HẠNH PHÚC ĐẾN MUỘN
Ngày ấy, đơn vị học viên sĩ quan chúng
tôi đi học tập dã ngoại đóng quân trong nhà dân tại một thôn nhỏ thuộc huyện
Lương Sơn, Hòa Bình. Xóm nhỏ ấy ẩn mình sau rặng tre xanh tốt dưới chân một
triền đồi hình vòng cung giống như một con cò đang lặn lội kiếm ăn. Đồi cao,
cây tốt, tre xanh thật là một làng quê yên ả, ấm cúng, đúng là “đất lành chim
đậu” chiều chiều từng đàn cò trắng chấp chới bay về đây trú ngụ trên những ngọn
tre, tiếng kêu ồn ả, làm náo động cả dáng chiều thôn xóm. Mỗi buổi sáng tinh
mơ, khi mặt trời chưa thức giấc đàn cò đã thức dậy, nhộn nhạo rồi bay đi kiếm
ăn, từng vệt trắng vút lên không trung tản về các cánh đồng đâu đó kiếm mồi. Rồi
mỗi buổi chiều cò lại bay về thôn trú ngụ làm nên khoảng lặng xôn xao và thanh
bình của một vùng đồi núi thôn quê. Chẳng biết có phải nhiều cò về xóm làm tổ hay
không hoặc do dáng đất của xóm có hình giống như một con cò đang lặn lội kiếm
ăn mà tên xóm được đặt là “Xóm Cò” hoặc “Làng Cò”.
Xóm Cò dân cư không đông lắm, với trên
hai chục nóc nhà, tuy thế cũng đủ để đại đội học viên chúng tôi đóng quân học
tập dã ngoại. Tiểu đội 4 của tôi được phân công ở trong ngôi nhà tranh giữa
xóm, chủ nhà là một bà mẹ già, hai cô gái lớn và một đứa cháu ngoại khoảng 4
tuổi, gia đình dành cho chúng tôi toàn bộ 2 gian nhà ngoài còn ba mẹ con họ ở
gian buồng phía trong. Khi đàn cò tao tác đi kiếm ăn cũng là lúc chúng tôi tập
trung thành đội hình ra thao trường huấn luyện tập bài chiến thuật “Tiểu đội bộ
binh tiến công địch phòng ngự ở địa hình rừng núi”. Những ngày đóng quân trong
nhà dân, sau giờ học tập, huấn luyện vất vả chúng tôi được sống trong tình cảm
và không khí ấm cúng tình quân dân cá nước làm vợi bớt đi những mệt nhọc của
nắng gió thao trường. Buổi tối miền sơn cước bao giờ cũng đến xớm, mùa đông
thường lạnh hơn, khi không phải sinh hoạt, tiểu đội chúng tôi thường cùng gia
đình ngồi quây quanh bếp lửa sửi ấm, nướng khoai lang, sít xoa bóc vỏ mời nhau
ăn. Bà mẹ của hai cô gai thật là vui tính và quý mến bộ đội, bà thường dành cho
học viên chúng tôi những củ khoai, củ sắn nướng thơm lừng, khoảng cách giữa chủ
nhà và bộ đội cứ ngắn dần và thân thiết đoàn kết gắn bó. Chúng tôi chuyện trò
và biết được hoàn cảnh của gia đình, nhà có hai chị em, cô em gái thứ hai đã
học xong phổ thông cơ sở, không có điều kiện học tiếp cấp III ở nhà giúp mẹ
việc ruộng đồng nương rẫy, cô chưa có chồng. Cô chị tuổi chừng trên 30 đã có
một đứa con trai lên 4 tuổi, suốt ngày cháu chỉ thích đi theo các chú bộ đội. Không
biết chồng cô làm gì ở đâu mà những ngày đóng quân tại gia đình cúng tôi không
hề gặp. Qua tìm hiểu, được biết chị tên là Dung, đã đi bộ đội mới về phục viên
được mấy năm nay. Khi về chị mang theo một đứa con trai, chị bảo chị chưa có
chồng, nhưng đã có con, điều đó làm chúng tôi tò mò muốn nghe chị kể lại những
vui buồn gian khổ đời lính của chị. Thế rồi, chị kể: Năm đó, chị nhập ngũ vào
bộ đội hậu cần, được đi học y tá rồi chị trở thành người chiến sĩ quân y phục
vụ tại Quân y viên 175 đóng quân ở Thành phố Hồ Chí Minh. Viện Quân y 175 là
một bệnh viện lớn của Quân đội, là tuyến cuối quân y ở các tỉnh phía Nam .
Ngày ấy, Viện 175 tràn ngập thương binh từ các tỉnh biên giới Tây Nam và
chiến trường nước bạn Campuchia về điều trị. Nhiều thương binh nặng với những
vết thương cực kỳ nguy hiểm rất cần sự cứu chữa của những bác sĩ giỏi và bàn
tay chăm sóc, tình cảm thương yêu của những nữ hộ lý, y tá của bệnh viện. Chị
là một trong những người rất cần như vậy, là nữ y tá đảm nhiệm cương vị hộ lý
chị hết lòng chăm hóc thương binh, từ phụ giúp bác sĩ mổ, gây mê hồi sức đến sự
chăm lo nơi ăn, chốn ngủ, gường nằm cho thương binh, có những lúc chị phải tận
tình bón từng thìa cháo, thìa sữa cho thương binh nặng, thay băng, rửa vết
thương, ngồi làm chỗ dựa và hát cho thương binh ngủ để họ dịu bớt những cơn đau
trên thân thể không lành lặn của họ. Chị làm việc nhiệt tình, quên cả vất vả, mệt
mỏi nhằm san sẻ những nỗi đau cho các anh bộ đội bị thương. Chị dành tình
thương thật sự cho người chiến sĩ, chỉ mong sao cho các anh mau khỏi bệnh, lành
vết thương được xuất viện xớm. Đáp lại tình thương yêu chăm sóc của chị, nhiều
thương binh được điều trị khỏi vết thương, luôn cám ơn sự chăm sóc đó. Trong sự
vất vả, trách nhiệm cũng có niềm vui, niềm hành phúc nhen nhúm, nảy sinh từ
trong đau đớn. Có một anh thương binh đồng hương cùng tỉnh Hòa Bình đã tốt
nghiệp Trường Sĩ quan lục quân 1 bị thương khi chiến đấu trên đất bạn, trong
thời gian điều trị tại bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm, gần gủi, chăm sóc,
tâm sự của chị đã đem lòng yêu chị, một tình yêu thắm thiết của sự trân trọng và
biết ơn. Những lúc gần gủi chăm sóc, anh thường kể lại cho chị nghe về những kỷ
niệm đẹp từ thủa còn thơ cắp sách đến trường, chăn trâu cắt cỏ trên quê hương
Hòa Bình, làm cho chị bùi ngùi nhớ quê da diết và cũng từ lúc nào chị đem lòng
yêu anh thắm thiết mặc dù anh là thương binh nặng. Chị biết và trân trọng một
phần xương máu của anh đã gửi lại nơi chiến trường biên giới để cho quê hương
được bình yên. Như có phép mầu, đón nhận tình yêu và bàn tay chăm sóc dịu dàng
của chị, thương tật của anh hồi phục nhanh chóng. Trong một buổi tối cùng anh
đi dạo trong khuôn viên bệnh viện, hai người đã nói với nhau những lời yêu
thương tha thiết, một nụ hôn nóng hổi của người thương binh đồng hương đậu trên
môi người nữ y tá viện quân y và rồi từ đó tình yêu của họ ngày càng nồng thắm
như bao lứa đôi trai gái khác. Không cầm lòng được chị đã trao cho anh tất cả
sự trinh nguyên của người con gái. Thề là, ít lâu sau một mầm sống trong chị
đang lớn lên từng ngày, chị cảm thấy hạnh phúc đang đến rất gần với người con
gái sắp được làm vợ, làm mẹ.
Thế rồi, mặt trận biên giới phía Tây Nam
ngày càng nóng bỏng, thương binh về bệnh viện càng nhiều. Tạm ổn định thương
tật, chuẩn bị ra viện, đơn vị đưa xe về đón anh sang đất bạn tiếp tục chiến đấu
cứu dân thoát khỏi họa diệt chủng Pôn Pốt. Anh đột ngột ra mặt trận, buổi chia
tay thật vội vã, chỉ có những cái bắt tay rất chặt và đôi mắt đắm đuối nhìn
nhau như hẹn ước ngày trở về gặp lại, anh chẳng nói lên lời mà chị cũng chỉ òa
lên khóc tiễn anh mà không kịp hẹn ước với nhau được điều gì, chỉ để lại đôi
dòng địa chỉ. Anh trở lại mặt trận chiến đấu vẫn chưa kịp biết mình đã có con
với một người con gái mà mình luôn quý trọng và biết ơn. Thế là chị sẽ trở
thành mẹ mà chưa một ngày được làm vợ. Khi đứa bé chào đời cũng là lúc chị nhận
được quyết định phục viên rời quân ngũ. Trở về gia đình, chị chẳng có gì cả
ngoài tài sản quý giá nhất đó là đứa con trai ngoài giá thú, nhưng đó là niềm
an ủi, một hạnh phúc không trọn vẹn của đời người con gái. Thôi thế cũng được,
mình cũng đừng gây khó dễ cho bất kỳ ai, cũng chẳng cần tìm quê nội của con làm
gì để gia đình anh ấy khỏi bận tâm vì có một người phụ nữ bỗng dưng bế con về trả
“nhà chồng”. Dân làng quê anh sẽ đồn thổi rằng anh là con người phụ bạc, con
trai chị lại mang tiếng là đứa con vô thừa nhận - chị nghĩ như vậy.
Về quê, chị và con âm thầm sống, âm thầm
chịu đựng. Chị cùng mẹ và em gái tần tảo xớm hôm lao động trên đồng ruộng,
nương rẫy làm ra hạt lúa củ khoai, nuôi sống chính mình và xã hội. Vốn là một
nữ y tá có tay nghề vững, chị gúp dân làng chữa bệnh, nhà ai có người ốm cần
đến là chị có mặt ngay, chị không nề hà vất vả xớm khuya giúp đỡ mọi người, nên
chị luôn được dân làng trong xóm Cò quý trọng và yêu mến.
Nghe chị kể mà chúng tôi buồn với nỗi
buồn và vui với niềm vui nho nhỏ mà đầy nỗi chân chuyên của chị.
Một buổi chiều, từ ngoài thao trường về,
trên đường làng chúng tôi gặp một người đàn ông ở độ tuổi trung niên, dáng
người mảnh khảnh, mặc bộ quân phục cũ, dắt chiếc xe đạp thống nhất đang ngó
nghiêng như muốn tìm một nhà ai đó, thỉnh thoảng lại nhìn vào một tờ giấy nhỏ
như muốn tìm hiểu điều gì. Khi gặp một bà cụ già, người đàn ông lễ phép hỏi:
- Cụ cho cháu hỏi thăm, đây có phải là
xóm Cò không ạ?
- Đúng rồi, đây chính là xóm Cò! Thế chú
hỏi nhà ai?
- Dạ cháu tìm nhà cô
Dung ạ, cô Nguyễn thị Dung là bộ đội phục viên ấy mà!
- Cô Dung ý tá phải không?
- Dạ phải ạ!
- Thế thì nhà cô ấy ở phía trước đấy,
ngôi nhà tranh có hàng cau trước cửa. Chắc giờ này cô ấy đi làm về rồi đấy,
tiện đường để tôi đưa chú đến đó.
Đến ngôi nhà tranh có hàng cau trước cửa,
người đàn ông ngập ngừng dắt xe vào ngõ. Bà cụ già đứng ngoài đường gọi vào:
- Cô Dung y tá ơi! nhà có khách ra mà đón
kìa.
Rồi bà cụ tiếp tục đi làm việc của mình.
Đang ngồi nhặt rau dưới bếp, chị Dung nghe
tiếng gọi, báo có khách đến thăm, chị vội đứng dậy chạy ra ngoài, nhìn thấy
người đàn ông dắt xe đạp đã vào đến sân có khuôn mặt quen quen. Bất chợt chị
nhận ra người mà mình chờ đợi bấy nhiêu năm, nay mới xuất hiện, chị đứng xững
người, mớ rau muống trên tay chợt rơi xuống đất lúc nào mà chị không hề biết.
Đôi dòng nước mắt của chị chẩy dài mà không tài nào thốt nên lời.
Chẳng khác gì chị, người đàn ông cứ vậy
đứng nhìn chị khóc mà chẳng có lời nói và hành động gì, chiếc xe đạp không có
chỗ dựa lăn kềnh ra đất. Tự nhiên như hai luồng điện lóe sáng.
- Dung em, anh đi tìm em mãi! Đúng là em
rồi?
- Anh Tuấn, có phải anh Tuấn thương binh
không?
- Anh đây, tưởngrằng trong cuộc đời này
anh không được gặp em nữa!
- Thế anh đi đâu mà mãi đến giờ mới đến
tìm em. Vào nhà đi anh, sao cứ đứng ngoài sân thế này.
Tuấn vội vàng chạy về phía Dung như muốn
ôm người yêu vào lòng nhưng ngượng ngập, bẽn lẽn, một lúc lâu sau hai người mới
dắt tay nhau vào nhà. Thằng bé con chẳng hiểu mô tê chi cả liến láu hỏi mẹ “Nhà
mình có khách hả mẹ. Bác bộ đội này ở xa đến hả mẹ, Bác có ăn cơm nhà mình
không?”
Thế rồi, ít lâu sau, đám cưới của chị
Dung và anh Tuấn được tổ chức rất đơn giản nhưng ấm cúng. Chị theo chồng về làm
dâu nhà người tuy có đôi chút muộn màng nhưng tràn đầy hạnh phúc. Người mẹ của
đứa trẻ ấy sau những năm tháng dài âm thầm chờ đợi không hy vọng nay đã được
làm vợ.
Một mối tình của lính dẫu gặp nhiều gian
truân và vô vàn trắc trở do hoàn cảnh chiến tranh để lại nay đã được đoàn tụ.
Hạnh phúc luôn mỉm cười với ai biết trân trọng và kiên trì chờ đợi, niềm tin
người lính mãi mãi được tỏa sáng đối với những ai có tấm lòng cao thượng.
Chiến tranh có thể cướp đi nhiều thứ, có
thể cả tính mạng nhưng tình yêu thì mãi mãi không thể lấy đi.
Hạnh phúc dẫu muộn màng nhưng niềm tin
luôn chiến thắng.
Khâm phục và trân trọng trước sức chịu
đựng và niềm vui hạnh phúc của chị, tập thể Tiểu đội 4 chúng tôi làm bài thơ
tặng chị:
Chị
vẫn là y tá!
(Tặng chị Dung làng Cò)
Mới
hôm nào chị còn là y tá
Cứu
chữa bao người từ biên giới Tây Nam
Những
vết thương quằn quại cơn đau
Có
tay chị, đôi tay mền săn sóc
Hôm nay chị về làng bao khó nhọc
Chăm tỉ tảo tần nương sắn, vườn ngô
Những suy nghĩ đời tư trên nét mặt
Vẫn chẳng nhòa cái ánh mắt dịu hiền
Chúng
tôi gặp chị trong căn nhà tranh nhỏ
Khi
hành quan dã ngoại cách xa trường
Nhà
chị hẹp chặt chỗ, thiếu giường
Chị
vẫn nhường anh em tôi chỗ ngủ
Nghe tâm sự, chúng tôi trân trọng chị
Với tấm lòng ngưỡng mộ chị hôm nay
Nghe chị kể càng thấy nhiều ý nghĩa
Công việc chị làm giúp bọn lính tụi
tôi
Bà
tay chị, bàn tay người y tá
Những
sáng, những chiều vất vả với bệnh nhân
Những
chiến sĩ bị thương từ mặt trận
Nhẹ
bớt nỗi đau khi có chị đến gần
Những đêm hè ở Viện 175
Chị
thức trắng vì những ca rất nặng
Cầm
máu, gây mê, hồi sức chẳng ngại ngần
Rồi
ngủ gật bởi vì nhiều căng thẳng
Bao khó nhọc chẳng ngại ngần không nghỉ
Bởi với người chị thấu nỗi những tình thương
Trong
gian khổ chị vẫn coi thường
Với
người bệnh chị nhường cơm, tiếp máu
Nghe chị kể càng thấy đời nhiều ý
nghĩa
Những chuyện riêng tư của chị chắc còn
nhiều
Rồi thông cảm với nỗi niềm của chị
Hoàn cảnh éo le cuộc sống phủ phàng
Nay
chị về với xóm làng, đồng ruộng
Bàn
tay mền lại chăm sóc những ruộng nương
Lúa
khoán sản có chị nhiều năng xuất
Khắc
phục dần dần những thiếu thốn khó khăn
Nhưng ở chị với bàn tay chăm chỉ
Đưa cuộc đời đi tới những niềm tin
Hạnh
phúc đến bất ngờ trong âm thầm chờ đợi
Để
ngày mai tươi sáng ngàn lần.
Nguyễn Văn Lai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét