Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

CHƠI VƠI !

CÔ NÀNG ĐEO KÍNH PHỚT HỒNG

          Nàng mặc chiếc áo trắng, mang đôi kính phớt hồng. Nàng ập đến phòng trung đội trưởng của Tân như một cơn gió mát đến bất ngờ. Từ thao trường dẫn quân về doanh trại, mới đến đầu nhà, Tân đã nghe lao sao tiếng con gái. Chắc là người nhà học viên đến thăm con chăng? Tân chỉ huy đơn vị cất vũ khí, trang bị rồi trở về phòng nghỉ. Trong phòng trung đội trưởng của Tân đã có hai cô gái trẻ ngồi đợi từ lúc nào chẳng rõ. Hoá ra là Hiền vợ của Nguyễn Văn Kỳ một học viên trong trung đội của Tân vẫn thường đến thăm chồng nhiều lần nên Tân đã biết, còn cô kia Tân chưa biết mặt. Cả hai đứng dậy xởi lởi chào Tân.
          - Em chào anh Tân, anh chỉ huy bộ đội luyện tập về muộn thế, chúng em đến thăm các anh từ nãy. Hiền lên tiếng chào Tân trước.
          - Chào anh! cô gái kia cũng chào theo.
          Tân xửng người, khi thấy cô gái rất trẻ, trông cô như một diễn viên điện ảnh Hàn Quốc, nàng mặc chiếc áo trắng, mang đôi kính phớt hồng, mặt vui như một đoá hoa cẩm chướng mới nở. Trông nàng tươi tắn đáng yêu. Giây phút gặp gỡ ban đầu làm cho Tân ngỡ ngàng và có cảm tình ngay. Tân nghĩ thầm, chàng học viên nào trong trung đội của mình mà có cô người yêu này thì thật là hạnh phúc. Vào nhà, Tân mời các cô gái ngồi xuống ghế và gọi một học viên đến pha giúp ấm trà đãi khách.
          Vừa rót nước mời các cô gái, Tân vừa nói:
          - Cơn gió lành nào đưa các em đến đơn vị anh thế. May quá, hôm nay các em đến chơi cũng là lúc đơn vị anh đi huấn luyện về. Cố đợi lúc nữa Kỳ thay trang phục xong, sẽ đến đón em về phòng học viên gặp nhau Hiền nhé.
          - Vâng ạ ! Hôm nay lớp em được nghỉ học chúng em rủ nhau đi xem bộ đội tập diễu binh, tranh thủ vào đơn vị anh chơi, tiện thể thăm nhà em luôn. Mấy tuần rồi anh Kỳ không được về thăm nhà thành thử các con em nó nhớ bố.
          - Con nhớ bố hay mẹ nó nhớ bố. Tân đùa theo Hiền, cả ba người cùng cười vui vẻ.
          - Em ứa thèm nhớ! Lấy chồng bộ đội xa nhau nhiều em quen rồi. Hiền bẽn lẽn chống chế.
          - Thế cô bạn gái đây là thế nào với Hiền và Kỳ? Tân hỏi.
          - À quên, em chưa kịp giới thiệu với anh. Đây là Bích bạn học cùng lớp y tá với em, 100% chưa có người yêu đấy.
          Bích thẹn đỏ mặt, đôi má em ửng hồng, đưa tay cấu chị Hiền, nhưng ánh mắt lại khẳng định những điều chị Hiền nói là sự thật.
          - Ở đơn vị của anh từ trung đội trưởng cho đến học viên toàn là lính "phòng không" cả đấy, mới chỉ có Nguyễn Văn Kỳ đã có vợ mà thôi. Bích có muốn làm dâu đơn vị anh không? Tân mạnh dạn đề nghị.
          - Có chứ, anh làm mối cho em một người nhé! Bích ngập ngừng trả lời.
          - Được thôi, anh rất sẵn sàng, chỉ sợ em chê lính Lục quân vất vả mà thôi.
          - Em đâu dám, anh Kỳ chồng chị Hiền cũng là bộ đội Lục quân đấy chứ.
          - Trung đội anh có 30 học viên mới tinh, cả anh là 31, em "nhắm" ai thì anh sẽ giới thiệu cho.
          Hiền vội lên tiếng "Bắn không nên phải đền đạn" đấy anh Tân nhé.
          Tân vội liếc nhìn sang phía Bích, gặp ngay ánh mắt của Bích cũng nhìn Tân, bất chợt bốn ánh mắt nhìn nhau. Cả hai đều ngập ngừng e thẹn. Bích vội cúi xuống, từ trong cổ áo nàng hiện ra một cõi thiên thai, mềm mại một mầu trắng trinh nguyên, ẩn chứa vẻ đẹp của nhuỵ hoa và chút nụ hồng, tròn trịa mịn màng, làm cho Tân cảm thấy xao xuyến cả trái tim.
          Một lúc sau, Nguyễn Văn Kỳ- chồng của Hiền gọn gàng trong bộ quân phục học viên sĩ quan bước vào phòng trung đội trưởng gặp vợ.
          - Em chào trung đội trưởng! chào hai em! Được anh Tân báo cho biết vợ em lên chơi nhưng vừa đi tập về quần áo bẩn quá bây giờ mới đến, xin phép anh cho em gặp nhà em ạ.
          - Thế thì vợ chồng đưa nhau về phòng học viên hoặc đến phòng điều hành của đại đội tâm sự cũng được. Còn Bích em cứ ở đây, anh xin tình nguyện làm người bạn của Hiền và Kỳ đón tiếp em nhé.
          Hai người xin phép Tân trở về phòng nghỉ học viên. Tại phòng trung đội trưởng chỉ còn lại Tân và Bích. Sau những phút ngượng ngập ban đầu, Tân mời Bích uống nước và hai người cùng tiếp tục trò chuyện. Qua câu chuyện, Tân biết được nhiều điều về Bích. Học xong Phổ thông trung học, do hoàn cảnh gia đình bố là liệt sĩ, chị gái lớn đã đi lấy chồng, ở nhà chỉ còn mẹ và một em trai nhỏ, nên Bích không thi đại học mà xin đi học lớp y tá của huyện. Lớp học rất đông học sinh ở các xã trong huyện, chủ yếu là học sinh gái, học sinh trai rất ít. Bích và Hiền là hai chỉ em cùng một xã, một làng được đi học lớp y tá đó. Cả hai đều có sự ưu tiên. Bích là con liệt sĩ, còn Hiền là vợ bộ đội và là cán bộ phụ nữ thôn nên được xã lựa chọn cử đi học. Hai chị em thân nhau lắm, cứ mỗi buổi sớm hai chị em lại đèo nhau trên chiếc xe đạp ra phố huyện học tập. Sau những ngày đầu học lý thuyết, nghề y luôn thấy vi trùng và bệnh tật, có lúc Bích nản chí không muốn học, may có chị Hiền bên cạnh động viên, giúp đỡ nên Bích mới yên tâm cùng chị học bài. Khi học đến phần thực hành hai chị em Bích được phân công vào một tổ và có thêm một chàng trai thành viên thứ ba của tổ. Anh ta tên là Liên, con trai mà mang tên con gái nghe yếu mềm thế nào ấy, Bích chẳng thích tí nào. Nhưng chính anh chàng Liên ấy lại rất thích được vào cùng học với hai chị em Bích. Họ cùng tổ nên Liên luôn quan tâm gần gũi hai người bạn gái, chị em Bích đi đâu cũng có mặt của Liên. Bù lại gặp việc gì nặng nhọc là Liên đều giúp chị em Bích. Ba người tự nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong học thực hành, là con trai nên Liên mạnh mẽ hơn, mạnh mẽ hơn, nhận thức hơn nên chàng ta học khá hơn hai người con gái trong tổ. Chị em Bích luôn phải nhờ Liên giảng giải lại bài mỗi khi gặp chỗ khó hiểu. Liên nhiệt tình say mê giảng giải, từ đó kết quả học tập của tổ Bích bao giờ cũng khá hơn các tổ bạn. Tự nhiên, cả ba người cùng quý mến nhau như người trong một nhà. Đối với Liên, Bích vẫn vô tư như ngày đầu mới gặp, luôn coi liên như một người bạn học. Nhưng Liên thì khác, từ hôm về cung tổ học tập, Liên luôn để ý đến Bích và tình cảm từ đó cứ dần dần nảy sinh. Liên cảm thấy nhớ Bích mỗi khi đến lớp mà chưa thấy hai chị em Bích có mặt. Sau một năm học lớp y tá trường huyện, tình yêu gần như đơn phương của Liên đối với Bích càng sâu đậm. Bích cũng cảm nhận được điều đó, nhưng cô vẫn cứ hồn nhiên đón nhận nhưng không có biểu hiện là bằng lòng hay không. Thực lòng Bích chưa muốn yêu, nhưng từ chối Liên, Bích cũng cảm thấy rất ngại. Nghĩa là Bích cứ để cho tình cảm của Liên đến với mình, mà không bầy tỏ thái độ gì cả. Bích muốn học song, ra trường về trạm xá của xã công tác đã rồi mới tính đến yêu đương. Nhưng Bích cũng không muốn để Liên thất vọng. Bích càng thờ ơ bao nhiêu, Liên lại càng khát khao được Bích yêu bấy nhiêu. Cũng có lúc Bích muốn chạy trốn tình yêu với Liên nhưng cảm thấy rất khó. Nên khi được chị Hiền rủ Bích đi xem bộ đội tập diễu binh tiện thể vào đơn vị thăm chồng, Bích ủng hộ ngay và hai người đạp xe trên 10 km đến đơn vị của Tân nơi có học viên Kỳ đang học tập. Và Tân gặp Bích với cái nhìn đầu tiên Tân đã thấy Bích có điều gì gắn bó. Trò chuyện với nhau, nghe lời nói và kể chuyện có duyên của Bích, Tân thấy nàng thật dễ mến. ánh mắt nàng dưới đôi kính cơn phớt hồng tuyệt đẹp như đang cười với Tân. Nghe câu chuyện Tân biết rằng Bích rát có cảm tình với lính, nhất là với những sĩ quan trẻ vừa mới ra trường như Tân. Thấy chị hiền có chồng là Bộ đội Bích cũng muốn mình có người bạn thân thiết cùng đơn vị với anh Kỳ. Thời gian vợ chồng Hiền và Kỳ gặp gỡ nhau khá lâu tạo điều kiện cho Tân tiếp xúc với Bích, hai người mới gặp nhau lần đầu mà cảm thấy thân thiết quá chừng. Tân xin địa chỉ của Bích hẹn một ngày gần nhất sẽ đến thăm nhau
          Trăng sáng, ngõ làng dài hun hút, hai bên là những bức tường đã ong hoen ố. Bích chờ Tân ở cổng nhà mình, gặp nhau họ han hoan cùng vào nhà, Bích giới thiệu Tân với bà mẹ đang phe phẩy chiếc quạt giấy trên tay ngồi ở chiếc gường gỗ bên cạnh. Bà có vẻ cảm tình với Tân, nhìn ánh mắt và nét mặt phúc hậu của bà Tân đoán được như vậy. Vào đến trong nhà, Tân nhanh nhẩu lên tiếng:
          - Cháu chào Bác, cháu là bạn của Huyền hôm nay ngày nghỉ cháu tranh thủ đến thăm Bác và Huyền.
          - Chào chú bộ đội. Tôi cũng nghe cháu Huyền nói như vậy.
          - Mẹ ơi! đây là anh Tân cùng đơn vị với anh Kỳ chồng chị Hiền ở xóm dưới đấy mẹ ạ.
          Vừa nói Huyền vừa đưa mắt nhìn Tân, tay em mở nắp ấm ủ lấy tích nước chè xanh giót ra ba cốc thuỷ tinh. Em ý tứ bưng cốc nước thứ nhất mang ra giường nơi mẹ ngồi mời bà uống nước. Sau đó quay lại mời Tân uống nước. Đoi bàn tay trắng ngà ngọc của em cầm cốc nước chè vàng tuơi cho tôi.
          - Mời anh uống nước đi cho nóng.

         
         














CHƠI VƠI !

          Nàng có đôi mắt đẹp, người ta nhớ đến nàng chính là nhờ đôi mắt biết nói ấy. Nhìn vào mắt nàng, các chàng trai như thấy nàng đang nói với mình điều gì, những tâm sự về cuộc đời riêng tư của nàng hay là kỷ niệm về một thời thiếu nữ ngây thơ trong trắng trên ghế giảng đường của trường đại học. Ánh mắt của nàng làm xao xuyến bao trái tim các chàng trai. Mỗi buổi sáng đến cơ quan có nàng bầu không khí như ấm cúng hơn, thoải mái hơn. Nàng bước vào phòng làm việc, mùi thơm và gió mát như ùa theo. Đôi bàn tay nàng với những ngón búp măng, nõn nà múa trên bàn phím triết xuất ra những trang tài liệu rất cần cho nhiệm vụ của cơ quan. Nàng làm việc say mê, nhiệt tình và có chất lượng. Nàng xinh sắn và thông minh, giao tiếp có duyên nên ai cũng mến. Sức hút của nàng đối với phái mày dâu rất khá, ban đầu chỉ là cảm tình, ngưỡng mộ, nhưng sau đó quý nàng, thầm yêu trộm nhớ về nàng. Người ta đi qua, đi lại ngắm nàng, nhìn trộm nàng một chút, sững sờ khi bắt gặp ánh mắt của nàng ban tặng. Ai đó được hưởng tý chút nụ cười của nàng quả là điều may mắn.
          Nhà nàng cách nơi làm việc của cơ quan khá xa, một ngôi nhà hai tầng toạ lạc trên một quả đồi thấp rất đẹp, xung quanh cây cối xanh tươi và một khoảng sân rộng chứa đầy ánh mặt trời xanh biếc. Nàng đã có chồng và con hạnh phúc. Anh ta yêu nàng lắm, mỗi buổi đi làm nàng thường mặc chiếc váy lửng sặc sỡ mầu hoa, lộ rõ đôi chân trần trắng muốt. Nàng ngồi trên chiếc xe ô tô do chồng làm tài xế đưa nàng đến cơ quan, chờ cho nàng khuất hẳn sau cánh cửa phòng làm việc xong chiếc xe mới quay đầu đi nơi khác. Tám giờ vàng ngọc nàng chăm chỉ, cặm cụi hoàn thành các công việc được giao. Là người thông minh, có hiểu biết xã hội rộng, nàng nắm chắc kiến thức chuyên môn, thành thạo vi tính, biết đôi chút Tiếng Anh, am hiểu lịch sử "Đông tây kim cổ" nên nàng nói chuỵện hấp dẫn và lôi cuốn. Khi nàng cất tiếng nói đôi môi hình hạt lúa của nàng như ngậm tia nắng trời phát ra thứ âm thanh dịu nhẹ, dễ nghe. Cách nói của nàng như tâm sự với người đối diện. Rất muốn ít tiếp xúc với mọi người để tập trung cho công việc, nhưng trong cơ quan cánh mày râu vẫn tìm mọi lý do để trêu chọc nàng, có anh gặp nàng chỉ lúng túng dăm ba câu chẳng có đầu, có cuối. Nàng biết đó là cái cớ để họ tiếp cận nàng, lâu dần nàng quen với điều đó và thấy rất vui. Nhìn ánh mắt của mọi người nàng thấy họ tôn vinh, ngưỡng mộ mình. Tuy vậy, chỉ về đến nhà là nàng thích nhất, con trai của nàng chạy ra đón, sách túi, cất mũ giúp mẹ, nàng cảm thấy hạnh phúc quá chừng. Nàng nghĩ không có bất kỳ cái gì đổi lại được niềm vui này. Mỗi ngày, gia đình xum họp sau bữa cơm chiều, con trai ngồi vào bàn học những bài đầu tiên của chương trình lớp một thì hai vợ chồng nàng ngồi xem chương trình thời sự trên ti vi. Cuộc sống gia đình công chức của nàng quả là hết sức tươi đẹp trôi đi trong tình thân ái của bà con xóm giềng lân cận.
          Ở phòng làm việc kế bên xuất hiện một chàng trai mới tốt nghiệp đại học về cơ quan công tác. Cậu ta tên là Lợi trông bộ dạng nhanh nhẹn và tháo vát. Mới vào nghề, nên Lợi chưa thạo việc văn phòng, thỉnh thoảng lại sang phòng nàng hỏi đủ thứ việc. Thông cảm với người mới đến, nàng nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo. Càng ngày Lợi càng gắn bó với nàng hơn, nhận được công văn cấp trên về sang hỏi nàng cách thực hiện; chuẩn bị xây dựng kế hoạch mới sang hỏi nàng nên bắt đầu tư đâu; hoàn thành một văn bản sang hỏi nàng như thế đã được chưa và đề nghị nàng cho ý đóng góp đúng sai. Ngày nối ngày hai chị em quấn quýt bên nhau, giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Lợi được sự giúp đỡ của nàng nên tiếp cận công việc nhanh, việc làm hiệu quả. Thủ trưởng cơ quan tin tưởng vào cậu ta, chỉ một thời gian ngắn Lợi đã trở thành nhân viên chính thức của cơ quan, đóng vai trò quan trọng của bộ phận kế hoạch. Lợi rất biết ơn nàng, nhiều lần cậu ta mua quà tặng và cảm ơn nhưng nàng không nhận. Điều đó lại càng làm cho Lợi ngưỡng mộ nàng hơn, mọi việc lớn nhỏ Lợi vẫn nhờ nàng cố vấn. Lợi quý mến nàng thật sự, nàng có vấn đề gì cần sự giúp đỡ, Lợi xung phong làm giúp. Hai chị em thân thiết với nhau như người nhà, Lợi có xe máy nên tình nguyện đưa nàng đi về mỗi buổi, đỡ vất vả cho chồng nàng hơn. Rồi Lợi giúp nàng đưa thằng bé đi học ở trường tiểu học, thậm chí đưa nàng đi siêu thị sắm hàng hoá vật dụng gia đình, may quần áo trang phục. Mỗi khi mua được chiếc áo đẹp, mặc vào nàng nhờ Lợi ngắm xem mình mặc có đẹp không? Cứ thế dần dần Lợi trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống đời thường của nàng. Lợi coi nàng như sư phụ, như người chị của mình, coi gia đình nàng như gia đình mình, nàng coi Lợi như em trai vậy; mọi vấn đề trong cuộc sống, trong sinh hoạt chẳng cần giữ ý gì cả. Mọi người trong cơ quan ai cũng cảm phục trước tình cảm của họ.
          Nàng mặc một chiếc áo sơ mi trắng, cổ rộng, eo thắt làm cho bộ ngực tròn căng, nhô cao, một mảng rộng phía trên trắng ngần lộ rõ, gợi cảm, đúng là "Gái một con trong mòn con mắt". Buổi trưa, nhà xa nàng không về, biết Lợi đang gấp rút hoàn thành bản công văn trình thủ trưởng cơ quan. Cửa mở, nàng đến bên Lợi, từ phía sau lưng, nàng cúi xuống sửa giúp bản kế hoạch trên máy vi tính giúp Lợi. Đôi tay của nàng thoăn thoát gõ bàn phím, nhấc chuột điều chỉnh máy rất thành thạo. Thỉnh thoảng thân thể của nàng chạm khẽ vào vai Lợi, như bị điện giật, Lợi nhẹ tránh, nàng cũng không để ý chỉ chú ý sửa văn bản. Lợi cố tình làm ngơ nhưng bản năng của một cậu con trai chưa vợ cứ trỗi dậy. Bầu ngực tròn của nàng đôi khi tỳ vào khuỷu tay, Lợi cố tránh nhưng trong người cứ thấy rạo rực cả lên. Từ hôm đó, Lợi hay để ý đến nàng, mọi hành động giúp đỡ lẫn nhau không tự nhiên như trước nữa. Lợi thấy thích nàng, vẫn những lần đưa đón nàng đến cơ quan, đưa con nàng đi học thay chồng. Tình cảm của hai chị em, một người phụ nữ đã có con và một chàng trai chưa vợ thì có gì mà phải câu nệ, phải giữ gìn, đó là tình cảm chị em kia mà, nàng nghĩ như vậy. Nhưng mà gần đây nàng có cảm nhận mơ hồ là Lợi thích ngắm nhìn nàng. Khi được đóng góp về cách ăn mặc của nàng, Lợi cho rằng nằng mặc áo chẽn, hở cổ sẽ đẹp hơn. Nàng không nghĩ xấu về Lợi vì nàng biết rằng tuy mình đã có chồng con nhưng vẫn được các chàng trai chú ý. Đến như Lợi một sinh viên mới tốt nghiệp đại học ra trường kiếm đâu chẳng được một cô vợ sinh đẹp như mộng mà vẫn còn thích ngắm nhìn nàng nữa là. Thôi cứ để cho cậu ta ngắm, cũng tốt vì mỗi lần cậu ta nhìn nàng là một lần kiểm nghiệm tính hấp dẫn của thân thể mình với cánh con trai. Không sao cả, là phụ nữ nếu không được người đàn ông nào để ý thì còn có ý nghĩa gì, chán chết.
          Một lần khác, trong giờ nghỉ trưa, khu làm việc vắng vẻ, chỉ còn hai chị em nàng ở lại hoàn thành nốt phần việc cuối cùng của bản kế hoạch. Lợi đọc bản thảo cho nàng soát, mệt và buồn ngủ Lợi tựa vào vai nàng từ từ thiếp đi, hơi thở nóng hổi của Lợi phả vào cổ nàng làm nàng thổn thức. Cả nể, nàng để im, Lợi lơ mơ ngủ, một mùi thơm của da thị đàn bà xộc vào thị giác làm cho Lợi liều lĩnh, đôi tay cứ thế lần mò, khám phá công trình tuyệt mĩ của tự nhiên. Thân thể hừng hực của người con trai chưa vợ xiết chặt. Nàng từ từ ngả mình trên ghế tựa, hai cặp môi tìm đến với nhau, Lợi như người đi trên sa mạc khát nước, được thưởng thức thứ nước ngọt có ga, Lợi hối hả uống ừng ực cho đã cơn khát. Con trai chưa vợ có khác, hối hả tìm, hối hả khám phá, hối hả thưởng thức, sức mạnh của tuổi trẻ làm cho nàng không thể rứt ra được, nàng như tan biến trong Lợi, dâng hiến cho Lợi mà không hề tính toán. Được đà, Lợi cứ thế tiến sâu vào sự khoái cảm đầu đời của mình một cách bản năng. Thưởng thức trái cấm xong, Lợi như bừng tỉnh, giật mình hoảng sợ, giữa ban trưa sợ người khác nhìn thấy, sợ thân phận của mình là em sao dám đụng vào sự thiêng liêng của chị. Nhìn ánh mắt thông cảm và tha thứ của nàng, Lợi thấy yên tâm.
          - Chị bắt đền em đấy, chị ngủ quên thế mà em lại dám...!
          - Em, em không dám, tự nó... đấy chứ!
          - Chết rồi cửa vẫn mở, thế mà em liều thật ?
          - Khổ quá, chị ơi, em không cưỡng nổi. Từ nay em xin chừa.
          - Chị không cho chừa đâu nhé! Thôi về phòng đi, sắp đến giờ làm việc buổi chiều rồi đấy. Trưa mai ở lại giúp chị hoàn thành nốt văn bản nhé.
          Lợi về phòng lại việc mà người cứ lâng lâng. Từ hôm đó trở đi hình ảnh nàng cứ lung linh trước mắt Lợi. Tối về trong khu tập thể, trên chiếc giường cá nhân Lợi cứ thổn thức mãi, thân thể đầy đặn của nàng, hơi thở nóng hổi, bộ ngực phập phồng, làn môi ngọt lịm, đôi mắt gợi cảm của nàng mới đẹp làm sao, Lợi cứ ngất ngây không tài nào ngủ được. Hay là mình yêu rồi nhỉ? Nàng đã có chồng con, làm sao có thể yêu được khi nàng được nữa. Trai chưa vợ lấy gái đã có chồng có được không? Không bao giờ có sự ngược đời như thế phải không? Lợi lẩm bẩm cố quên đi, nhưng hình ảnh nàng vẫn cứ lung linh, chỉ mong sao trời chóng sáng để đỡ nghĩ về nàng. Ngày tháng thấm thoát trôi qua, Lợi và nàng quấn quýt bên nhau, người ngoài tưởng như hai chị em kết nghĩa, nhưng thực tế hai người cứ vụng trộm gặp nhau vào những buổi trưa cơ quan vắng vẻ, rồi họ sống với nhau những phút giây vợ chồng vội vã như vậy. Càng vụng trộm họ lại càng thiếu thốn, càng khát nhau như ruộng hạn khát trời mưa.
          Hôm ấy, Lợi đưa nàng vào nhà nghỉ ở thành phố, sống những giây phút vợ chồng. Không úp mở, Lợi đổi cách xưng hô với nàng.
          - Thôi em làm vợ anh nhé!
          - Có mà trời xập, gái có con lại lấy một trai tơ chưa vợ bao giờ, thôi bỏ cái ý định hão huyền ấy đi, để thế cho đẹp. Nàng khẳng định như vậy.
          - Dù thế nào anh cũng cứ muốn lấy em, không có em anh không lấy vợ nữa, không có em anh sống chẳng có ý nghĩa gì.
          - Làm thế nào để lấy anh được, khi em đã có chồng? Nàng cũng đổi cách xưng hô và hỏi lại như vậy.
          - Có chồng thì mặc có chồng, anh vẫn cứ lấy em làm vợ.
          - Thật không?
          - Thật đấy, em yêu.
          - Đùa, không bao giờ có điều ấy, con của em để đi đâu?
          - Em là vợ anh, thì con em cũng là con anh.
          - Thế phải ly dị chồng à?
          - Đúng đấy, em ly dị chồng xong, anh sẽ cưới em liền.
*
          Cánh cửa phòng nghỉ bật mở, Lợi và nàng lồm cồm bò dậy, không thể tin nổi vào mắt mình, phía cửa mở là chồng nàng và một người đàn ông cao lớn hùng hổ xông vào giơ tay tát Lợi. Nàng lao ra che và đỡ cho Lợi khỏi bị cái tát trời giáng đó. Chồng nàng dừng tay và hết sức kinh ngạc khi thấy vợ mình dám đỡ đòn cho tình địch. Chàng ỉu sìu thất vọng không thốt nên lời, đành ra hiệu cho người bạn cùng đi lôi tuột nàng ra xe chở về gia đình mình, để lại Lợi đứng trơ như khúc gỗ, ngượng ngùng thu dọn đồ đạc, trả tiền phòng và lầm lũi trở về cơ quan công tác chờ đợi một tai vạ sẽ ập xuống vào đầu mình. Nhưng sau đó mọi việc rơi vào im lặng không hề có điều tiếng gì xảy ra, Lợi thở phào nhẽ nhõm, đau đớn và suy nghĩ "có lẽ từ nay mình sẽ mất nàng, sự việc bại lộ như thế, còn mong ước có nàng sao được". Nàng xin nghỉ phép một tháng không đến cơ quan. Lợi thấy nhớ nàng quá, những ngày tốt đẹp vừa qua, sao mà êm ái, nhẹ nhàng, dễ chịu đến thế, nó như liều thuốc gây nghiện làm cho Lợi không tài nào quên được. Lợi như muốn ngay lúc này được ào đến nhà nàng, xem nàng sống ra sao, chồng nàng đối xử với nàng có tệ lắm không. Nếu nàng đồng ý, Lợi sẽ cùng nàng trốn nhà cao chạy, xa bay đến một vùng đất xa xôi nào đó sống cuộc sống tự do và hưởng thụ một tình yêu nòng ấm, thiên đường của hai người.
*
          Nàng chỉ ngồi không nói, chồng nàng thẫn thờ đi lại, có lúc như muốn gầm lên, có lúc lại dịu dàng thỏ thẻ. Chàng thấy mình bị phản bội và vừa mất đi một tài sản vô cùng quý báu trên đời này chẳng gì bù đắp được. Với tội lỗi của nàng theo tập quán Việt Nam, đủ điều kiện để chàng chia tay mà không hề vương vấn, nhưng còn con trai và gia đình hạnh phúc sao đành. Tình cảnh lúc này chàng chẳng dám làm gì cả, sau những ngày im lặng không nói năng gì, cuối cùng chồng nàng đề nghị.
          - Bây giờ em có cần gia đình này nữa không? Em đã phản bội anh nhưng vì con anh cho qua tất cả.
          - Tuỳ anh, mọi việc anh đã biết, nếu anh không chấp nhận, em đành phải chia tay. Còn nếu anh tha thứ, em vẫn mãi là mẹ của con- nàng nhỏ nhẹ.
          Thời gian im lặng khá lâu, cuối cùng chồng nàng lên tiếng.
          - Thôi được, em phải hứa là không bao giờ được phản bội anh nữa. Em nên biết điều để sống.
          - Em đồng ý, cũng mong anh từ nay đừng bao giờ nhắc lại chuyện cũ nữa nhé.
          Hết kỳ nghỉ phép, chiếc xe ô tô của chồng lại đưa nàng đến công sở làm việc. Người ta lại thấy gia đình nàng hạnh phúc, chồng quan tâm, chăm lo đến mọi hoạt động đời sống, công tác của nàng. Nhiều người trong cơ quan, nhìn thấy cảnh ấy thèm muốn có được cuộc sống hạnh phúc như vậy. Vì nàng nghỉ phép dài ngày, trong cơ quan cũng có một vài tin đồn dị nghị mong manh không tốt về nàng, nhưng thấy cảnh hạnh phúc của vợ chồng nàng, mọi suy nghĩ xấu về dần dần không còn nữa.
          Công việc nhiều, cả tháng nghỉ phép bị ùn lại, nàng ra sức làm cho kịp với tiến độ và nhiệm vụ cấp trên giao. Có hôm hết giờ, chưa hết việc, chồng nàng chờ đón cả tiếng đồng hồ mà nàng vẫn chưa rời khỏi máy vi tính. Nhiều lần như vậy, nàng đành phải ở lại cả buổi trưa để làm việc như trước kia. Chính những  buổi trưa chết tiệt ấy đã làm cho nàng khó giữ được mình, nàng ngồi một mình đánh máy, Lợi đến từ lâu, đứng phía sau ngắm cái cổ trắng nuốt của nàng, rồi bạo dạn đặt lên đó nụ hôn nóng hổi, nàng quay lại tỏ vẻ không bẳng lòng.
          - Đừng làm phiền chị nữa em!
          - Anh yêu em, thật sự anh không thể thiếu em được- Lợi thổn thức.
          - Không thể vì tình cảm bồng bột của em mà chị lại đánh đổi cả hạnh phúc gia đình của mình sao, em hãy dừng lại đi vẫn chưa muộn.
          - Anh yêu em thật lòng mà, anh sẵn sàng đổi cả sự nghiệp để được sống với em, cho dù năm tháng đó có ít ỏi đến mấy cũng được.
          - Thôi em, hãy đổi lại cách xưng hô đi nhé, chị biết tình yêu "lửa rơm" của em thì được mấy hôm. Có dám cưới chị làm vợ thật không?
          - Dám chứ, nếu em bỏ chồng, anh sẽ cưới em ngay. Bố mẹ anh đã mua cho anh một ngôi nhà ở thành phố rồi, em lấy anh đôi ta và con sẽ về đấy để ở.
          - Thôi đừng tán dóc và hão huyền nữa.
          - Anh nói thật đấy. Kiếp này chỉ có em là vợ của anh mà thôi. Nếu không lấy được em, coi như anh không có vợ.
          - Ai mà tin được lời nói của bọn con trai, nhất là của bọn choai choai.
          - Tình yêu của anh sẽ chứng minh cho em điều đó "không có em bầu trời như không có nắng, không có em chim trời như không có đôi, không có em đất trời như vô nghĩa, trên đời này như không có yêu thương".
          Vừa khe khẽ hát, Lợi vừa vít cổ và đặt đôi môi đang khát khao của mình lên đôi môi tươi thắm của nàng, nàng yên lặng và không phản ứng. Được đà, Lợi vòng tay ôm nàng đứng dậy, hai cánh tay cường tráng ghì chặt nàng vào lòng và hôn tới tấp lên môi lên cổ... cả hai từ từ ngả xuống chiếc bàn gần đấy làm tung toé cả đống tài liệu xuống thềm.
*
          Toà án gọi hai vợ chồng nàng đến.
          Toà tiến hành hoà giải giữa hai người, cố níu lại hạnh phúc gia đình mỏng manh của nàng bằng cách thuyết phục nàng hãy vì tương lai của con mà rút lại đơn xin ly hôn. Nhưng nàng đã quyết định rồi, gửi đơn đến toà án huyện, coi như nàng đã chính thức từ chối hạnh phúc đó. Quyết định chia tay với chồng, nàng hy vọng toà sẽ sử cho nàng được nuôi đứa con yêu quý của mình, đổi lại nàng không lấy bất kỳ một thứ tài sản chung nào của gia đình kể cả ngôi nhà hai tầng và khuân viên đẹp đẽ do chính tay nàng góp công xây dựng. Biết nàng kiên quyết từ bỏ hạnh phúc mà bấy lâu nay anh cố níu kéo, chồng nàng miễn cưỡng chấp nhận sự ly tán. Toà xử cho chồng nàng được quyền nuôi đứa con trai vì cháu đã lớn. Rời khỏi toà án, nàng vội vã về nhà, nhìn thấy đứa con yêu quý của mình, nàng không thể nào ngăn nổi nước mắt, nàng khóc không hiểu vì phải xa con. Thấy mẹ khóc, tuy không hiểu vì sao nhưng nó xà vào lòng mẹ khóc tức tửi, đâu biết rằng gia đình hạnh phúc của nó từ nay san đàn, xẻ nghé.
          - Nín đi con trai của mẹ, từ nay con phải ngoan nhiều hơn nhé, buổi sáng con phải dậy xớm để đi học, mẹ không được gọi con nữa đâu.
          - Sao mẹ lại khóc. Con không thích mẹ khóc bao giờ.
          - Từ hôm nay mẹ mãi xa con,hàng ngày con phải tự tắm rửa và lo lấy mọi việc cho bản thân con nhé.
          - Con không cho mẹ đi đâu cả. Mẹ phải ở nhà với con.
          - Muộn rồi con ạ, xa mẹ con có nhớ không?
          - Con yêu mẹ lắm! Làm sao mà mẹ không ở nhà nữa. Có phải ai bắt nạt mẹ, khi nào con lớn con sẽ đánh chết họ.
          - Thôi để mẹ vào nhà chuẩn bị đồ đạc, tý nữa chú Lợi sẽ đến đón mẹ đi.
          - Không được, con không cho ai đón mẹ cả, mẹ phải ở nhà với bố và con.
          Nàng gạt nước mắt, buông con ra vội vã vào nhà chuẩn bị hành trang.
*
          Chiếc xe tắc xi bốn chỗ đưa nàng xuôi về thành phố, nàng đến ở nhờ nhà chị gái, chờ một thời gian nữa Lợi đến cưới nàng và đưa nàng về nhà như lời Lợi đã hứa. Nàng xin thôi việc ở cơ quan cũ, chờ xin việc mới ở thành phố. Mọi vui buồn hạnh phúc nàng gửi lại nơi tỉnh lẻ để đến với Lợi giữa phồn hoa đô thị. Cũng vì quan hệ không lành mạnh giữa Lợi và nàng nên anh ta bị kỷ luật không được làm ở phòng kế hoạch, phải đến làm việc ở một tỉnh vùng sâu, vùng xa. Từ đó Lợi ít có điều kiện về thăm và chăm sóc nàng như trước. Mọi dự định sẽ cưới nàng sau khi ly hôn dần dần khó trở thành hiện thực. Giờ đây, biết được mối tình ngang trái của nàng và Lợi, gia đình anh ta ra sức ngăn cản. Họ tìm mọi cách để không cho Lợi có điều kiện gặp nàng, "Ai đời trai tơ chưa vợ lại yêu và lấy người đàn bà đã có con và bị chồng ly dị" - người ta nói như vậy. Ngôi nhà ở thành phố dự định cho Lợi khi cưới vợ cũng bị thu lại. Mọi người thân không có ai ủng hộ cuộc hôn nhân giữa Lợi và nàng. Lợi đứng trước rất nhiều sức ép cả về tinh thần và vật chất, không thể nào giữ được mối quan hệ và tình cảm thắm thiết với nàng như trước nữa. Nguy cơ tan vỡ mối tình với Lợi đã hiện ra trước mắt.
          Nàng bâng khuâng trước hiện thực phủ phàng, Lợi chưa phản bội nàng, nhưng mọi điều kiện để đến với nàng hầu như bế tắc. Nếu lấy nàng, về thành phố sống Lợi sẽ mất việc, trong khi đó nàng chưa xin được việc làm, cuộc sống sẽ ra sao khi không có tiền, có nhà. Tự nhiên nàng thấy chơi vơi. Nàng giật mình nhận ra mình đã ngoài 30 tuổi, còn Lợi thì trẻ quá. Hạnh phúc liệu có đến được với nàng không? nếu có chắc cũng không thể bền vững được. Nàng tự trách mình sao lại mù quáng trước tình yêu ngang trái thế. Tại sao mình không nghĩ rằng tình yêu "lửa rơm" của Lợi sẽ sớm tắt lịm. Nàng thật sự thấy chơi vơi.
          Tiếng khóc của đứa con trai yêu dấu văng vẳng, làm tim nàng đau nhói.

                                                                                 Tháng 11-2009
                                                                           Nguyễn Văn Lai
         













HẠT MUỐI VÀ BIỂN CẢ
–––––
Hạt muối nhỏ nhoi giữa lòng biển cả, tan biến đi khi mỗi đợt sóng triều dâng, chính điều đó góp phần làm cho biển mặn mòi, ấm áp. Hạt muốn vẫn ngàn đời sinh ra từ biển, được biển nuôi dưỡng, chở che và nhọc nhằn, vần vũ cùng với những con sóng tung bọt trắng ngần. Trăm con sông đều đổ vào biển cả, nhưng chỉ khi về với biển nước mới được hưởng sự mặn mòi, sông góp nước cho biển, nhưng muối thì phải tự biển sinh ra. Không có muối sao gọi là biển, biển mênh mông nhường ấy sẽ là vô nghĩa khi nước nhạt phèo. Từng hạt muối nhỏ nhoi tạo nên tính chất của biển cả. Từng con thuyền đánh cá đi về đều tự hào có biển, con thuyền điểm xuyết cho biển đẹp hơn, nhưng muối và nước sẽ cấu thành biển cả. Thiên nhiên tự hào có biển, con người lại rất cần muối và nước cho cuộc sống.
          Tôi đến với nghề Tuyên huấn cũng giống như hạt muối nhỏ nhoi góp sức mình vào lòng biển cả. Biển mênh mông là thế, hạt muối tôi bé nhỏ biết nhường nào, nhưng những con thuyền và cánh hải âu trên biển thì không thể xa rời biển thân yêu và hạt muối tôi cũng góp sức nâng cánh chim thân yêu và đẩy thuyền đi trong mỗi sớm mỗi chiều.
          Thủa học sinh, hai từ Tuyên huấn tôi nghe xa vời vợi, nhưng tôi ngưỡng mộ bác Tố Hữu- nhà thơ cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam là Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương thời đó. Cảm nhận của tôi, thơ có nghĩa là bác Tố Hữu; bác Tố Hữu là nhà thơ và là nhà Tuyên huấn, tôi thấy yêu thơ và yêu Tuyên huấn. Tình yêu đó được nhân lên qua năm tháng học hành dưới mái trường XHCN và được đọc thơ Tố Hữu, từ “Việt Bắc”, “Gió lộng” đến “Việt Nam máu và hoa” rồi “Những nhành xuân” đều in đậm trong trái tim tôi. Sau này tôi mới hiểu rằng Tuyên huấn đâu chỉ là thơ, thơ chưa phải là Tuyên huấn. Nhưng con đường tôi đến với Tuyên huấn có một phần đóng góp của thơ, đó là bài thơ do chính mình sáng tác đọc trước buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng. Đó là một kỷ niệm đẹp và đáng yêu biết mấy của tôi đối với Ngành Tuyên huấn.
Tôi đi bộ đội từ trước ngày chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Khi “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” thì đơn vị tôi lên tầu hành quân ra Bắc, trong đội ngũ điệp trùng của người lính bảo vệ biên cương có tôi cầm súng, góp thêm sức mạnh chống kẻ thù xâm lăng. Những ngày tháng ở biên cương tôi càng hiểu thêm nhiều về ý nghĩa của lẽ sống và tình yêu đất nước, quê hương, tình yêu con người, nỗi trăn trở của những người bảo vệ đất Việt quê hương. Trong gian khổ hy sinh đều rất cần tiếng hát, tiếng thơ, rất cần những lời động viên, chính lúc đó chúng tôi nhận được sự quan tâm to lớn của Đảng, Nhà nước và quê hương nên chúng tôi đã chiến thắng giặc ngoại xâm và chiến thắng chính mình-đó chính là Tuyên huấn.
          Rồi tôi được đi học sỹ quan để trở thành người cán bộ quân sự của Đảng, tôi tự hào biết mấy, nên đã ra sức học tập, rèn luyện để được cống hiến tuổi trẻ, sức lực và trí tuệ của mình vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tốt nghiệp ra trường tôi được làm cán bộ quản lý giáo dục cấp phân đội của một trường sỹ quan lớn của Quân đội, rồi làm giảng viên bắn súng bộ binh dạy học viên đào tạo sỹ quan, sau đó tôi được điều lên làm trợ lý tuyên huấn của Nhà trường. Ôi hai từ Tuyên huấn mới ngày nào còn nghe xa lạ làm sao mà đến bây giờ đã trở thành hiện thực đối với tôi. Thế là tôi chập chững bước vào nghề bằng cả niềm say mê nhiệt huyết của con tim, khối óc của mình. Khi bắt tay vào nghề tôi mới nhận thức được làm Tuyên huấn đâu chỉ có chăm chỉ, nhiệt tình là được mà còn phải có năng lực, trí tuệ và năng khiếu thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Vào nghề, tôi háo hức bắt tay làm việc, thi đua-khen thưởng nghe ra có vẻ là chỉ mang miềm vui đến cho nhiều người, nhưng thực tình công việc không hề đơn giản chút nào. Có làm nghề mới hiểu hết nghề, nhiệm vụ chuyên môn của tôi khi chập chững vào ngành Tuyên huấn là được làm công tác thi đua khen thưởng. Tôi biết, thi đua khen thưởng là một nhiệm vụ rất quan trọng, là một bộ phận không thể thiếu được của hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội. Trong hoạt động thi đua phải tạo nên được phong trào đua đuổi vượt lẫn nhau nhưng không phải là ganh đua, là cạnh tranh mà là thi đua XHCN, thi đua yêu nước, thi đua quyết thắng. Ở nhà trường đào tạo sỹ quan có làm tốt công tác thi đua khen thưởng thì mới hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục-đào tạo được. Suy rộng ra đất nước có phát triển được thì khen nhiều hơn phạt; Quân đội có mạnh không thì khen thưởng phải nhiều hơn xử lý kỷ luật. Tôi cũng hiểu rằng nhà lãnh đạo và người chỉ huy giỏi là người biết sử dụng có hiệu quả công tác thi đua khen thưởng, trong đó thi đua phải có khen thưởng, mà khen phải đi đôi với thưởng. Tuy nhiên, khen thưởng phải đúng người, đúng việc, khen sao cho động viên và phát huy được tính tích cực của quần chúng. Nếu khen thưởng không đúng chẳng những không có tác dụng tích cực mà có khi lại làm thui chột cả phong trào. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
                             “Em có tài nấu nướng
 Anh có tài ngợi khen”
Tôi làm trợ lý giúp cho người lãnh đạo, chỉ huy của đơn vị về công tác thi đua khen thưởng, tôi biết đây là một vinh dự những cũng gặp đầy rẫy những khó khăn phức tạp. Làm sao để góp phần thúc đẩy phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị phát triển và theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Vì yêu nghề Tuyên huấn nên tôi yêu việc thi đua khen thưởng và tôi say mê lao vào công việc như một người lính xung kích trên mặt trận. Có những lúc thăng trầm, có những khi thất bại, những lúc thành công. Mười mấy năm trong nghề, tôi được hưởng cảm giác nhẹ nhàng thanh thản khi mình góp được tí chút công sức và trí tuệ thúc đẩy phong trào thi đua đi lên, cũng có khi buồn thê thảm khi mình chưa làm chọn vẹn một công việc chuyên môn đáng lẽ ra người trợ lý thi đua khen thưởng phải làm tốt. Cũng giống như hạt muối đã góp phần làm nên vị mặn cho đại dương bao la, nhưng cũng thật là chát đắng khi giữa mêng mông nước biếc của biển khơi mà con người không thể múc lên uống được. Những năm tháng ấy tôi hoà mình vào tập thể, lặng lẽ âm thầm làm việc, lặng lẽ âm thầm chịu đựng tiếng khen chê. Rồi những kỷ niệm ùa về, động lại mãi với thời gian, theo suốt cuộc đời, dệt nên những hoa văn điểm thêm cho nét đẹp của cuộc sống. Tôi vẫn thường tự hào nói với mọi người trong đơn vị mình là người may mắn, luôn mang niềm vui đến cho nhiều người. Tức là nhiệm vụ của tôi là làm công tác thi đua khen thưởng, tôi giúp người chỉ huy tổ chức phong trào thi đua quyết thắng, duy trì phong trào, kiểm tra đôn đốc, rồi theo dõi tổng hợp khen thương, rà soát, nâng lên đặt xuống kết quả thi đua, bình xét khen thưởng, soạn thảo các quyết định để người chỉ huy ký khen thưởng và như vậy nhiều tập thể và cá nhân được khen thưởng, tôi cũng vui lây niềm vui của họ. Họ thật xứng đáng với những thành tích đã đạt được trong công tác. Tuy nhiên, một số cá nhân chưa đủ tiêu chuẩn để được khen gặp tôi họ chẳng vui chút nào, ai cũng cho rằng tại tôi soi mói khuyết điểm của họ, nâng lên đặt xuống, “bới bèo ra bọ” để tập thể và cá nhân của họ không được khen, tất cả chỉ tại cái anh trợ lý phụ trách công tác thi đua khen thưởng mà thôi. Tôi cũng tự thấy mình cứ vướng víu điều gì đó rồi cứ lăn tăn mãi, “bởi xã hội và con người tốt đẹp phải khen nhiều hơn phạt” kia mà. Trách nhiệm của tôi là người nòng cốt đi xây dựng phong trào, xây dựng điển hình tiên tiến, để có nhiều “người tốt, việc tốt”. Trong cuộc sống và công tác, tôi đã làm được đến đâu? Vì vậy, tôi càng phải cố gắng, càng phải hết mình với công việc, nhưng sức lực nhỏ bé của mình có giới hạn, tác dụng được đến bao nhiêu tôi chưa có lời giải đáp. Chỉ biết rằng yêu nghề Tuyên huấn thì phải nặng lòng với nghề, trăn trở với nghề mới tốt lên được mà thôi. Thế rồi tôi lại tiếp tục bước đi nặng nhọc trên con đường đầy khúc khuỷu gập nghềnh của nghề ấy. Tôi giống như người đang bơi giữa đại dưong bao la cần phải không biết mệt mỏi, phải thắng được sóng gió, vượt qua được bão tố phong ba thì mới đến được bến bờ bình yên và tôi cứ bơi trên dòng nước của nghề thi đua khen thưởng đến khi tuổi quân, tuổi đời trải dài qua năm tháng.
Cuộc sống không đơn giản chỉ có nói và làm; nói được và làm được là điều quá tốt. Nghề tuyên huấn là phải nói thật tốt để cho mọi người nghe và làm thật tốt để cho mọi người theo, điều đó ai cũng hiểu. Nhưng tôi vẫn cứ trăn trở băn khoăn khi thấy cuộc đời này nhiều cái vẫn chưa thành công, bởi hiệu quả của công tác thi đua khen thưởng đôi khi còn thấp. Phong trào được phát động liên tục nhưng thi đua thì ít mà ganh đua thì nhiều, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được các tập thể và cá nhân hưởng ứng sôi nổi, tuy nhiên học tập đạo đức, tấm gương của Bác thì tốt, nhưng làm theo được ít lắm, thậm chí có việc còn đi ngược lại với tư tưởng, đạo đức của Người thì làm sao chúng ta thấy hài lòng và không trăn trở. Thi đua khen thưởng là để xã hội tốt hơn, để con người hoàn thiện hơn, hướng tới cái tốt, hướng tới cái “chân, thiện, mỹ” và cũng để xây dựng con người mới XHCN. Đất nước đang trên đà phát triển, thi đua và cạnh tranh lành mạnh là rất tốt và cần thiết, song cũng không nên bất chấp tất cả, mỗi người hãy bằng công sức bé nhỏ của mình mà hành động vì tập thể.
Tôi cũng vậy, Tuyên huấn nói chung và thi đua khen thưởng nói riêng đã ngấm vào máu của mình, tôi theo nó đi suốt chiều dài năm tháng và cuộc đời mình, 16 năm gắn bó với nghề, buồn vui trải nghiệm, kỷ niệm đan sen. Nghiệm lại, với nghề, tôi thấy mình như hạt muối nhỏ nhoi giữa lòng biển cả. Đại dương chính là mái trường quân sự nơi tôi công tác, là nghề tuyên huấn tôi đã làm trong những năm tháng qua. Ở đó đã nuôi dưỡng hạt muối tôi tồn tại, không có đại dương bao la thì làm sao có hạt muối mặn mòi này. Những hạt muối, giọt nước chúng tôi ngày đêm góp sức nhỏ bé của mình làm nên biển cả. Biển luôn hào phóng giúp cho đời, nuôi dưỡng chúng tôi, nâng bước, chắp cánh chúng tôi đi. Trong tôi luôn âm hưởng những vần thơ mà ngày đầu chập chững bước vào nghề tôi đã đọc.
Và chúng ta cũng chính là hạt muối
Hạt muối nào cũng mặn, cũng trắng trong
Mái trường ơi, nếu người là biển cả
Xin ngàn đời vẫn sóng vỗ bao la.
                                                                   Nguyễn Văn Lai
CHÚ BÒ MỘNG AN AN
–––––

Chú ta là con bò mộng cường tráng và khoẻ mạnh, bốn chân to khoẻ, cơ bắp cuồn cuộn, bước đi vững trãi, bộ móng lẻ của cả 4 chân tròn đều, khoảng cách vừa phải. Mỗi khi bước đi, chân trước vừa nhấc khỏi mặt đất là chân sau đã đặt đúng chỗ chân trước vừa nhấc. Cứ nhìn 4 chân chắc khoẻ của chú bước đi là biết chú ta có sức khoẻ cực tốt, nếu dùng cho việc cày ruộng hoặc kéo xe thì thật tuyệt vời, chẳng kém gì mấy chiếc công nông ghẻ, chạy réo um cả làng, xả khói đen mù mịt làm bẩn cả môi trường thôn xóm. Nhìn chú bò mộng này, người ta thích nhất là chú có cái bờm lực lưỡng, một ụ thịt gồ cao nhô khỏi bả vai trông mới kiêu hãnh làm sao; nửa thân hình phía trước của chú bò trông bề thế, cơ bắp nổi lên từng cục, tạo cho dáng của chú lao hẳn về phía trước với một sức mạnh tuyệt diệu, có thể kéo cả chiếc xe chở đầy hàng hoá nặng hàng tấn đi băng băng. Cái đầu của chú luôn ngẩng cao và hơi chúi về phía trước với hai hai cánh mũi to phập phồng hắt ra tiếng thở phì phò mỗi khi tức giận hoặc làm việc nặng. Đáng quý nhất là chú ta có cặp sừng to, cong và nhọn, hai đầu sừng vươn lên cao và cũng luôn hướng về phía trước như sẵn sàng đâm thẳng vào kẻ thù nếu lều lĩnh gây chiến với mình. Với cặp sừng đáng quý như vậy, chú doạ được khối kẻ nhát gan và yếu bóng vía. Chú có cái mồm gầu giai đến nể sợ, cỏ khô, cỏ tươi chú nhai tuốt; cám cò, ngô hạt, ngô cây, lúa mới ngậm đồng chú cũng chén được; khi ăn chú vục tùng cụm cỏ nhai ngon lành, chú ăn tạp nên thân thể càng to khoẻ đồng nghĩa với sức mạnh của chú càng được nhân lên. Chú có bộ lông vàng tím, phơn phớt hồng quả là tuyệt đẹp; cụm lông dài ở bờm của chú đen óng, càng nhìn càng thấy tăng thêm sức mạnh của một chú bò mộng đang tuổi trưởng thành. Mỗi tuổi chú càng to thêm, khoẻ thêm, hùng dũng thêm, oai vệ thêm, thậm chí là tàn bạo thêm, có thể nói chú ta là con bò đầu đàn của thôn Thạch Khoán này. Chính vì vậy, trẻ con trong thôn đã tôn vinh chú, ngưỡng mộ chú và đạt tên cho chú là An An, cái tên nghe vui vui như tiếng Tầu nhưng cũng là niềm tự hào và tin tưởng về sự an toàn của đàn bò trong thôn khi có chú đứng đầu. Như hiểu được điều đó, An An luôn tỏ ra xứng đáng khi cần đến sức mạnh của mình để vận chuyển những khối hàng nặng nề chất trên xe của bà con thôn xóm khí cần thiết. Vào mỗi vụ thu hoạch từng đống lúa, đống khoai chất đầy trên xe nặng trĩu, chú băng băng kéo về cho mỗi gia đình, tất nhiên tiền công lao động của chú ông chủ trẻ sẽ lĩnh về, một phần để tái sản xuất sức lao động cho chú bằng những tải cám cò, ngô hạt, ngô cây. Sau mỗi ngày lao động cực nhọc An An được buộc ở góc vườn chậm dãi thưởng thức những món thức ăn giầu dinh dưỡng mà cậu chủ mang tới, rồi điềm tĩnh nhắm mắt vờ ngủ. Chú ta chỉ thấy vui và hứng khởi khi có bày trẻ nhỏ đi học về phốc lên lưng chú với hai ba đứa trẻ túm bờm, nắm đuôi tưởng tượng như đang được phi ngựa giống trong phim kiếm hiệp. Cứ thế, từng ngày chú ăn và làm cùng cục không biết mệt mỏi với bao nhiêu việc. Từ ngày xe công nông bị cấm, cả thôn Thạch Khoán này vận chuyển hàng hoá gì đều cần đến chú ta, nhiều tấn hàng đã qua vai chú.
Nhưng bị gò bó mãi trong đôi càng xe chặt chội và chiếc vai bò cong queo chú cảm thấy bắt đầu bực bội, An An ước mơ mình là một chú bò đầu đàn trên đồng cỏ thì sướng biết bao. Nếu được thế chú sẽ là con bò mộng đầu đàn cai quản cả đồng cỏ mênh mông với một mầu xanh mướt mắt và no ấm trải rộng đến tận chân trời. Ở đó An An tha hồ tung tăng bay nhảy, thích ăn thì ăn, thích chơi thì chơi, thích gặm cỏ thì cúi đầu gặm cỏ, cỏ tốt trên đồng bằng cái miệng gầu giai của chú mà vục thì chẳng mấy mà no, mà đầy bụng, rồi tha hồ nhởn nhơ, thư thái. Chú ta ước ao được ngửa mặt nhìn những cụm mây trắng lang thang trền bầu trờ cao xanh, ngắm những bìa rừng xa xanh mát mắt, rì rào tiếng gió thổi, nghe vi vu như một điệu đàn ngàn đời không bao giờ tắt. Trên đồng cỏ An An sẽ được hưởng những tia nắng mặt trời buổi sáng chiếu xuống tắm cho bộ lông vàng tím, phơn phớt hồng của chú càng thêm đẹp, được đón từng cơn gió nhẹ mơn man làn da mỗi buổi hoàng hôn tắt nắng trên đồng. Chú mơ về cuộc sống tự do, không tù túng để được làm chủ bầy đàn, được chạm đôi sừng to khoẻ và nhọn hoắt của mình đấu với những chú bò mộng khác trong đàn mỗi khi hứng khởi. Chú ta chắc rằng phần thắng sẽ nghiêng về mình vì chú là chú bò đầu đàn kia mà. An An nghĩ bụng và nghĩ rằng nếu chú được trở về tự do trên đồng cỏ thì đôi sừng và chiếc đầu to khoẻ của chú sẽ ủi tung những gò đất bướng bỉnh nhấp nhô làm vướng mắt trên đồng. Mỗi lần húc vào ụ đất, gò đất là mỗi lần chú được thử sức với thiên nhiên được mài đôi sừng sắc nhọn của mình cho thêm sắc nhọn, rồi ngẫu hứng chú sẽ tung bốn vó chạy trên đồng cỏ hít thở không khí trong lành và phóng khoáng của thiên nhiên ban tặng.
Bất chợt, chú trở về thực tại khi ông chủ đến dắt chú vào đôi càng xe chuẩn bị cho chuyến vận chuyển hành hoá mới. Chú chậm dải và ể oải bước theo ông chủ mà vẫn còn tiếc nuối với giấc mơ tự do trên đồng cỏ mà không bao giờ trở thành hiện thực. Từ đó, chú ta hay bực dọc và giở chứng, nghe theo lệnh của ông chủ một cách miễn cưỡng, chỉ khổ cho đôi càng xe bằng gỗ thỉnh thoảng  lại bị chú vặc đôi sừng làm sứt sẹo và thiếu thẩm mỹ đi đôi chút. Mỗi lần kéo xe, An An lại vùng vằng khó chịu, thậm chí dùng cái mồm gầu giai của mình vít cả bó lúa, rổ khoai chất trên xe xuống nhai ngấu nghiến, rồi giả vờ quay người đụng chạm làm đổ cả hàng hoá của nhà nông. Chưa hết, chú ta còn cố tình làm ra vẻ mệt nhọc ể oải chằng chịu đi nhanh như trước, số lượng chuyến xe từng ngày cứ giảm dần, trọng lượng hàng hoá trên xe cũng nhẹ bớt. Thỉnh thoảng chú còn dùng chiếc đuôi dài cứng của mình quật qua, quật lại vun vút vào cả mặt, cả vai ông chủ. Vì quý An An nên ông chủ cũng làm ngơ, thấy chú vẫn được việc nên ông chủ luôn nâng niu, chăm sóc chú chu đáo, chẳng khi nào đánh chú chiếc roi nào cả. Chỉ có cậu chủ là cảm thấy nghi ngờ trước sức mạnh của chú giảm tụt như vậy, từ đó cậu chủ hay quát mắng và thỉnh thảng lại tặng cho chú một vài doi vào mông đau điếng, làm chú ta giật thót cả mình. Tuy vậy, chú ta vẫn cứ phá phách, giận cá chém thớt vục vặc khắp nơi, vào chuồng phá chuồng, kéo xe vặc xe, gặp đồng loại yếu hơn húc đồng loại, thậm chí còn vặc cả sừng vào gốc cây làm bật cả vỏ trắng hếu. Sểnh một tí là là lao vào ruộng lúa, bãi khoai của nông dân chén bậy, làm mất mặt cả ông chủ. Cậu bé chuộc An An về vụt cho một trận, xong đâu vẫn vào đấy, hễ không có người chăn dắt là chú ta lẻn vào phá hoại hoa mầu, đến là khốn khổ với chú. Từ đó tự nhiên trong mắt người dân của thôn Thạch Khoán chú bò mộng An An mất dần cảm tình với họ, không ai đặt nhiều hy vọng là chú có thể thay thế được xe công nông đã bị cấm. Mọi người mong chú hãy dùng sức khoẻ cường tráng của mình phục vụ sản xuất, giúp đỡ bà con nông dân và cũng là giúp chú có miếng ăn dễ dàng.
CON GÁI SƠN TÂY
––––––––

Hồi ấy, câu nói “Gái Hà Nội, Bộ đội Sơn Tây” cứ ám ảnh mãi chúng tôi suốt chặng đường từ đơn vị chiến đấu tận biên giới phia Bắc về trường sĩ quan đóng ở thị xã Sơn Tây (Hà Tây cũ) để học. Khi chưa đến xứ Đoài, chúng tôi cứ tưởng ở Sơn Tây chỉ có lính và lính mà thôi. Vì ở đó là “Vùng đất lính” kia mà, con gái chắc là ít lắm. Từ bé, chúngtôi lại được nghe bập bõm những câu thơ về con gái xứ Đoài “Con gái Sơn Tây, yếm thủng tày dần; răng đen hạt nhót, chân đi cù lèo”, rồi “Tóc rễ tre, chải lược bồ cào, sần sùi da cóc, hắc lào tứ tung, trên đầu chấy rận như sung...”. Muốn tìm một cô người yêu hẳn là phải xuống Hà Nội mới có, như vậy thì học viên sỹ quan chúng tôi làm gì có thời gian để đi tìm bạn gái, rồi thì “tình phí” lấy đâu ra, phương tiện đi lại lúc ấy khó khăn vô cùng. Thế thì có lẽ phải trở về quê nhờ bố mẹ tìm và cưới cho một cô gái làng làm vợ mà thôi. Với những suy nghĩ mặc cảm và nỗi ám ảnh về con gái Sơn Tây như  vậy, nên giai đoạn là học viên vì bận học tập, ít được tiếp xúc với bà con nhân dân địa phương trong đó có các cô gái Sơn Tây chúngtôi chưa hề có cảm tình gì với họ, mà chỉ chăm chú vào việc học hành, rèn luyện để trở thành người sỹ quan tương lai.
Thế mà! mọi suy nghĩ và tình cảm của chúng tôi  bị đảo lộn khi đơn vị đi học tập dã ngoại xa trường, đóng quân trong nhà dân. Lần đầu tiên chúng tôi được gặp “Cô gái Sơn Tây”, đó là một cô gái ngang tuổi chúng tôi, hồi ấy khoảng mười chín, đôi mươi. Cô tên là Dự con gái chủ nhà, đã từng học xong trung cấp y tế đang chờ xin việc làm. Chúng tôi rất ngỡ ngàng khi thấy cô gái trẻ và có duyên này, tuy ít tuổi nhưng hiểu biết xã hội khá sâu. Sau mỗi buổi đi huấn luyện về được trò chuyện với cô, chúng tôi biết cô yêu nghề y và rất mến áo lính. Ước mơ của cô nếu không xin được việc làm thì sẽ đăng ký đi nghĩa vụ quân sự để được phục vụ trong quân đội, được mang “mầu xanh áo lính”. Gần cô gái có dịp ngắm em, chúng tôi thấy tuy là con gái Sơn Tây nhưng em có làn da trắng, tóc dài đến thế, em nói chuyện có duyên và lém lỉnh, reo vào lòng chúng tôi những rung cảm đầu đời. Mỗi khi đi học ngoài thao trường về đến nhà trọ được gặp em tươi cười, rót cho chúng tôi bát nước chè xanh là thấy nhẹ cả người, bao nhiêu mệt nhọc biến đi đâu hết. Ngày nghỉ, em rủ chúng tôi ra ruộng rỡ khoai giúp gia đình, tối về quây quần bên bếp lửa vừa ôn bài vừa bóc khoai nướng xì xụp ăn, rồi cười khúc khích, thật là một kỷ niệm vui, em để lại nhiều ấn tượng với chúng tôi. Từ bữa đó, cảm giác không đẹp về con gái Sơn Tây đã bay đi đâu mất, chỉ còn lại hình ảnh tươi rói về em theo chúng tôi đi suốt những ngày tháng trên giảng đường của trường sỹ quan.
Thời tiết của vùng “đất lính” thật là khắc nghiệt, đúng là “nắng Sơn Tây, mây Ba Vì”, nhưng con người Sơn Tây thì thật là hiền hoà và tốt bụng. Quân đôi chắp canh cho chúng tôi bay lên, cơm gạo Sơn Tây nuôi dưỡng chúng tôi, tình cảm của nhân dân Sơn Tây nâng bước chúng tôi đi. Kỷ niệm về vùng đất Sơn Tây theo suốt cuộc đời lính chúng tôi bắt đầu từ những năm tháng học tập và rèn luyện ở trường sỹ quan và rồi sau đó gắn bó suốt cuộc đời.
Tốt nghiệp sỹ quan ra trường, chúng tôi được tổ chức phân công ở lại trường công tác. Đất xứ Đoài không còn xa lạ nữa, con người và những cô gái Sơn Tây giờ đây trở thành thân quen. Sơn Tây trở thành một phần của Thủ đô Hà Nội với những khu du lịch có vẻ đẹp và huyền thoại nổi tiếng như hồ Đồng Mô, Ao Vua, làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Mía...Những cô gái Sơn Tây không còn phải đi xe đạp nữa, họ đi xe máy tay ga đời mới, ngồi xe ô tô sang trọng đắt tiền “ba chấm không”, đó là những xô gái năng động sáng tạo, chịu khó học hành và thành đạt. Còn bao nhiêu cô gái Sơn Tây khác hiền thục và đảm đang “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, cấy lúa, trồng hoa, chăn tằm, dệt vải việc nào cũng thành thạo. Những “cô gái Suối Hai” trở thành nổi tiếng, những nàng áo xanh dưới chân núi Tản Viên chăn nuôi bò rất giỏi để ngày ngày cho những dòng “sữa trắng Ba Vì”; những cô thôn nữ với vành nón trắng nhấp nhô trên đồng cho những mùa thu hoạch bội thu, làm “Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc”. Sơn Tây đẹp như huyền thoại, con gái Sơn Tây chung tay xây dựng đất nước. Công sức và trí tuệ của họ đã góp một phần biến vùng đất đá ong xưa, nay trở thành làng du lịch sinh thái, khu công nghệ cao và những con đường nhựa, đường bê tông rộng rãi nối xã nọ, làng kia cùng nhau phát triển kinh tế, “xoá đói giảm ngheo”.
Với tôi, con gái Sơn Tây giờ đây đã là ruột thịt - cô gái trẻ Sơn Tây năm xưa nay là “bà lão” thân sinh ra hai đứa con của mình. Cô gái Sơn Tây ấy sẽ mãi mãi gắn bó với tôi, cùng chung niềm vui và nỗi buồn qua năm tháng.
Hoá ra cái cảm giác ban đầu hay đánh lừa chúng ta đến thế, con người giống như một quyển sách nếu chưa đọc thì chưa thể biết hết cái hay của nó. Phải chăng đừng vội ngộ nhận bất kỳ điều gì khi chúng ta mới gặp?

                                                                   Nguyễn Văn Lai






















KHÚC HÁT SÔNG QUÊ-SỰ HOÀI NIỆM ĐẾN TỘT CÙNG
Khúc hát sông quê
                                                            Nhạc:  Nguyễn Trọng Tạo
Quá nửa đời phiêu bạt, tôi lại về úp mặt vào sông quê, ôi con sông dạt dào như lòng mẹ, chở che con qua chớp bể mưa nguồn. Từng hạt phù sa tháng ba, tháng bẩy, hương vị heo may trên má em hồng.(Ơi con sông quê, con sông quê)2, sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ, vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng. (Ơi con sông quê, con sông quê)2, con cá dưới sông, cây trồng trên bãi, lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm. Cùng một bến sông con trâu đằm sóng dưới, bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn. Một dòng xanh trong chảy mãi đến vô cùng.
Xa quê, ai cũng nhớ về quê hương, người lính cũng vậy, quê hưong gắn bó một thời không thể nào quên. Người lính lớn lên từ bát cơm quê, từ tiếng ru ầu ơi của mẹ, ra đi từ những câu ca của bà với cánh cò, cánh vạc bên sông. Quên sao được quả cà chát mặn, những ngọn rau muống, rau dền cằn cỗi, quả bầu lủng lẳng treo trên giàn cha bắc vội bằng cột gỗ, cành tre. Những đêm trăng sáng trai gái làng rủ nhau ngồi cạnh bờ sông hoặc trên những triền đê hóng gió, đùa nhau tán tỉnh mấy câu chẳng có cuối, có đầu. Thế mà họ yêu nhau rồi ra đi cầm súng, để trước quân thù dám hy sinh cho thôn làng được êm  ấm, yên vui; để tiếng ru của mẹ, của bà vẫn ngàn đời mãi mãi ngân vang; để cánh cò, cánh vạc vẫn cứ lặn lội trong câu ca dao không bao giờ tắt. Đến hôm nay, Tổ quốc hoà bình, đất nước phát triển, nhân dân ấm no hạnh phúc, nhưng người lính vẫn cứ mãi xa quê, vẫn phải canh cánh nhớ về một làng quê của mình. Ở đó có con sông quê yêu dấu, nơi ấy có tràn trề kỷ niệm không thể phai mờ, có con đò xưa, có chỗ ngồi ngóng mẹ, có đàn trâu đủng đỉnh mỗi chiều buông, có các em thơ tắm mát dưới trưa hè. Hoài niệm ấy cúa ùa về bất tận, đến lắng sâu, dịu ràng, tan nát mỗi khi được nghe "Khúc hát sông quê" của Nguyễn Trọng Tạo. Chao ôi! người lính xa quê đến quá nửa đời người, nhưng mỗi khi được trở lại thăm quê, được úp mặt trên dòng sông thoả thích, được khoả mát, đắm mình dưới dòng nước xanh ngăn ngắt mới thấy hết cái tột cùng của nỗi nhớ quê da diết. Nỗi nhớ ấy được tích tụ lâu ngày rồi vỡ oà ra cùng dòng chảy của sông quê. Trên đời này không có gì bao la bằng Tổ quốc, không có gì rộng mở như lòng mẹ và dòng sông thơ ấu cũng khắc khoải nhớ mong và dạt dào như lòng mẹ, làm sao có thể quên được hỡi người ! Gian lao vất vả của ngưòi ra đi cầm súng bảo vệ quê hương, đối mặt  với hy sinh, với "chớp bể, mưa nguồn", nhưng vẫn có niềm tin chiến thắng, vẫn tràn trề hy vọng phù sa của quê hương sẽ mang về mùa màng bội thu, về những cánh đồng 5 tấn, cánh đồng của 50 triệu/ha. Dẫu cho có "nắng tháng ba, bão tháng bẩy" thì người lính vẫn nhớ về quê mẹ ở đó có sông quê, có câu hò vọng mãi bến sông.
Đất nước Việt Nam thân yêu này, làng quê nào cũng có một dòng sông, con suối chảy qua. Những kỷ niệm êm đềm còn động mãi trong lòng người xa quê. Tuổi thơ vời vợi gắn bó với dòng sông, ai đó mình trần, chân đất, quần đùi ngụp lặn giữa dòng chảy trưa hè đến cháy xám thịt da. Rồi chăn trâu, cắt cỏ lật đật quanh năm, thấm đẫm nỗi vất vả của làng quê nghèo. Quên sao được cái đói đến cồn cào, thèm một bát cơm khoai, một củ sắn lùi, một nắm ngô rang; thế đấy, đói đến nao lòng mà trong bếp vẫn lạnh tanh vì chưa có gạo thổi cơm. Vậy thì ra bờ sông ngồi hóng gió, ngóng mẹ về chợ với xâu bánh đa vừng, vài ba cây mía ở trong tưởng tưởng đã cảm thấy no rồi. Khi trận mạc đi qua, đất nước yên bình, nỗi nhớ sông quê để dành làm kỷ niệm "Sông còn nhớ chăng? nơi ta ngồi ngóng mẹ, vời vợi tuổi thơ…"
Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo tài ba đã nói giùm ta những kỷ niệm êm đềm mà da diết đó. Cái yêu thương trìu mến đến khắc nghiệt của tuổi thơ nghèo về một dòng sông quê luôn in đậm trong lòng người xa quê. Dẫu rằng các dòng sông bao giờ cũng cho những mùa màng tươi tốt, đó là tương lai, là no ấm, là bãi ngô ven sông, vườn rau mướt mắt, là "cây trồng trên bãi". Yêu quê hương làm sao chính là đây, làng quê ven sông với bờ bãi xanh tươi, nơi đó chiều chiều những cô gái gánh nước tưới rau, những chàng trai vun trồng hoa trái, là nơi hò hẹn lứa đôi khi đêm đến trăng lên, bao chuyện tình say đắm của trai gái làng quê với những yêu thương, hờn dỗi, những chuyến đò đầy sang sông, cặp bến và những người lỡ đò đêm khuya thấp thểnh tiếng gọi khàn da diết đến nao lòng làm nghiêng ngả cả vạt sông. Thế rồi bình minh lên, những tia nắng xanh tưới trên bờ bãi phù sa, chợt vụt ngang trời một con sáo sang sông, tiếng sóng vỗ bờ khắc khoải như chia sẻ nỗi buồn cô đơn của người trai làng vừa tiễn người yêu mình lên "xe hoa" qua sông kết duyên mới.
Dòng sông quê xanh đến bát ngát nghĩa tình, sông cho cá tôm, cho nước mát tưới khắp ruộng đồng để mỗi mùa thu hoạch bội thu. Ôi chao! mùi thơm của lúa mới, của rơm quê sao tha thiết thế, đến không thể nào tả nổi, cứ vời vợi, xao xuyến, nao lòng "Lúa gặt rồi, còn để lại rơm thơm". Người xa quê dẫu có cuộc sống sung túc, no đủ nơi thị thành, nhưng nhớ về dòng sông, đồng lúa, đường thôn với mùi thơm của lúa mới, của rơm thơm chắc rằng không khỏi chạnh lòng, những kỷ niệm xưa lại ùa về đến ứa nước mắt, sông ơi!
Quê hương của Nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo chắc cũng cạnh một dòng sông, nên ca khúc "Khúc hát sông quê" của ông làm lắng động bao trái tim người xa quê, giai điệu mượt mà như dòng chảy sông quê, dẫu có "chớp bể mưa ngồn" những vẫn lai láng tình người đất mẹ, quê cha. Từng nốt nhạc bay bổng ân tình, âm hưởng lan toả và ngấm đẫm vào lòng người. Ca từ rất hiện đại nhưng gần gủi quá, thân thương quá, da diết quá. "Ôi con sông quê dạt dào như tình mẹ", đến hạt phù xa cũng làm ta nuối tiếc, ngọn gió heo may sao đẹp đến vô ngần, để cho em yêu có đôi má ửng hồng "Hương vị heo may trên má em hồng". Ca từ đắt đến thế là cùng, tất cả giản dị thôn quê nhưng có giai điệu nào, lời ca nào mà không làm say đắm lòng người, nó cứ thăng hoa, cứ day rứt, cứ vời vợi, cứ man mác đến ngẩn ngơ rồi ngấm sâu đến tận đáy lòng. Nghe một lần không thể nào quên, nghe nhiều lần thành ra nỗi nhớ, thuộc lời rồi thấy bóng hình mình trong đó. Và rồi áy náy, đứng ngồi không yên nghĩ rằng đã làm được gì cho mẹ cha, đóng góp được gì cho quê hương đất nước. Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ làm lòng ta quặn đau, nhức nhối. Bài ca như lời nhắn gửi thúc giục, nhắc nhở chúng ta, ai cũng có thể quên đi nhiều thứ nhưng tình yêu quê hương đất nước thì đừng quên. Sông như nghĩa mẹ, sông như tình cha, sông như tình yêu đất nước; nghĩa mẹ rộng lớn bao la, tình cha rộng dài vô tận, đất nước ngàn đời bao dung.
Lời ca mượt mà sâu lắng của ca sỹ Anh Thơ, ca sỹ Minh Phương để cho dòng sông cứ chảy mãi, chảy hoài như lòng mẹ bao la "Một dòng xanh chảy mãi đến vô cùng". Yêu biết mấy "Khúc hát sông quê" đã cho ta một khúc tự tình, một kỷ niệm dằn lòng theo năm tháng.
                                                                   Nguyễn Văn Lai
HT: 2CA-24 Sơn Lộc, Hà Tây
                                       (Trường Sỹ quan Lục quân 1)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét