáo dục cấp phân đội của một trường sỹ quan lớn của Quân đội, rồi làm giảng viên bắn súng bộ binh dạy học viên đào tạo sỹ quan, sau đó tôi được điều lên làm trợ lý tuyên huấn của Nhà trường. Ôi hai từ Tuyên huấn mới ngày nào còn nghe xa lạ làm sao mà đến bây giờ đã trở thành hiện thực đối với tôi. Thế là tôi chập chững bước vào nghề bằng cả niềm say mê nhiệt huyết của con tim, khối óc của mình. Khi bắt tay vào nghề tôi mới nhận thức được làm Tuyên huấn đâu chỉ có chăm chỉ, nhiệt tình là được mà còn phải có năng lực, trí tuệ và năng khiếu thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vào nghề, tôi háo hức bắt tay làm việc, thi đua-khen thưởng nghe ra có vẻ là chỉ mang miềm vui đến cho nhiều người, nhưng thực tình công việc không hề đơn giản chút nào. Có làm nghề mới hiểu hết nghề, nhiệm vụ chuyên môn của tôi khi chập chững vào ngành Tuyên huấn là được làm công tác thi đua khen thưởng. Tôi biết, thi đua khen thưởng là một nhiệm vụ rất quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu được của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Trong hoạt động thi đua phải tạo nên được phong trào đua đuổi vượt lẫn nhau nhưng không phải là ganh đua, là cạnh tranh mà là thi đua XHCN, thi đua yêu nước, thi đua quyết thắng. Ở nhà trường đào tạo sỹ quan có làm tốt công tác thi đua khen thưởng thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục-đào tạo được. Suy rộng ra đất nước có phát triển được thì khen nhiều hơn phạt; Quân đội có mạnh không thì khen thưởng phải nhiều hơn xử lý kỷ luật. Tôi cũng hiểu rằng nhà lãnh đạo và người chỉ huy giỏi là người biết sử dụng có hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, trong đó thi đua phải có khen thưởng, mà khen phải đi đôi với thưởng. Tuy nhiên, khen thưởng phải đúng người, đúng việc, khen sao cho động viên và phát huy được tính tích cực của quần chúng. Nếu khen thưởng không đúng chẳng những không có tác dụng tích cực mà có khi lại làm thui chột cả phong trào. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
                             “Em có tài nấu nướng
 Anh có tài ngợi khen”
Tôi làm trợ lý giúp cho người lãnh đạo, chỉ huy của đơn vị về công tác thi đua khen thưởng, tôi biết đây là một vinh dự những cũng gặp đầy rẫy những khó khăn phức tạp. Làm sao để góp phần thúc đẩy phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị phát triển và theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Vì yêu nghề Tuyên huấn nên tôi yêu việc thi đua khen thưởng và tôi say mê lao vào công việc như một người lính xung kích trên mặt trận. Có những lúc thăng trầm, có những khi thất bại, những lúc thành công. Mười mấy năm trong nghề, tôi được hưởng cảm giác nhẹ nhàng thanh thản khi mình góp được tí chút công sức và trí tuệ thúc đẩy phong trào thi đua đi lên, cũng có khi buồn thê thảm khi mình chưa làm chọn vẹn một công việc chuyên môn đáng lẽ ra người trợ lý thi đua khen thưởng phải làm tốt. Cũng giống như hạt muối đã góp phần làm nên vị mặn cho đại dương bao la, nhưng cũng thật là chát đắng khi giữa mêng mông nước biếc của biển khơi mà con người không thể múc lên uống được. Những năm tháng ấy tôi hoà mình vào tập thể, lặng lẽ âm thầm làm việc, lặng lẽ âm thầm chịu đựng tiếng khen chê. Rồi những kỷ niệm ùa về, động lại mãi với thời gian, theo suốt cuộc đời, dệt nên những hoa văn điểm thêm cho nét đẹp của cuộc sống. Tôi vẫn thường tự hào nói với mọi người trong đơn vị mình là người may mắn, luôn mang niềm vui đến cho nhiều người. Tức là nhiệm vụ của tôi là làm công tác thi đua khen thưởng, tôi giúp người chỉ huy tổ chức phong trào thi đua quyết thắng, duy trì phong trào, kiểm tra đôn đốc, rồi theo dõi tổng hợp khen thương, rà soát, nâng lên đặt xuống kết quả thi đua, bình xét khen thưởng, soạn thảo các quyết định để người chỉ huy ký khen thưởng và như vậy nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng, tôi cũng vui lây niềm vui của họ. Họ thật xứng đáng với những thành tích đã đạt được trong công tác. Tuy nhiên, một số cá nhân chưa đủ tiêu chuẩn để được khen gặp tôi họ chẳng vui chút nào, ai cũng cho rằng tại tôi soi mói khuyết điểm của họ, nâng lên đặt xuống, “bới bèo ra bọ” để tập thể và cá nhân của họ không được khen, tất cả chỉ tại cái anh trợ lý phụ trách công tác thi đua khen thưởng mà thôi. Tôi cũng tự thấy mình cứ vướng víu điều gì đó rồi cứ lăn tăn mãi, “bởi xã hội và con người tốt đẹp phải khen nhiều hơn phạt” kia mà. Trách nhiệm của tôi là người nòng cốt đi xây dựng phong trào, xây dựng điển hình tiên tiến, để có nhiều “người tốt, việc tốt”. Trong cuộc sống và công tác, tôi đã làm được đến đâu? Vì vậy, tôi càng phải cố gắng, càng phải hết mình với công việc, nhưng sức lực nhỏ bé của mình có giới hạn, tác dụng được đến bao nhiêu tôi chưa có lời giải đáp. Chỉ biết rằng yêu nghề Tuyên huấn thì phải nặng lòng với nghề, trăn trở với nghề mới tốt lên được mà thôi. Thế rồi tôi lại tiếp tục bước đi nặng nhọc trên con đường đầy khúc khuỷu gập nghềnh của nghề ấy. Tôi giống như người đang bơi giữa đại dưong bao la cần phải không biết mệt mỏi, phải thắng được sóng gió, vượt qua được bão tố phong ba thì mới đến được bến bờ bình yên và tôi cứ bơi trên dòng nước của nghề thi đua khen thưởng đến khi tuổi quân, tuổi đời trải dài qua năm tháng.
Cuộc sống không đơn giản chỉ có nói và làm; nói được và làm được là điều quá tốt. Nghề tuyên huấn là phải nói thật tốt để cho mọi người nghe và làm thật tốt để cho mọi người theo, điều đó ai cũng hiểu. Nhưng tôi vẫn cứ trăn trở băn khoăn khi thấy cuộc đời này nhiều cái vẫn chưa thành công, bởi hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng đôi khi còn thấp. Phong trào được phát động liên tục nhưng thi đua thì ít mà ganh đua thì nhiều, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được các tập thể và cá nhân hưởng ứng sôi nổi, tuy nhiên học tập đạo đức, tấm gương của Bác thì tốt, nhưng làm theo được ít lắm, thậm chí có việc còn đi ngược lại với tư tưởng, đạo đức của Người thì làm sao chúng ta thấy hài lòng và không trăn trở. Thi đua khen thưởng là để xã hội tốt hơn, để con người hoàn thiện hơn, hướng tới cái tốt, hướng tới cái “chân, thiện, mỹ” và cũng để xây dựng con người mới XHCN. Đất nước đang trên đà phát triển, thi đua và cạnh tranh lành mạnh là rất tốt và cần thiết, song cũng không nên bất chấp tất cả, mỗi người hãy bằng công sức bé nhỏ của mình mà hành động vì tập thể.
Tôi cũng vậy, Tuyên huấn nói chung và thi đua khen thưởng nói riêng đã ngấm vào máu của mình, tôi theo nó đi suốt chiều dài năm tháng và cuộc đời mình, 16 năm gắn bó với nghề, buồn vui trải nghiệm, kỷ niệm đan sen. Nghiệm lại, với nghề, tôi thấy mình như hạt muối nhỏ nhoi giữa lòng biển cả. Đại dương chính là mái trường quân sự nơi tôi công tác, là nghề tuyên huấn tôi đã làm trong những năm tháng qua. Ở đó đã nuôi dưỡng hạt muối tôi tồn tại, không có đại dương bao la thì làm sao có hạt muối mặn mòi này. Những hạt muối, giọt nước chúng tôi ngày đêm góp sức nhỏ bé của mình làm nên biển cả. Biển luôn hào phóng giúp cho đời, nuôi dưỡng chúng tôi, nâng bước, chắp cánh chúng tôi đi. Trong tôi luôn âm hưởng những vần thơ mà ngày đầu chập chững bước vào nghề tôi đã đọc.
Và chúng ta cũng chính là hạt muối
Hạt muối nào cũng mặn, cũng trắng trong
Mái trường ơi, nếu người là biển cả
Xin ngàn đời vẫn sóng vỗ bao la.
                                                                  
LỰA LỜI
          Khi mặt trái của kinh tế thị trường luồn lách và đang tác động đến từng ngõ xóm, gõ cửa đến từng nhà, với biết bao ồn ào, náo nhiệt. Thì cuộc sống không đơn giản chỉ đồng tiền bát gạo mà còn rất nhiều bề bộn, lo toan. Cái được thì rất nhiều, nhưng cái mất vẫn còn và không ít những điều trăn trở, băn khoăn.
          Cuộc đời, dẫu không cho nhau được gì, cũng cần dành cho nhau những lời nói tốt đẹp, ngọt ngào, mang đậm chất nhân văn, để cho người đối thoại với mình dễ vừa lòng. Ôi những câu dân ca Bắc Bộ, những khúc hát quan họ của người xưa sao mà lắng sâu, mà chứa đựng nhiều ẩn ý đến vậy. Chẳng cần phải nặng lời, chẳng cần nài ép mà lời muốn nói của mình vẫn được đối phương chấp nhận "Lại đây ăn một miếng trầu, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng". Lời mời như vậy lẽ nào người được mời lại không đón nhận miếng trầu ấy. Mà miếng trầu tự ngàn xưa chính là mở đầu của mọi câu chuyên, "Miếng trầu nên duyên, miếng trầu mang tiếng", khi nhận ăn trầu rồi sẽ sao đây, nhiều hứa hẹn đang chờ phía trước.
          Người con gái đẹp thời nào cũng vậy đều được các chàng trai chú ý, muốn làm quen, tán tỉnh. Rồi cũng có khi quá đà thành ra là trêu nghẹo, cản đường, giằng co, đến nỗi mất cả việc, muộn cả buổi chợ. Vậy thì, những lời nhỏ nhẹ từ đôi môi xinh xắn của nàng buột ra "Người ơi buông áo em ra, để em đi chợ kẻo mà chợ trưa". Câu hát cứ nhùng nhằng, nhưng hiệu quả vô cùng, để cho em đi nhé, nếu không sẽ bị muộn chợ thì còn mua bán được gì, lỡ việc của em ra, tội nghiệp. Nghe câu hát ấy, người con trai nào mà chẳng chạnh lòng, dẫu không muốn vẫn phải buông áo em ra, không cản đường nữa, nhường bước cô em, để em đi chợ. Thế đấy, cần gì phải mắng, phải chửi, phải xô đẩy, phải lườm nguýt mới thoát khỏi sự trêu ghẹo của cánh trai làng nghịch ngợm.
          Dân ca miền Trung dẫu có thật thà đến "Giận thì giận, mà thương càng thương", nhưng cuộc sống vẫn cứ đậm đà tình nghĩa. Dù có lao động vất vả, năm nắng mười mưa nhưng câu ca vẫn còn đọng mãi "Cầu cho trong ấm, ngoài êm" quả là có ý nghĩa sâu sắc. Ở đâu cũng cần có cuộc sống bình yên để phát triển và cũng chỉ có bình yên, có "trong ấm, ngoài êm" thì mới phát triển bền vững được. Người miền Trung mượn câu dân ca "Đi cấy" để nói lên nỗi lòng của mình. Bởi mảnh đất nhọc nhằn ấy huôn phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên với cái "nắng tháng sáu, bão tháng bảy", chỉ mong sao cho êm ấm, yên vui trong xóm, ngoài làng là tốt lắm rồi.
          "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Cách nói, cách gọi của ông cha thật là giản dị và có ý nghĩa trong cuộc sống. Người miền Nam thường gọi "cái bát" thành "cái chén"; "cái chén" thành "cái ly", phải chăng ý tứ của người xưa muốn sự việc "nhỏ hoá vấn đề" chăng. Bởi cuộc sống thường nhật bao bộn bề, lo toan, kéo theo những căng thẳng, phiền toái; nhiều sự việc nếu cứ để nguyên sự thật trần trụi thì chẳng có lợi gì cho cuộc sống, mà có khi lại làm mất lòng nhau. Thì cứ lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi có tốt hơn không, cái to trở thành cái bé, cái bé trở thành cái bé hơn chắc chắn sẽ chót lọt tất cả. Nếu mời bàn bè ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "chén rượu" hoặc một "cốc rượu" như vậy có thế là nhiều, bạn của mình khó chấp nhận, thì ta mời bạn ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "ly rượu" thì chắc bạn mình dễ chấp nhận hơn, vì chỉ một chén, một ly có lẽ không nhiều.
          Cuộc sống đẹp đẽ và phong phú, "chỉ có yêu người thì người mới yêu ta". Không thủ tiêu đấu tranh, nhưng cũng đừng"quan trọng hoá" vấn đề mà làm cho cuộc sống thêm phức tạp. Trong công tác vì việc chung cần phải "phê và tự phê"sâu sắc, nhưng trong sinh hoạt có lẽ nên lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi, cái gì  bỏ qua được thì bỏ qua, thì cuộc sống sẽ rất mến thương.



Dành cho thiếu nhi:
CHÚ BÒ MỘNG AN AN
Chú ta là con bò mộng cường tráng và khoẻ mạnh, bốn chân to khoẻ, cơ bắp cuồn cuộn, bước đi vững trãi, bộ móng chẵn của cả 4 chân tròn đều, khoảng cách vừa phải. Mỗi khi bước đi, chân trước vừa nhấc khỏi mặt đất là chân sau đã đặt đúng chỗ chân trước đó. Cứ nhìn 4 chân chắc khoẻ của chú là biết chú ta có sức khoẻ cực tốt, nếu dùng cho việc cày ruộng hoặc kéo xe thì thật tuyệt vời, chẳng kém gì mấy chiếc công nông ghẻ, chạy réo um cả làng, xả khói đen mù làm bẩn cả môi trường thôn xóm. Nhìn chú bò mộng An An, người ta thích nhất là chú có cái bờm lực lưỡng, một ụ thịt gồ cao nhô khỏi bả vai trông mới kiêu hãnh làm sao; nửa thân hình phía trước của chú bò trông bề thế, cơ bắp nổi lên từng cục, tạo cho dáng của chú lao hẳn về phía trước với một sức mạnh tuyệt diệu, có thể kéo cả chiếc xe chở đầy hàng hoá nặng hàng tấn đi băng băng. Cái đầu to của chú luôn ngẩng cao với đôi mắt sáng và hai hai cánh mũi phập phồng hắt ra tiếng thở phì phì mỗi khi tức giận hoặc làm việc nặng. Đáng quý nhất là chú ta có cặp sừng to, cong và nhọn, hai đầu sừng vươn lên cao và cũng luôn hướng về phía trước như sẵn sàng đâm thẳng vào kẻ thù nếu lều lĩnh gây chiến với mình. Với cặp sừng hoành tráng như vậy, chú doạ được khối kẻ nhát gan và yếu bóng vía. Chú có cái mồm gầu giai đến nể sợ, cỏ khô, cỏ tươi chú nhai tuốt; cám cò, ngô hạt, ngô cây, lúa mới ngậm đồng chú cũng chén được; khi ăn chú vục tùng cụm cỏ nhai ngon lành, chú ăn tạp nên thân thể càng to khoẻ đồng nghĩa với sức mạnh của chú càng được nhân lên. Chú có bộ lông vàng tím, phơn phớt hồng quả là tuyệt đẹp; cụm lông dài ở bờm của chú đen óng, càng nhìn càng thấy tăng thêm sức mạnh của một chú bò mộng đang tuổi trưởng thành. Mỗi tuổi chú càng to thêm, khoẻ thêm, hùng dũng thêm, oai vệ thêm, thậm chí là tàn bạo thêm, có thể nói chú ta là con bò đầu đàn của thôn Thạch Khoán này. Chính vì vậy, trẻ con trong thôn đã tôn vinh chú, ngưỡng mộ chú và đặt tên cho chú là An An, cái tên nghe vui vui như tiếng Tầu nhưng cũng là niềm tự hào và tin tưởng về sự an toàn của đàn bò trong thôn khi có chú đứng đầu. Hình như hiểu được điều đó, An An luôn tỏ ra xứng đáng khi cần đến sức mạnh của mình để vận chuyển những khối hàng nặng nề chất trên xe của ông chủ giúp bà con thôn xóm khí cần thiết. Vào mỗi vụ thu hoạch từng đống lúa, đống khoai chất đầy trên xe nặng trĩu, chú băng băng kéo về cho mỗi gia đình, tất nhiên tiền công lao động của chú ông chủ sẽ lĩnh về, một phần để tái sản xuất sức lao động cho chú bằng những tải cám cò, ngô hạt, ngô cây. Sau mỗi ngày lao động cực nhọc An An được buộc ở góc vườn chậm dãi thưởng thức những món thức ăn giầu dinh dưỡng mà cậu chủ mang tới, rồi điềm tĩnh nhắm mắt vờ ngủ. Chú ta chỉ thấy vui và hứng khởi khi có bày trẻ nhỏ đi học về phốc lên lưng với hai ba đứa trẻ túm bờm, nắm đuôi tưởng tượng như đang được phi ngựa, giống như xem phim cao bồi miền Tây nước Mỹ. Cứ thế, từng ngày chú ăn và làm không biết mệt mỏi với bao nhiêu việc. Từ ngày xe công nông bị cấm, cả thôn Thạch Khoán này vận chuyển hàng hoá gì đều cần đến chú ta, nhiều tấn hàng đã qua vai chú.
Nhưng bị gò bó mãi trong đôi càng xe chặt chội và chiếc vai bò cong queo chú cảm thấy bắt đầu bực bội. An An ước mơ mình là một chú bò đầu đàn trên đồng cỏ thì sướng biết bao. Nếu được thế, chú sẽ là con bò mộng cai quản cả đồng cỏ mênh mông với một mầu xanh mướt mắt và no ấm trải rộng đến tận chân trời. Ở đó, An An tha hồ tung tăng bay nhảy, thích ăn thì ăn, thích chơi thì chơi, thích gặm cỏ thì cúi đầu gặm cỏ, thích thử sức thì húc đầu vào bờ đất thử sức, mà cỏ tốt trên đồng bằng cái miệng gầu giai của chú mà vục thì chẳng mấy mà no, mà đầy bụng, rồi tha hồ nhởn nhơ, thư thái. Chú ta ước ao được ngửa mặt nhìn những cụm mây trắng lang thang trền bầu trờ cao xanh, ngắm những bìa rừng xa xanh mát mắt, rì rào tiếng gió thổi, nghe vi vu như một điệu đàn ngàn đời không bao giờ tắt. Trên đồng cỏ An An sẽ được hưởng những tia nắng mặt trời buổi sáng chiếu xuống tắm cho bộ lông vàng tím, phơn phớt hồng của chú càng thêm đẹp, được đón từng cơn gió nhẹ mơn man làn da mỗi buổi hoàng hôn tắt nắng trên đồng. Chú mơ về cuộc sống tự do, không tù túng để được làm chủ bầy đàn, được chạm đôi sừng to khoẻ và nhọn hoắt của mình đấu với những chú bò mộng khác trong đàn mỗi khi khó chịu. Chú ta chắc rằng phần thắng sẽ nghiêng về mình, bởi vì chú là chú bò đầu đàn kia mà. An An nghĩ rằng nếu chú được trở về tự do trên đồng cỏ thì đôi sừng và chiếc đầu to khoẻ của chú sẽ ủi tung những gò đất bướng bỉnh nhấp nhô làm vướng mắt trên đồng. Mỗi lần húc vào ụ đất, gò đất là mỗi lần chú được thử sức với thiên nhiên được mài đôi sừng của mình cho thêm sắc nhọn, rồi ngẫu hứng chú sẽ tung bốn vó chạy trên đồng cỏ hít thở không khí trong lành và phóng khoáng của thiên nhiên ban tặng.
Bất chợt, chú trở về thực tại khi ông chủ đến dắt chú vào đôi càng xe tù túng chuẩn bị cho chuyến vận chuyển hành hoá mới. Chú ể oải bước theo ông chủ mà vẫn còn tiếc nuối với giấc mơ tự do trên đồng cỏ mà không bao giờ trở thành hiện thực. Từ đó, chú ta hay bực dọc và giở chứng, nghe theo lệnh của ông chủ một cách miễn cưỡng, chỉ khổ cho đôi càng xe bằng gỗ thỉnh thoảng lại bị chú vặc đôi sừng làm sứt sẹo và thiếu thẩm mỹ đi đôi chút. Mỗi lần kéo xe, An An lại vùng vằng khó chịu, thậm chí dùng cái mồm gầu giai của mình vít cả bó lúa, rổ khoai chất trên xe xuống nhai ngấu nghiến, rồi giả vờ quay người đụng chạm làm đổ cả hàng hoá của nhà nông. Chưa hết, chú ta còn cố tình làm ra vẻ mệt nhọc chằng chịu đi nhanh như trước, số lượng chuyến xe từng ngày cứ giảm dần, trọng lượng hàng hoá trên xe cũng nhẹ bớt. Thỉnh thoảng chú còn dùng chiếc đuôi dài cứng của mình quật qua, quật lại vun vút vào mặt, vào vai ông chủ. Vì quý An An nên ông chủ cũng làm ngơ, thấy chầot vẫn được việc nên ông chủ luôn nâng niu, chăm sóc chú chu đáo, chẳng khi nào đánh chú ta roi nào cả. Chỉ có cậu bé con ông chủ là cảm thấy nghi ngờ trước sức mạnh của An An giảm tụt như vậy, từ đó cậu chủ hay quát mắng và thỉnh thảng lại tặng cho chú một vài doi vào mông đau điếng, làm chú ta giật thót cả mình. Tuy vậy, chú ta vẫn cứ phá phách, giận cá chém thớt vục vặc khắp nơi, vào chuồng phá chuồng, kéo xe vặc xe, gặp đồng loại yếu hơn húc đồng loại, thậm chí còn vặc cả sừng vào gốc cây làm bật cả vỏ trắng hếu. Sểnh một tí là An An lao vào ruộng lúa, bãi khoai của nông dân chén bậy, làm mất mặt cả ông chủ. Cậu bé chuộc An An về vụt cho một trận, xong đâu vẫn vào đấy, hễ không có người chăn dắt là chú ta lẻn vào phá hoại hoa mầu, đến là khốn khổ với chú. Từ đó tự nhiên trong mắt người dân của thôn Thạch Khoán chú bò mộng An An mất dần cảm tình với họ, không ai đặt nhiều hy vọng là chú có thể thay thế được xe công nông đã bị cấm nữa. Mọi người mong chú hãy dùng sức khoẻ cường tráng của mình phục vụ sản xuất, giúp đỡ bà con nông dân và cũng là giúp chú có miếng ăn dễ dàng.

                                                           

HOAN HÔ "TƯ VẤN SỨC KHOẺ"
          Cơ quan tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề, mời chuyên gia cấp trên về "Tư vấn sức khoẻ", vợ tôi thuộc thành phần được tham gia, sau khi dự Hội nghị về thấy vợ phấn khởi hẳn lên, nét mặt có phần "nghiêm trọng" hơn thường ngày. Mọi công việc lo lắng cho cuộc sống gia đình có chiều hướng khác hẳn, nhất là vấn đề "chăm sóc sức khoẻ" cho chồng con là biểu hiện rõ nét nhất. Vì vậy, những sinh hoạt gia đình tất bật hơn, gần như bị đảo lộn hoàn toàn. Bản thân tôi đang là người tương đối tự do, bỗng nhiên trở thành người bị cấm đoán và theo dõi nhiều nhất, cấm đoán đến khó chịu quá mức nhưng vẫn phải chấp hành triệt để.
          Buổi cơm chiều hôm đó, ngồi vào bàn ăn tôi tìm mãi mà không thấy chai rượu nếp cẩm thường ngày tôi vẫn làm vài chén trước bữa ăn không cánh mà bay, sai con tìm thế nào cũng chẳng thấy, hỏi vợ vợ bảo không biết, tôi bực mình cáu bẳn với vợ con, làm cho bữa cơm chiều mất ngon. Xong bữa nàng mới thủ thỉ bảo tôi: Em giấu chai rượu của anh rồi, Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn uống rượu rất có hại cho sức khoẻ, làm sa sút kinh tế, vợ chồng anh em đánh cãi nhau, tan nát cửa nhà, nên em cấm anh uống rượu. Ngày hôm sau, khẩu phần ăn của gia đình có sự thay đổi đến kỳ lạ, trên mâm rau nhiều hơn thịt, cơm nấu ít hẳn đi, mà rau chẳng xào nấu gì cả, chỉ có món luộc thôi, ngồi vào mâm ăn vài miếng khó nuốt, tôi cố gắng lắm mới nuốt nổi bát cơm. Nàng nói: Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn chế độ ăn uống thời đại mới phải ăn nhiều rau, giảm thịt cá, cơm ăn mỗi bữa không quá 2 lưng bát, thức ăn hạn chế đến mức thấp nhất xào với mỡ, rau luộc là tốt nhất. Thế là từ đó tôi thường xuyên được thưởng thức món rau luộc trong thực đơn mỗi ngày.
          Buổi chiều, đến giờ tập thể thao, tôi đang định sỏ đôi giầy Adidat vừa mới mua để đi đánh bóng bàn, vợ vội chạy đến cất ngay "Từ nay anh đi tập thể thao chỉ cần đi chân đất, không cần đi giầy thì người mới khoẻ được". Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn mỗi ngày con người chúng ta đôi chân phải được tiếp đất trong khoảng thời gian nhất định để cho âm dương điều hoà. Các anh đi làm việc nhà nước, giầy dép quần áo là lượt suốt ngày có tiếp đất bao giờ đâu mà khoẻ mạnh được. Thế là từ hôm đó đôi giầy thể thao mới mua của tôi đành nằm xếp xó.
          Đi ngủ, vợ tôi nằng nặc bắt quay đầu giường ngược lại với tư thế thường ngày chúng tôi vẫn nằm, rất khó chịu nhưng là "mệnh lệnh" của nàng tôi đành miễn cưỡng chấp hành, mặc dù vẫn vùng vằng chút ít, làm cho tối hôm ấy tôi cứ trằn trọc khó ngủ vì bị thay đổi vị trí "lạ giường". Sáng ngày nàng mới nhẹ nhàng giải thích: Bác sỹ "tư vấn sức khoẻ" căn dặn giường ngủ tuyệt đối không được quay đầu phía Bắc, vì theo khoa học dưới tác dụng của lực từ trường trái đất người nằm ngủ quay đầu phía Bắc không có lợi cho sức khoẻ, hay bị ốm. Ối giời! thế mà tôi chẳng nhận ra, từ bé đến lớn tôi nằm ngủ có bao giờ chọn hướng đâu, may mà không bệnh tật gì hết, tôi vẫn mạnh khoẻ, nặng gần 70 kg. Thật là hú vía !
          Hoan hô "Tư vấn sức khoẻ", nhờ đó mà cuộc sống thường ngày tẻ nhạt của tôi được đổi mới hoàn toàn, trọng lượng cơ thể giảm đi rõ rệt, vòng eo nhỏ lại, bữa ăn giấc ngủ đơn giản hơn, thoải mái và ngon hơn. Cái quan trọng là tôi thấy mình được coi trọng, được vợ quan tâm nhiều hơn. Tôi buột miệng "Ôi vợ muôn năm!".
                                                                  


NHỮNG BÔNG HOA TẶNG THẦY
          Người ta bảo giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường học như những người lái đò, cứ mỗi khoá học là một chuyến đò đưa khách sang sông và thường là khách nhớ người lái đò, chứ mấy khi người lái đò nhớ khách. Điều đó quả là rất đúng.
          Hôm ấy, bất ngờ Nam Ngạn nhận được một tặng phẩm gồm 20 bông hoa Dơn từ  một thành phố du lịch phía Nam mà người ta thường gọi là "Thành phố Ngàn hoa" gửi ra, nhận món quà, Nam Ngạn rất trân trọng và cảm động. Càng xúc động hơn khi biết người gửi quà cho mình lại chính là người học trò, người bạn, người đồng chí cách đây hơn 20 năm cùng đơn vị.
          Ngày ấy, Nam Ngạn và Trương Nho Tuấn ở Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trường Sỹ quan Lục quân 1. Tuấn là học viên còn Nam Ngạn là trung đội trưởng, tuy chức vụ có khác nhau, nhưng hai người có một cuộc sống khá tình cảm và vất vả, Cuộc đời của người học viên đào tạo sỹ quan và cán bộ phân đội lúc ấy có khác nhau là mấy. Thời bao cấp, cũng có lúc cơm chưa được no, áo chưa đủ ấm, lăn lộn thao trường, bãi tập suốt ngày. Cánh trung đội trưởng của Nam Ngạn cũng vất vả không kém gì học viên, ăn ngủ sát học viên, nên anh em gọi đùa thân thiết là "học viên năm thứ tư". Nam Ngạn thấu hiểu hoàn cảnh từng đồng chí trong trung đội. Tuy ai cũng vất vả, gian khổ nhưng rất tích cực học tập và rèn luyện, Trương Nho Tuấn là một người trong số trên ba chục học viên thuộc trung đội Nam Ngạn quản lý như thế. Tuấn học khá, rèn luyện tốt nên giữa năm thứ hai anh đã trở thành đối tượng được kết nạp Đảng, nhưng khi xét kết nạp, Tuấn chưa đủ điều kiện vì chưa có xác minh lý lịch đành phải hoãn lại, nhưng Tuấn không nãn chí, anh tiếp tục học tập, rèn luyện tốt, mãi đến năm cuối, trước khi ra trường, Tuấn mới trở thành Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trong thời gian chờ xác minh lý lịch của Tuấn, hai người vẫn thường trao đổi, tâm sự với nhau, Nam Ngạn vừa ở cương vị là đồng chí đồng đội, vừa là người anh, cấp trên động viên Tuấn cố gắng học tập, để tốt nghiệp ra trường trở thành người cán bộ chỉ huy giỏi. Thế rồi, ra trường Tuấn về nhận nhiệm vụ ở một quân đoàn chủ lực đóng quân trên một vị trí chiến lược của Tổ quốc, Nam Ngạn ở lại trường tiếp tục làm giảng viên rồi trợ lý cơ quan của Nhà trường. Xa nhau hàng nghìn Km hai người chưa một lần gặp lại nhau, ai vì công việc người đó, nên cái tên Trương Nho Tuấn cũng phai mờ trong Nam Ngạn theo năm tháng và "những chuyến đò" nối tiếp nhau chắp cánh cho những ước mơ của bao lớp học viên bay đi khắp mọi miền Tổ quốc cứ thế sang sông.
          Bẵng đi hơn 20 năm sau, Nam Ngạn nhận được những bông hoa Dơn tươi thắm của người học trò, khi anh đang là giảng viên của một học viện Quân sự  ở phía Nam đất nước. Món quà giá trị vật chất tuy không lớn, nhưng giá trị tinh thần và tình cảm đồng chí, thầy trò thì thật là lớn biết bao.
          Nam Ngạn nghĩ, những người thầy có công chăm sóc, vun sới những "mần xanh tương lai tuổi trẻ" thật là hạnh phúc, chính họ là "những người lái đò" đã góp rất nhiều công sức để đưa những con thuyền trí tuệ tới bến bờ hạnh phúc. Những người "đi đò" không đơn giản chỉ là "đi đò"mà ở họ luôn nhớ mãi con đò đã từng đưa đón họ vượt qua bao thác ghềnh để đến bến bờ của vinh quang, thành đạt.

LỰA LỜI
          Khi mặt trái của kinh tế thị trường luồn lách và đang tác động đến từng ngõ xóm, gõ cửa đến từng nhà, với biết bao ồn ào, náo nhiệt. Thì cuộc sống không đơn giản chỉ đồng tiền bát gạo mà còn rất nhiều bề bộn, lo toan. Cái được thì rất nhiều, nhưng cái mất vẫn còn và không ít những điều trăn trở, băn khoăn.
          Cuộc đời, dẫu không cho nhau được gì, cũng cần dành cho nhau những lời nói tốt đẹp, ngọt ngào, mang đậm chất nhân văn, để cho người đối thoại với mình dễ vừa lòng. Ôi những câu dân ca Bắc Bộ, những khúc hát quan họ của người xưa sao mà lắng sâu, mà chứa đựng nhiều ẩn ý đến vậy. Chẳng cần phải nặng lời, chẳng cần nài ép mà lời muốn nói của mình vẫn được đối phương chấp nhận "Lại đây ăn một miếng trầu, không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng". Lời mời như vậy lẽ nào người được mời lại không đón nhận miếng trầu ấy. Mà miếng trầu tự ngàn xưa chính là mở đầu của mọi câu chuyên, "Miếng trầu nên duyên, miếng trầu mang tiếng", khi nhận ăn trầu rồi sẽ sao đây, nhiều hứa hẹn đang chờ phía trước.
          Người con gái đẹp thời nào cũng vậy đều được các chàng trai chú ý, muốn làm quen, tán tỉnh. Rồi cũng có khi quá đà thành ra là trêu nghẹo, cản đường, giằng co, đến nỗi mất cả việc, muộn cả buổi chợ. Vậy thì, những lời nhỏ nhẹ từ đôi môi xinh xắn của nàng buột ra "Người ơi buông áo em ra, để em đi chợ kẻo mà chợ trưa". Câu hát cứ nhùng nhằng, nhưng hiệu quả vô cùng, để cho em đi nhé, nếu không sẽ bị muộn chợ thì còn mua bán được gì, lỡ việc của em ra, tội nghiệp. Nghe câu hát ấy, người con trai nào mà chẳng chạnh lòng, dẫu không muốn vẫn phải buông áo em ra, không cản đường nữa, nhường bước cô em, để em đi chợ. Thế đấy, cần gì phải mắng, phải chửi, phải xô đẩy, phải lườm nguýt mới thoát khỏi sự trêu ghẹo của cánh trai làng nghịch ngợm.
          Dân ca miền Trung dẫu có thật thà đến "Giận thì giận, mà thương càng thương", nhưng cuộc sống vẫn cứ đậm đà tình nghĩa. Dù có lao động vất vả, năm nắng mười mưa nhưng câu ca vẫn còn đọng mãi "Cầu cho trong ấm, ngoài êm" quả là có ý nghĩa sâu sắc. Ở đâu cũng cần có cuộc sống bình yên để phát triển và cũng chỉ có bình yên, có "trong ấm, ngoài êm" thì mới phát triển bền vững được. Người miền Trung mượn câu dân ca "Đi cấy" để nói lên nỗi lòng của mình. Bởi mảnh đất nhọc nhằn ấy huôn phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên với cái "nắng tháng sáu, bão tháng bảy", chỉ mong sao cho êm ấm, yên vui trong xóm, ngoài làng là tốt lắm rồi.
          "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Cách nói, cách gọi của ông cha thật là giản dị và có ý nghĩa trong cuộc sống. Người miền Nam thường gọi "cái bát" thành "cái chén"; "cái chén" thành "cái ly", phải chăng ý tứ của người xưa muốn sự việc "nhỏ hoá vấn đề" chăng. Bởi cuộc sống thường nhật bao bộn bề, lo toan, kéo theo những căng thẳng, phiền toái; nhiều sự việc nếu cứ để nguyên sự thật trần trụi thì chẳng có lợi gì cho cuộc sống, mà có khi lại làm mất lòng nhau. Thì cứ lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi có tốt hơn không, cái to trở thành cái bé, cái bé trở thành cái bé hơn chắc chắn sẽ chót lọt tất cả. Nếu mời bàn bè ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "chén rượu" hoặc một "cốc rượu" như vậy có thế là nhiều, bạn của mình khó chấp nhận, thì ta mời bạn ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "ly rượu" thì chắc bạn mình dễ chấp nhận hơn, vì chỉ một chén, một ly có lẽ không nhiều.
          Cuộc sống đẹp đẽ và phong phú, "chỉ có yêu người thì người mới yêu ta". Không thủ tiêu đấu tranh, nhưng cũng đừng"quan trọng hoá" vấn đề mà làm cho cuộc sống thêm phức tạp. Trong công tác vì việc chung cần phải "phê và tự phê"sâu sắc, nhưng trong sinh hoạt có lẽ nên lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi, cái gì  bỏ qua được thì bỏ qua, thì cuộc sống sẽ rất mến thương.

          Dân ca miền Trung dẫu có thật thà đến "Giận thì giận, mà thương càng thương", nhưng cuộc sống vẫn cứ đậm đà tình nghĩa. Dù có lao động vất vả, năm nắng mười mưa nhưng câu ca vẫn còn đọng mãi "Cầu cho trong ấm, ngoài êm" quả là có ý nghĩa sâu sắc. Ở đâu cũng cần có cuộc sống bình yên để phát triển và cũng chỉ có bình yên, có "trong ấm, ngoài êm" thì mới phát triển bền vững được. Người miền Trung mượn câu dân ca "Đi cấy" để nói lên nỗi lòng của mình. Bởi mảnh đất nhọc nhằn ấy huôn phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên với cái "nắng tháng sáu, bão tháng bảy", chỉ mong sao cho êm ấm, yên vui trong xóm, ngoài làng là tốt lắm rồi.
          "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Cách nói, cách gọi của ông cha thật là giản dị và có ý nghĩa trong cuộc sống. Người miền Nam thường gọi "cái bát" thành "cái chén"; "cái chén" thành "cái ly", phải chăng ý tứ của người xưa muốn sự việc "nhỏ hoá vấn đề" chăng. Bởi cuộc sống thường nhật bao bộn bề, lo toan, kéo theo những căng thẳng, phiền toái; nhiều sự việc nếu cứ để nguyên sự thật trần trụi thì chẳng có lợi gì cho cuộc sống, mà có khi lại làm mất lòng nhau. Thì cứ lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi có tốt hơn không, cái to trở thành cái bé, cái bé trở thành cái bé hơn chắc chắn sẽ chót lọt tất cả. Nếu mời bàn bè ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "chén rượu" hoặc một "cốc rượu" như vậy có thế là nhiều, bạn của mình khó chấp nhận, thì ta mời bạn ăn thêm một "bát cơm", uống thêm một "ly rượu" thì chắc bạn mình dễ chấp nhận hơn, vì chỉ một chén, một ly có lẽ không nhiều.
          Cuộc sống đẹp đẽ và phong phú, "chỉ có yêu người thì người mới yêu ta". Không thủ tiêu đấu tranh, nhưng cũng đừng"quan trọng hoá" vấn đề mà làm cho cuộc sống thêm phức tạp. Trong công tác vì việc chung cần phải "phê và tự phê"sâu sắc, nhưng trong sinh hoạt có lẽ nên lựa lời mà "nhỏ hoá vấn đề" đi, cái gì  bỏ qua được thì bỏ qua, thì cuộc sống sẽ rất mến thương.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét