Chuyện kể ở đại đội:
VỊ ĐƯỢM CHÈ
VẰNG
Tốt nghiệp trung cấp quân y, tôi được điều về Bệnh xá
của một trường sĩ quan đóng quân ở Sơn Tây công tác. Nói chung công việc rất
thuận lợi và phù hợp với ngành nghề chuyên môn của mình. Là y sĩ trẻ, tôi lao
và công việc một cách nhiệt tình, mặc dù mới ra trường tay nghề chưa thật vững,
nhưng được sự giúp đỡ tận tình và sự chỉ bảo cụ thể của chỉ huy bệnh xá và
những người đi trước nên tôi cũng vững tin hơn trong công tác. Sau những tháng
đầu bỡ ngỡ, dần dần tôi đã đảm nhiệm tốt chức trách, nhiệm vụ của người y sĩ
điều trị. Nghề y, vất vả rất nhiều, nhưng niềm vui cũng lắm, nhất là khi mình
điều trị thành công cho người bênh, tiễn họ ra viện về đơn vị công tác mà lòng
đầy hân hoan. Những năm tháng công tác tại bệnh xá của nhà trường đã để lại cho
tôi nhiều ấn tượng và những kỷ niệm vui buồn đầy chất lính và hào hứng của tuổi
trẻ.
Tôi cứ nhớ mãi kỷ niệm về cây chè vằng ấy, nó đi suốt
cuộc đời tôi.
Bệnh xá của nhà trường là
bệnh xá quân dân y kết hợp, nên bệnh nhân đến trị gồm cả quân nhân và nhân dân
địa phương, nhưng chủ yếu là học viên nam đào tạo sĩ quan với các loại bệnh
tương đối nhẹ, nếu bệnh nặng sẽ được bệnh xá giới thiệu chuyển lên điều trị ở
bệnh viện tuyến trên. Bệnh nhân là nam giới với các loại bệnh thông thường,
bằng trình độ y sĩ được học chính quy tôi có thể điều trị nhanh chóng để họ khỏi
bệnh về đơn vị công tác.
Nhưng thật không may cho
tôi, vào một đêm khi bác sĩ đi vắng chỉ còn một mình tôi và một vài y tá trẻ, thì
có một trường hợp cấp cứu, bệnh nhân được người dân địa phương đưa đến bệnh xá.
Bệnh nhân là nữ còn rất trẻ.
Căn bệnh đau bụng dữ dội chưa rõ nguyên nhân.
Tôi đón tiếp bệnh nhân và
hướng dẫn người nhà đưa bệnh nhân vào phòng điều trị. Nhưng oái oăm thay bệnh
nhân là cô gái trẻ, lại bị bệnh đâu bụng, tôi biết khám thế nào đây. Bệnh nhân
nằm ngửa, dưới ánh đèn điện sáng cô gái có khuôn mặt đẹp nhưng tái mét vì đang
đau nặng. Tôi rụt rè đưa tay mình vào nắn bụng cô gái (sau lần áo mỏng) mà đầy
ái ngại. Có người nhà cô gái giúp đỡ tôi đã khám bệnh cho cô gái thành công. Bằng
kiến thức chuyên môn tôi đã chuẩn đoán và xác định cô gái bị đau bụng vì rối
loạn tiêu hoa do ngộ độc thực phẩm. Sau đó, tôi hướng dẫn cho cô làm động tác
để nôn hết những thức ăn trong bụng làm cô bị đau và cho thuốc, lấy nước để cô
gái uống. Cơn đau giảm hẳn, cô nằm nghỉ một lúc rồi từ từ thấy hết cơn đau. Đêm
hôm ấy, cô nghỉ lại bệnh xá. Tôi thỉnh thoảng phải sang phòng điều trị để theo
dõi bệnh nhân và hỏi han tình trạng sức khỏe, gia đình cô gái. Được biết, cô
gái tên là Loan người dân địa phương tại địa bàn đóng quân của nhà trường. Sáng
hôm sau bệnh cô gái khỏi hẳn mới trở về gia đình.
Còn tôi, sau đó vì bận nhiều công việc, nên
tôi cũng dần quên cô gái ấy như những bệnh nhân khác đã từng đến điều trị tại
bệnh xá của chúng tôi.
Là bệnh xá tuyến dưới, nên
nhiệm vụ phòng bệnh, chữa bệnh theo phương pháp “Đông tây y kết hợp” được thực
hiện nhiều. Chi đoàn bệnh xá chúng tôi đang tổ chức củng cố và tăng cường xây
dựng vườn thuốc nam. Đơn vị phát động mỗi người đóng góp một loại cây thuốc
trồng tại vườn. Thế là mọi người đua nhau đi tìm cây thuốc quý về trồng, có
người đi phép về quê lấy lên, có người nhờ anh em bà con tìm hộ rồi đến lấy về
trồng. Tôi xa quê chưa về phép được nên cũng chưa tìm được cây thuốc nào để
trồng tại “Vườn thuốc nam thanh niên” của bệnh xá.
Vào một ngày chủ nhật, tôi
xin phép chỉ huy đơn vị vào dân xin cây thuốc, tôi đi hết thôn Hạ, qua thôn
Thượng, đến thôn Trung mà vẫn chưa tìm được cây thuốc quý nào. Đi mãi đến cuối
thôn Trung, tôi thấy một nhà dân có 2 hang rào bằng cây chè vằng thẳng tắp được
cắt tỉa phẳng phiêu rất đẹp và vuông vắn, chạy dài từ cổng vào đến sân. Ô đây
rồi, tôi bất giác kêu lên, cây thuốc quý là đây chứ còn ở đâu nữa, nhưng mà
thuốc quý lại là hàng rào đẹp thế này làm sao mà xin được đây. Tôi mạnh
dạn bước qua cổng đi vào giữa hai hàng
rào chè vằng tuyệt đẹp tiến vào nhà chủ. Chủ nhà là một bố già bước ra hỏi nhỏ:
- Chú bộ đổi hỏi ai đấy?
- Con chào bố ạ! Hôm nay chủ
nhật con được nghỉ vào thôn chơi, thấy nhà bố có hàng rào chè vằng đẹp quá, con
vào tham quan một tý.
- Mời chú bộ đội vào nhà
uống nước, chè vằng bố vừa mới pha đấy!
- Con cảm ơn bố, nhà bố có hai
hàng chè vằng đẹp thật, con chưa thấy ở đâu có hàng rào đẹp như thế này. Tôi
nói có chút đề cao và nịnh bố già.
- Đẹp thì chưa biết nhưng
rất tiện lợi đấy chú ạ, trồng chè vằng để làm hàng rào và để nấu nước uống rất
tốt. Cây chè vằng là vị thuốc quý đấy. Chú uống nước đi. Cụ vừa nói vừa rót
nước mời tôi uông.
- Cảm ơn bố, mời bố xơi nước
ạ!
Tôi cầm cốc nước đưa lên môi
thưởng thức, một vị chè vằng ngòn ngọt, đăng đắng, m¸t
rîi rất chi là
ấn tượng. Quả là một loại chè dễ uống.
- Nước ngon lắm bố ạ! Tôi
khen thực lòng.
- Chú nói không sai, chè
vằng thÊm ®îm, lµm gi¶m kh¸t, gi¶m mÖt nhäc, t¨ng thªm giÊc ngñ s©u,
gióp cho c¬ thÓ tho¶i m¸i, gi¶m ®îc c¸i nãng cña mïa hÌ đấy chú bộ đội ạ.
- Chè vằng tốt thế hả bố
(tôi giả vờ hỏi). Thế bố có thể cho con một vài khóm về trồng ở vườn thuốc nam đơn
vị được không? Tôi mạnh dạn xin ông.
- Ờ, ờ…nhưng mà hàng rào
đang đẹp, không thể bứng đi được đâu!
- Bố cho con tỉa một vài cây
được chứ?
- Cũng không được, hàng rào
đang đẹp bố tiếc lắm! bố sợ các con của bố không đồng ý cho chè vằng vì làm
hỏng hàng rào chúng nó lại phải sửa lại.
Bất chợt ngoài cổng có tiếng
xe máy, một chiếc xe tay ga lướt nhẹ vào trong sân. Cô gái áo trắng điều khiển
xe bỏ mũ bảo hiểm ra, một khuôn mặt rất đẹp quen quen như đã gặp ở đâu rồi, nhưng
tôi chẳng nhớ nổi. Cô gái bước vào trong nhà, ông bố vội nói::
- Nhà ta có khách con ạ!
- Chào anh bộ đội. A nhưng
mà có phải là anh Sơn bác sĩ không? Em nhớ ra rồi, chào anh Sơn nhé,
- Sao
em lại biết tên anh? Tôi ngạc nhiên hỏi lại
- Anh
thật là vô tình quá, không nhớ em nữa hả. Em là Loan, bệnh nhân của anh đây.
Dạo trước em bị đau bụng, đến bệnh xá của anh cấp cứu, được anh chữa cho em
khỏi bệnh còn gì!
- À
anh nhớ ra rồi, từ hôm đó không có điều kiện gặp lại em, thành ra anh quên mất.
Hôm nay trời xui, đất khiến thế nào anh lại đến đúng nhà em.
- Bố
ơi! anh Sơn là khách quý đấy. Bố không nhớ anh bác sĩ chữa bệnh cho con cái đêm
cấp cứu đấy à.
- Thế
à, lâu quá bố không nhớ nổi?
- Thế con thịt gà làm cơm
mời anh Sơn ăn cơm bố nhé! Cô gái đề nghị với ông bố.
- Ừ con thịt gà làm cơm mời
anh Sơn ăn cơm với gia đình ta.
- Con xin cám ơn, nhưng con bận
lắm, không ở lại ăn cơm với gia đình được đâu, giờ con phải đi nơi khác xin cây
thuốc về trồng kẻo muộn mất. Tôi vội vã từ chối.
-
Thôi được rồi, anh Sơn không phải đi xin đâu cả, tý nữa bố sẽ tỉa hàng rào cho
anh vài khóm chè vằng về trồng. Ông bố nói.
- Thế anh Sơn định xin cây
chè vằng của nhà mình hở bố. Bố cho anh ấy đi, để con ra bứng cho anh Sơn luôn
bây giờ. Cô gái nhiệt tình nói và nhanh chóng đi lấy cuốc xẻng đẻ bứng cây.
- À này anh Sơn, Bệnh xá của các anh nếu trồng
vườn thuốc nam bằng cây chè vằng thì hôm sau em sẽ cùng chi đoàn thôn Trung
mang đến trồng cho đơn vị anh, vì chi đoàn chúng em đã xin kết nghĩa với chi
đoàn bệnh xá rồi đấy, kế hoạch được xã đoàn và đoàn trường của anh phê duyệt. Em
là bí thư chi đoàn thôn Trung đấy anh ạ.
Tôi thấy nhẹ cả người, kiên
quyết từ chối không ăn cơm tại gia đình, xin bố và em mang những khóm chè vằng mà
Loan vừa đào cho mang về vười thuốc nam bệnh xá trồng theo đúng chỉ tiêu phát
động của đơn vị.
Thực vậy, tuần sau cũng vào
ngày chủ nhật, chi đoàn thôn Trung và chi đoàn Bệnh xá làm lễ kết nghĩa. Sau lễ
kết nghĩa, đoàn viên thanh niên hai chi đoàn tổ chức trồng một vườn thuốc nam
gồm toàn cây chè vằng lấy từ hàng rào nhà em Loan thôn Trung để làm nguyên liệu
phục vụ cho việc chữa bệnh bằng phương pháp “Đông tây y kết hợp” của bệnh xá nhà
trường. Đến nay vườn thuốc nam toàn chè vằng ấy đã xanh tốt và trở thành nguồn
nguyên liệu quý giá để bệnh xá chúng tôi
sản xuất chè vằng túi lọc cung cấp cho các đơn vị học viên và nhân dân quanh
vùng đóng quân, sản phẩm này được nhiều người ưa chuộng.
Có dịp đi ngang qua "xưởng" chế biến chế
biến chè vằng của bệnh xá mọi người sẽ ngửi thấy một mùi thơm quyến rũ của chè
vằng như níu chân người ở lại. Vị đắng mà lại ngọt, mùi thơm ngàn ngạt như gợi
nhớ về một vùng đất Sơn Tây mà biết bao thế hệ học viên đã từng “Đội nắng,
thắng mưa” để luyện tập, luyện rèn trở thành người sĩ quan quân đội. Chè vằng
lại càng thêm thắm đượm khi có cả tình người, tình quân dân cá nước của đồng
bào và các bạn trẻ thôn Trung. Vị đăng đắng, ngòn ngọt đầu lưỡi cứ theo bước
chân người học viên đi mãi, đi mãi, tỏa đến các đơn vị, các miền quê sau khi
tốt nghiệp ra trường. Thật vậy, "Chè vằng túi lọc" đã có thương hiệu
riêng, hàng năm chè vằng đi theo buớc chân của bộ đội ra thao trường, nằm trong
ba lô của người lính đi công tác, đi thực tập, thực tế đến những vùng miền,
những đơn vị xa xôi, theo hành trang người lính bay đi khắp nẻo dường mỗi dịp
hè, dịp tết.
Chè vằng thắm tình “Quân dân cá nước” là
một dạng chè uống và cũng là một sản phẩm y dược có công dụng kháng sinh, chống
nhiễm khuẩn, thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là có thể hạ mỡ máu, ngủ tốt, dễ
uống, tạo cảm giác ngọt ngào. "Chè vằng túi lọc" dễ sử dụng, dễ bảo
quản vừa mang tính hiện đại lại pha chút dân gian vì nó gói được "một chút
tình hương quê" vào sản phẩm. Đó là niềm tự hào, là thành phẩm của những
"chiến sỹ áo trắng" và của đoàn viên thanh niên hai chi đoàn kết
nghĩa “quân dân” cho ra những sản phẩm “Y học cổ truyền” tốt nhất tự tay mình làm
để phục vụ bộ đội và nhân dân.
Chè vằng chứa đựng tinh hoa của tình
cảm quân dân, của tình yêu người lính, kết hợp cái tinh túy của
"thiên-địa-nhân" (tức là trời-đất và con người) hợp thành.sản phẩm
giải khát nhưng cũng có tác dụng an thần.
Vị đượm chè vằng thắm mãi tình quân
dân. Vị đượm chè vằng là tình yêu nồng thắm của
chúng tôi.
Có ai ngờ sản phẩm của chè
vằng đã trở thành hạnh phúc ngọt ngào của chúng tôi. Cô bí thư chi đoàn thôn
Trung ngày ấy bây giờ đã là mẹ của hai đứa tôi. Tình yêu và hạnh phúc của người
lính cũng ngọt ngào, thắm đượm như hương vị của chè vằng.
Nguyễn Văn Lai
(Phòng KHQS - Trường Đại học Trần Quốc Tuấn)
ĐT: 01699361856
TK:8300107495005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét